Ôn tập văn học trung đại Việt Nam | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Nam lại những kiến thức cơ ban nhất về một số tác gia và
tác phẩm văn học trung đại trong sách giáo khoa
Ngữ van 11 Nâng cao.

Hệ thống hoá những kiến thức dy trên hai bình diện lich sử
văn học và thể loại.

I - NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG

Để ôn tập văn học trung đại, cần chú ý một số vấn đề dưới đây.
1. Về tác phẩm
a) Thể loại trong văn học trung đại chỉ phối người cầm bút một cách nghiêm
nhặt về cấu trúc văn bản, cách thức diễn đạt, nội dung phản ánh.... Bởi vậy,
muốn hiểu tác phẩm văn học trung đại một cách sâu sắc, thấy được sự tinh tế va
dung công của tác giả, phải nắm chắc đặc điểm thé loại tác phẩm. Điều này đã
được trình bày trong các phần Tri thitc đọc - hiểu.
b) Văn học trung đại có lối diễn đạt riêng
— Tác giả thường hay dùng các điển lấy từ sử sách cổ Trung Hoa, Ấn Độ và
Việt Nam. Chang hạn các câu "Ghét đời Kiét, Trụ mê dam..., Ghét đời U, Lé đa đoan..."
(Truyện Lục Vân Tiên) ; "Buổi đương cứu cùng nhau hoạn nạn" (Khóc Dương
Khué),... Nếu không biết Kiệt, Trụ, U, Lệ là ai, bản chất của những người ấy ra
sao..., hoặc chưa nắm được nghĩa chữ đương cứu là gì thì ta không hiểu Nguyễn
Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến nói gì. Đó là chưa kể các từ Hán Việt, từ cổ, từ
khó,... trong văn bản. Để giải quyết những vướng mắc trên, cần đọc kĩ các chú thích.
— Văn chương trung đại, đặc biệt là thơ ca, các tác gia thường diễn đạt dưới hình
thức ước lệ, tượng trung,... Nếu chưa hiểu cách diễn đạt mang tính đặc trưng trung
đại kiểu đó, ta sẽ khó biết nội dung đích thực của tác phẩm. Cho nên, cần đọc kĩ
những gợi ý trong phần Hướng dân học bài.
2. Về tác giả
Cần nắm vững phần trình bày về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của từng
tác giả để trên cơ sở ấy, lí giải hiện tượng sáng tác và đặc biệt là đánh giá những
đóng góp của họ.

