KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
- Nắm vững những kiến thức cơ bản về môi tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, tập mội.
- Hệ thống hoá những kiến thức ấy trên hai phương điện lịch sử văn học và thể loại.
A - NỘI DUNG ÔN TẬP
Phần Văn học ở Học kì I chủ yếu gồm các tác phẩm văn học Việt Nam.
Văn học nước ngoài chỉ có một tác phẩm : kịch Rô-mé-ô và Giu-li-ét (trích).
I. VĂN HỌC VIỆT NAM
1.Văn học trung đại
Các tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam được học ở Học kì I gồm hai nhóm :
nhóm thuộc thời kì trung đại và nhóm thuộc thời kì từ đầu thế kỉ XX đến
năm 1945.
a) Những tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại được học ở Học
kì I đều thuộc những giai đoạn cuối cùng của thời kì này. Vì vậy, trước hết cần kết
hợp ôn tập bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã được
học ở lớp 10:
~ Thời kì văn học trung đại Việt Nam phát triển qua mấy giai đoạn ? Những tác
gia, tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Học kì I ra đời vào những giai
đoạn nào ? Vẽ sơ đồ quá trình phát triển của văn học trung đại Việt Nam qua các
giai đoạn lịch sử và ghi tên các tác giả, tác phẩm nói trên vào đúng vị trí của chúng
trong sơ đồ.
— Văn học trung đại Việt Nam trong hai giai đoạn cuối cùng (thứ ba, thứ tư)
có những đặc điểm gì ? Thành phần chữ Hán, thành phần chữ Nôm phát triển ra
sao ? Sự vận động mạnh mẽ của văn học theo hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá
trong văn học trung đại thể hiện cụ thể như thế nào ? Dẫn ra và phân tích những
tác phẩm trong chương trình ở Học kì I để minh hoạ.
b) Những tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình Học kì I thuộc nhiều
thể loại khác nhau : thất ngôn bát cú, thơ cổ thể, truyện Nôm, kí, chiếu, văn tế, thơ
hát nói, kịch bản tuồng.
— Khi ôn tập, cần đọc lại các phần Trị hức đọc - hiểu để nắm chắc đặc điểm
của các thể loại văn trên và ứng dụng vào việc phân tích, đánh giá các tác phẩm
thuộc thể loại văn tương ứng.
— Ôn tập phải toàn diện, nhưng trước hết phải nắm được điều cốt yếu. Mỗi tác
phẩm trong chương trình đều có đặc sắc riêng về nội dung và hình thức. Khi ôn
tập, cần nắm được những đặc sắc cơ bản nhất của mỗi tác phẩm.
+ Nguyên Đình Chiểu, Truyện Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,
Chạy giặc. Điều đặc sắc ở Nguyễn Đình Chiểu là nhiệt tình đấu tranh cho đạo đức.
Tỉnh thần vì dân, thương dân là cơ sở đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu, vì thế đạo
đức trở thành tình cảm yêu ghét phân minh, dứt khoát. Văn thơ Nguyễn Đình
Chiểu bao giờ cũng chân thật, chất phác, bộc trực, rất Nam Bộ. Văn tế nghĩa sĩ
Cần Giuộc là một kiệt tác xuất hiện đột ngột trong đời sống văn học Việt Nam
cuối thời trung đại với hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ lần đầu tiên được
khác hoạ đẹp một cách hùng tráng, lẫm liệt ngay trong cái vẻ chất phác và lam lũ
rất hiện thực của người nông dân.
+ Tự tình (bài ID của Hồ Xuân Hương, Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá
Quát, Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. Qua ba bài thơ này, các tác giả
mỗi người theo cách riêng, đều công khai khẳng định cá tính độc đáo của mình.
Văn thơ của họ thể hiện sự bức bối của lịch sử muốn tung phá cái khuôn khổ chật
hẹp, tù túng và giả dối của chế độ phong kiến trong thời kì suy thoái.
+ Câu cá mùa thu, Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến, Thương vợ của Tú
Xương, Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh là những bài thơ trữ
tình viết về tình bạn, tình gia đình và tình cảm đối với thiên nhiên, còn Tiến sĩ giấy
của Nguyễn Khuyến và Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương là những bài thơ trào
phúng. Tuy đề tài, bút pháp, giọng điệu khác nhau, nhưng tất cả đều thể hiện lòng
yêu nước và đạo lí làm người của những nhà nho chân chính.
+ Các bài kí. Kí xuất hiện và nở rộ trên cơ sở tình hình xã hội có nhiều biến
động và ý thức cá nhân đã khá phát triển ở người cầm bút. Nét đặc sắc đáng chú ý
của kí : sự xuất hiện cái fôi cá nhân của người viết và sự sử dụng bút pháp tả thực.
+ Kịch bản tuồng Sơn Hậu. Phân tích tư tưởng trung hiếu qua hình tượng hai
mẹ con Đổng Mẫu. Đọc Trị hức đọc - hiểu về nghệ thuật tuồng và vận dụng phân
tích đoạn trích Đổng Mẫu trong vở tuồng.
Rồi hắn nhấc cả con gà ra thớt. Bắt đầu chặt lấy cái sở”, sau mới chặt đến miếng
phao câu. Thình lình thấy hắn đứng lên ngoảnh mặt vào phía mấy ông đần anh :
— Thưa trình các cụ, hôm nay sỏ gà pha mấy ?
Một ông trong bọn nhìn qua vào đám nhiều tuổi, hình như để đếm đầu người,
rồi đáp :
— Ở đây chỉ có năm cụ và bốn ông đàn anh. Vậy thì sỏ gà pha năm, phao gà pha bốn.
Hắn lại ngồi xuống chỗ cũ. Trước hết hắn ghè dao vào giữa hai miếng mỏ gà, để cắt
cái sỏ ra làm hai mảnh. Rồi hắn úp cả đôi mảnh xuống thớt, chặt mảnh mỏ dưới làm đôi
và mảnh mỏ trên làm ba.
Tôi không biết những miếng thịt này có đều nhau không, chỉ thấy tất cả năm miếng,
miếng nào cũng có dính một tí mỏ.
Tiếp đến cuộc pha phao câu. Công việc tuy không lấy gì làm khó, nhưng hắn làm
cũng vẫn có vẻ khác người. Bốn miếng phao gà, miếng nào cũng có đầu bầu, đầu nhọn,
chẳng khác một cái chũm cau? chẻ tư,
Sỏ gà bày vào một đĩa, phao gà bày vào một đĩa. Hắn lại cắt lấy hai chiếc cánh gà,
chặt luôn làm hơn mười miếng và bày với đôi chân gà làm một đĩa nữa.
Bây giờ thì đến mình gà. Hắn lách lưỡi dao vào sườn con gà, cắt riêng hai cái tỏi gà”)
bỏ ra góc mâm. Rồi, lật ngửa con gà lên thớt, hắn ướm dao vào giữa xương sống và giơ
dao chém luôn hai nhát theo chiều dài cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh. Mỗi
mảnh đều có một nửa xương sống. Một tay giữ thỏi thịt gà, một tay cầm con dao phay,
hắn băm lia lịa như không chú ý gì hết. Nhưng mà hình như tay hắn đã có cỡ! sắn, cho
nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp. Mười nhát như
một, nó chỉ lên khỏi mặt thớt độ một gang, và cách cái ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng
dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng mõ của phường chèo, không lúc
nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng
nào như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau mảy may.
Trông những miếng thịt của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao ! Không dập,
không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà
thổi, có thể bay được mười thước.
(1) Sở : thủ, đầu.
(2) Chữm cau : núm hình chóp (chữm) trên đầu trái cau. Cái chữm cau : phần chũm cau được cắt
TỜI ra.
(3) Tởi gà : đùi gà chặt ra (giống hình củ tỏi).