Il - NỘI DUNG CỤ THỂ

1. Về nội dung
a) Các tác phẩm văn học trung đại đã học phan ánh chân that diện mao con
người Việt Nam giai đoạn thé ki XVIII, đặc biệt là nửa cuối thé ki XIX.
Trước hết, đó là những người yêu nước thương nòi, dám đứng lên đấu tranh
giải phóng dân tộc dù có hi sinh nhưng tấm lòng son vẫn vằng vặc như trăng rằm
(Văn tế nghĩa sĩ Can Giuộc).
Long yêu nước của người dân Việt Nam được thể hiện ở nhiều sắc độ khác nhau :
đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan (Chạy giặc), biết yêu lẽ phải và hi sinh để bảo
vệ công lí (Sơn Hậu), yêu những người một lòng vì dân, ghét những kẻ gây đau khổ
cho dân (Truyện Luc Vân Tiên), phê phán những cái nhố nhang do chế độ thuộc địa
nửa phong kiến lôi thời gây ra (Tién sĩ giấy, Vịnh khoa thi Huong), biết lo cho sơn
hà xã tắc bằng tâm huyết điều trần (Xin lập khoa luật), hoặc thu phục hiền tài dem
sức minh ra để giúp triều đại chính nghĩa (Chiếu cầu hiển)....
Trân trọng và xót thương khi ban bè qua đời (Khác Dương Khué), thương
người vợ một đời lam lũ vì chồng con (Thương vợ), biết lẽ phải trái (Cha tdi), sống
thanh bạch không bị lợi danh cám đỗ (Vào phu chúa Trịnh), nói thang tình cảm va
khát vọng của minh (Tự tinh — bài II), sống thực lòng (Bài ca ngất ngưởng), biết
chọn con đường mình phải đi (Bài ca ngắn đi trên bdi cái) và thưởng thức cảnh
đẹp thiên nhiên đất nước (Cau cá mùa thu, Bài ca phong cảnh Hương Sơn),... là
những đức tính của người Việt Nam.
Nội dung trên giúp ta thấy rõ con người và bản tính Việt Nam.
b) Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Khuyến là hai tác giả tiêu biểu cho giai
đoạn nửa cuối thế ki XIX. Mỗi người tuy tuổi tác khác nhau, hoàn cảnh sống
khác nhau, nhưng giống nhau ở lòng yêu nước. Nguyễn Đình Chiểu thì trực diện
đương đầu với thực dân Pháp cùng bọn tay sai ngay những ngày đầu kháng
chiến. Ông viết nhiều thể loại với nội dung theo đúng tuyên ngôn về quan điểm
sáng tác của mình. Còn Nguyễn Khuyến thì mang một nỗi niềm u hoài trước sự
đổi thay của thời cuộc, gửi lòng mình vào dòng thơ tâm sự, vào những bức phác
thảo cảnh làng quê và trào lộng thói đời đen bạc, trào lộng sự bất lực, sự vô dụng
của mình đối với đất nước,... Văn thơ Nguyễn Khuyến thâm trầm và nước mắt
trào ra trong tiếng cười.
2. Về thể loại
a) Văn xuôi tự sự. Ở lớp 10 chúng ta đã học truyện truyền kì Chuyện chức
phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, nay học thêm thể kí với đoạn trích Vào phu
chúa Trịnh của Lê Hữu Trac và bài đọc thêm Cha téi của Đặng Huy Trứ.
Kí khác truyện ở chỗ, kí thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân người cầm bút, kí
trung đại không hư cấu và chỉ viết về những việc xảy ra đối với bản thân. Những
điều đó được thể hiện trong các đoạn trích.
b) Thơ lục bát. Do đặc điểm riêng, thơ lục bát được dùng để sáng tác truyện
Nôm. Truyện Nôm là loại hình văn học đặc sắc, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của
người Việt Nam. Trước đây, chúng ta đã học truyện thơ Đoạn trường tân thanh
(thường gọi là Truyện Kiểu) của Nguyễn Du, Phạm Tải — Ngọc Hoa (khuyết
danh), nay học thêm bài Lé ghét thương trích từ Truyện Lục Ván Tiên của Nguyễn
Đình Chiểu.
c) Thơ song thất lục bát. Thể loại này cũng là một sáng tạo độc đáo của
dân tộc ta. Thể thơ này đắc dụng cho loại hình ngâm, than, vãn,... như bài
Khóc Dương Khué của Nguyễn Khuyến.
d) Tho hát nói. Day là một loại hình thơ độc đáo thé hiện sự sáng tạo của Việt
Nam, phản ánh bước phát triển mới của thơ ca dân tộc và sự tài hoa của người sáng
tác. Người có công trong việc đưa thơ hát nói lên đỉnh cao là Nguyễn Công Trứ.
Chúng ta đã học hai bài thơ hat nói là Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
và Bài ca phong cảnh Huong Sơn của Chu Mạnh Trinh. Nhờ tính tương đối tự do
trong gieo vần, ngắt nhịp, trong số lượng tiếng của mỗi dòng,... thơ hát nói biểu
hiện được sự phóng khoáng, nét tài hoa, thậm chí sự "ngất ngưởng” của người
cầm bút.
đ) Thơ Đường ludt. Nhiều tác phẩm viết theo thể Đường luật đã được học ở lớp 10.
Nay học thêm một số bài như Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu, Ty tinh (bài II)
của Hồ Xuân Hương, Cdu cá mùa thu và Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến,
Thương vợ và Vịnh khoa thi Hương của Tran Tế Xương. Thơ Đường luật có nguồn
gốc từ Trung Hoa, nhưng được Việt hoá từ thế ki XIII. Môi bài dù bị câu thúc bởi
niêm luật rất chặt chẽ, song do tính hàm súc, thơ Đường luật có sức biểu cảm
mạnh mẽ và đã trở thành một thể thơ dường như của người Việt, được người Việt
sử dụng rộng rãi.
e) Ca, hành. Bắt nguồn từ Trung Hoa, ca, hành được người Việt dùng để sáng
tác ngay từ thế ki X đến thế kỉ XIV. Do tính chất không bị gò bó vào vần luật, thể
ca, hành diễn đạt được những nội dung phóng khoáng, tự do mà Bài ca ngắn đi
trên bấi cát của Cao Bá Quát là một ví du.
Chiếu. Chiếu thuộc văn học chức nang hành chính do vua ban xuống cho bề
tôi thi hành. Chiếu cũng có khi gọi là cáo, ménh,... Cùng loại với chiếu nhưng do
bề tôi viết để dâng lên vua thì gọi là biểu, tấu, sớ, điều trần,... Doan trích Xin lập
khoa luật của Nguyễn Trường Tộ thuộc văn điều trần. Đặc điểm của văn điều trần
là cách lập luận, những luận chứng và luận cứ để thuyết phục người nghe, người
đọc. Đặc biệt, điều trần do bề dưới dâng lên vua, nên nghệ thuật thuyết phục càng
đòi hỏi lời lẽ mềm mỏng mà sắc bén, nhẹ nhàng mà buộc chặt. Đặc điểm này được
Nguyễn Trường Tộ thể hiện rõ trong đoạn trích.
h) Văn té. Thuộc loại hình van học chức năng lễ nghi, văn tế dùng để thực
hành một nghi lễ mang tính chất tín ngưỡng : cúng người đã khuất. Đặc biệt, văn
tế những anh hùng nghĩa sĩ ngã xuống vì cuộc đấu tranh bảo vệ non sông đất nước
thi lời lẽ day chất bi trắng với sự tri ân của toàn dân. Bài Văn té nghĩa sĩ Can
Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện được đặc điểm nói trên.
i) Kịch bản tuong. Tuồng là loại hình văn học độc đáo và sáng tạo của dan tộc
ta. Chất bi hùng và kết thúc có hau là đặc điểm nổi bật của tuồng. Đoạn trích Déng
Mẫu trong tuồng Sơn Hậu thể hiện được phần nào đặc trưng đó.

III - PHƯƠNG PHAP ÔN TẬP

1. Mỗi học sinh chuẩn bị nội dung ôn tập, viết thành dé cương từng vấn dé để
trình bày trên lớp hoặc trong tổ, nhóm.
2. Mỗi tổ cử người trình bay từng vấn đề theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Có thể nêu những câu hỏi như sau :
a) Văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Negif văn I] Nàng cao,
tập một gồm những bài nào ? Hãy sắp xếp chúng theo trình tự thời gian.
b) Đặc điểm của từng thể loại thuộc văn học trung đại.
c) Nội dung chủ yếu của văn học trung đại Việt Nam.
d) Sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm văn học của Nguyễn Đình Chiểu
và Nguyễn Khuyến qua các bài đã học.  

Tin tức mới


Đánh giá

Ôn tập văn học trung đại Việt Nam | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.