(4) Cỡ : khoảng cách dùng làm chuẩn.
(5) Phường chèo : nhóm người cùng làm nghề hát chèo thời trước.
J0)
Băm xong con gà, hắn móc túi lấy một nắm tăm. Mỗi miếng thịt gà, hắn xâu cho
một cái tăm vào giữa. Rồi hắn cắm vào mâm xôi. Cứ mỗi tảng xôi là bốn xâu thịt. Thịt
vừa hết, xôi cũng kháp. Té ra cái mình con gà, hắn đã băm được 92 miếng.
4. Lăng Vân cười hỏi tôi :
— Anh đã chịu nghề băm thịt gà của ông Mới làng tôi chưa ? Nhà hắn ba đời làm cái
nghề ấy, thì mới thạo được như thế. Người khác dễ ai làm nổi !
Tôi chịu lắm. Và tôi muốn dâng cho ông Mới ấy cái chức nghệ sĩ.
(Theo Wgô Tất Tố tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
1. Việc Ngô Tất Tố xem "băm thịt gà" là một "nghệ thuật", và người "băm thịt gà" là
"nghệ sĩ" gợi cho người đọc những suy nghĩ gì ? (Gợi ý : Việc "băm thịt gà" rất "nghệ
thuật" được miêu tả ở đây là thanh cao hay dung tục ? Vì sao ?...).
2. Thuật lại trình tự và nhận xét việc "băm thịt gà" của ông Mới (ở đoạn 3).
Giả sử bỏ đi các phần 1, 2, 4, chỉ giữ lại phần 3, đoạn trực tiếp thuật, tả việc "băm thịt
gà” thì thiên phóng sự này sẽ mất đi những gì ?
3. Cách quan sát, miêu tả của tác giả rất tỉ mỉ. Hãy chứng minh và chỉ ra tác dụng của
cách quan sát, miêu tả này.
Tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của Ngô Tất Tố trong bài
phóng sự này. (Gợi ý : Việc đan xen tả, kể với những mẩu đối thoại ở đây có ý
nghĩa gì ? Các chi tiết nghệ thuật miêu tả động tác, âm thanh có gì đặc sắc ? Thủ
pháp liệt kê, dùng nhiều câu miêu tả phủ định, biện pháp gây tò mò, chờ đợi,... có
tác dụng, hiệu quả như thế nào ?).
4. Không khí chung của cảnh chuẩn bị chè chén, chia chác, toàn bộ công việc "băm thịt
gà" đều được ghi chép, miêu tả, trần thuật theo cái nhìn của nhân vật "tôi". Điều này
tạo được hiệu quả gì ? Tác phẩm có ý nghĩa phê phán hủ tục trong xã hội thuộc địa nửa
phong kiến như thế nào ?
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Phóng sự văn học
Phóng sự là thể loại văn học mới xuất hiện trên cơ sở phát triển của báo chí hiện đại.
Có hai loại phóng sự : phóng sự báo chí và phóng sự văn học. Ranh giới giữa hai loại này
không phải lúc nào cũng rõ ràng bởi cả hai đều coi trọng thông tin và độ tin cậy của những thông
tin ấy. (Vì vậy, người viết phóng sự thường dùng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra,
phỏng vấn, ghi chép tại chỗ,...).
Tuy vậy, phóng sự văn học, bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu về mặt thông tin, còn phải
coi trọng những yêu cầu về mặt thẩm mĩ. Dấu ấn phong cách cá nhân của người viết, việc hướng
người đọc vào thế giới bên trong của nhân vật, việc sử dụng các phương tiện biểu đạt của văn học
(kĩ thuật trần thuật, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh cảm xúc,...) đã làm cho phóng sự đáp
ứng được yêu cầu thẩm nĩ và trở thành những tác phẩm văn học.
Trong văn học Việt Nam (giai đoạn 1930 - 1945), Tôi kéo xe (Tam Lang), Cơm thầy cơm cô
(Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tối,... là những phóng sự văn học có giá trị.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn