Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được hoàn cảnh lich sử va những đặc điểm co bản
của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng
tháng Tam 1945.

Nhận thức được sự khác nhau của hai bộ phận văn học
hợp pháp và bất hợp pháp! ' về đột ngũ nha văn, hoàn
cảnh sáng tác, tính chất, vị trí và những đóng góp đốt với
lich sử văn học dân tộc về tu tưởng và nghệ thuật.

Hiểu được trên nét lớn thành tựu của văn học thời kì từ
đâu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
tuy chỉ diễn ra không đầy nửa thế kỉ, nhưng có vị trí rất quan trọng trong tiến trình
phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Ở thời kì này, xã hội Việt Nam có nhiều
thay đối lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người. Mặt
khác, nền văn hoá và tâm hồn người Việt, đến lúc đó có điều kiện vượt được ra
ngoài giới hạn của khu vực ảnh hưởng văn hoá, văn học cổ Trung Hoa để tiếp xúc
với thế giới hiện đại.
Những điều ấy giải thích các đặc điểm và thành tựu mới của thời kì văn
học này.

I - ĐẶC ĐIỂM CƠ BAN CUA VĂN HOC VIỆT NAM TỪĐẦU THẾ KỈ XX
ĐẾN CÁCH MANG THÁNG TÁM 1945

1. Nền văn học được hiện đại hoá
Năm 1858, giặc Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Từ đó đến hết thế ki XIX, bọn thực dân chủ yếu hoạt động về quân sự. Đến đầu
(1) Văn học hợp pháp và bất hợp pháp : còn gọi là văn học công khai và không công khai.
thế ki XX chúng mới thực sự tiến hành khai thác thuộc địa về mặt kinh tế. Sau hai
cuộc khai thác lần thứ nhất và lần thứ hai (trước và sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, 1914 - 1918), cơ cấu xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc.
Từ Nam chí Bac, nhiều đô thi, thị trấn mọc lên như những trung tâm kinh tế,
văn hoá, hành chính của xã hội thực dân. Ở đấy, ra đời nhiều tầng lớp xã hội mới :
tư sản, tiểu tư sản (viên chức, học sinh, những người buôn bán hay sản xuất nhỏ,...),
công nhân, dân nghèo thành thị,... Những tầng lớp này có nhu cầu van hoá, thẩm
mĩ mới. Họ tạo thành một công chúng văn học ngày càng đông đảo và đòi hỏi một
thứ văn chương mới.
Nhân vật trung tâm trong đời sống van hoá thời kì từ đầu thé ki XX đến năm
1945 là tầng lớp trí thức Tây học (phần lớn là tiểu tư sản). Chủ yếu thông qua tầng
lớp này, ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng, văn hoá, văn học của thế giới hiện
đại ngày càng thấm sâu vào ý thức người làm văn, đọc sách.
Trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hoá tất dẫn đến những hoạt động kinh
doanh văn hoá. Vì thế, nghề in, nghề xuất bản, nghề làm báo theo kĩ thuật hiện đại
phát triển khá mạnh. Viết văn cũng trở thành một nghề kiếm sống tuy rất chật vật.
Nhà văn và công chúng có quan hệ gắn bó hơn. Phê bình văn học ra đời và phát
triển trên báo chí. Các quan điểm, các thị hiếu có điều kiện cọ xát với nhau. Đời
sống văn học trở nên sôi nổi hơn, khẩn trương hơn.
Tất cả những điều kiện kể trên giải thích vì sao nên văn học Việt Nam phải
nhanh chóng hiện đại hoá. Day là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của lịch sử văn
học dân tộc ta trong thời đại mới.
Ở đây khái niệm hiện đại hoá được hiểu theo nghĩa : văn học thời kì này
thoát ra khỏi thi pháp văn học trung đại) và đổi mới theo hình thức văn học
phương Tây.
Quá trình hiện đại hoá từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, về
đại thể, điễn ra qua ba giai đoạn :
a) Giai đoạn thứ nhất (từ đầu thế kỉ đến khoảng năm 1920) có thể xem là
giai đoạn chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho công cuộc hiện đại hoá :
chữ quốc ngữ được phổ biến ngày càng rộng rãi ; báo chí, dịch thuật phát triển
(1) Thi pháp văn học trung đại : hệ thống các hình thức thể loại chặt chẽ, ngôn từ nhiều điển cố
và biểu tượng ước lệ, lối sáng tác sùng cổ, coi trọng chức năng giáo hoá, ít chú trọng yếu tố
cá nhân.
giúp câu văn xuôi quốc ngữ trưởng thành nhanh chóng. Tuy nhiên, thành tựu
hiện đại hoá trong sáng tác chỉ mới giới hạn ở một số truyện kí của mấy cây bút
Nam Bộ, nghệ thuật còn nhiều hạn chế. Nền văn học đất nước, trong dong chủ
lưu, vẫn là thơ văn của các chí sĩ cách mạng. Ở các nhà Hán học này, tư tưởng
chính tri, xã hội tuy đã đổi mới, nhưng quan điểm và tình cảm thẩm mi, thể hiện
qua sáng tác nghệ thuật, van không khác bao nhiêu so với các cây bút của thế ki XIX.
b) Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 đến năm 1930) : Quá trình hiện đại
hoá của văn học đã đạt được một số thành tựu vang dội : tiểu thuyết Hồ Biểu
Chánh, Hoàng Ngọc Phách ; truyện ngắn Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học,... ; thơ
Tan Đà ; kịch của Vũ Đình Long, Vi Huyền Dac, Nam Xuong,... Tuy nhiên,
những yếu tố của văn học cổ vẫn còn tồn tại phổ biến ở mọi thể loại từ nội dung
đến hình thức. Vì thế, người ta thường gọi giai đoạn thứ hai này là giai đoạn quá
độ (còn gọi là giai đoạn giao thời).
Song song với quá trình hiện đại hoá của văn học trong nước, phải kể đến
những truyện kí rất hiện đại của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp cũng ra đời
vào những nam hai mươi tại Pa-ri.
c) Giai đoạn thứ ba (từ khoảng năm 1930 đến năm 1945) : Công cuộc hiện dai
hoá được nâng lên một chất lượng mới với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi
thể loại, đặc biệt là về tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ. Hai thể loại mới là phóng sự
và phê bình văn học cũng chính thức ra đời với nhiều cây bút tài năng.
Có thể khẳng định nền văn học Việt Nam đến giai đoạn thứ ba này đã thực sự
trở thành hiện đại.
2. Nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ
Văn học nước ta thời phong kiến từng có lúc phát triển mạnh với những thành
tựu rực rỡ và những tên tuổi đáng tự hào như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến,
Tú Xương,... Nhưng bước vào thế kỉ XX, nhờ những điều kiện văn hoá, lịch sử
mới, nhịp độ phát triển của nó càng khẩn trương hơn.
Nhịp độ phát triển nói ở đây bao gồm nhiều nghĩa : nhịp độ phát triển về số
lượng, nhịp độ cách tân, nhịp độ trưởng thành, nhịp độ kết tinh ở những cây bút có
tài năng. Chính vì thế, trong Nha văn hiện đại, Vũ Ngoc Phan đã khẳng định : "Ở
nước ta, một năm đã có thể kể như ba mươi năm của người".
Vì sao văn học thời kì này lại có tốc độ phát triển khác thường như thế ?
Một mặt phải nói đến sự thúc bách của yêu cầu thời đại. Nhưng điều quyết
định phải thấy là ở bản thân tiềm lực chủ quan của nền văn học dan tộc. Dân tộc
ta có một sức sống mãnh liệt mà hạt nhân là lòng yêu nước, tĩnh thần dân tộc.
Tiếng Việt và văn chương Việt là một phương diện biểu hiện của sức sống ấy.
Điều đó giải thích vì sao ách thống trị kéo đài của phong kiến Trung Quốc hàng
nghìn năm, của thực dân Pháp hàng trăm năm và nhiều cuộc chiến tranh xâm lược
đã không huỷ diệt được dân tộc ta, tiếng nói và văn chương của chúng ta. Giờ đây,
những cuộc vận động cách mạng liên tục, rộng khap trên tinh thần dân chủ từ đầu
thế kỉ XX, đặc biệt là từ năm 1930 đến năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, đã truyền thêm sức mạnh cho nó. Những cuộc cách tân văn học sâu sắc đã mở
đường cho nhiều tài năng. Ngoài ra, phải kể đến vai trò của tâng lớp trí thức Tây
học. Do bản chất xã hội, do ảnh hưởng văn hoá phương Tây, họ đã thức tỉnh về ý
thức cá nhân, vì thế khao khát xây dựng một sự nghiệp để khẳng định sự tồn tại có ý
nghĩa của cá nhân mình trong đời sống. Mặt khác, xuất phát từ tinh thần yêu nước,
các trí thức Tây học cũng muốn đóng góp một cái gì thật sự cho đất nước băng tài trí
của mình. Đóng góp ấy, trong điều kiện lịch sử và khả năng của họ, không gì hơn là
hoạt động văn hoá, văn học. Ta hiểu vì sao nhiều người trong tầng lớp này đã lao
vào nghề văn như tìm thấy ở đấy lẽ sống và cơ hội để tỏ bày tấm lòng thuỷ chung
của mình với đất nước, tổ tiên. Bao nhiêu tâm huyết họ gửi cả vào tiếng Việt. "Họ
yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế ki đã chia sẻ vui buồn với cha ông". Họ
coi đấy "là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua”, và đến lượt họ, họ cũng
muốn gửi hồn mình vào day",
Với nhiệt tình ấy, họ đã đóng góp phần quan trọng đẩy mạnh tốc độ phát triển
của văn học thời kì này. Ngoài ra còn phải kể đến lí do : ở thời kì 1900 - 1945, văn
chương đã trở thành một thứ hang hoá và viết van đã trở thành một nghề kiếm
sống. Đó là những nhân tố có tác dụng kích thích người viết văn, làm báo.
3. Sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng văn học
Nhìn chung, ở thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, giới văn
học có ý thức tự giác cao về trách nhiệm người cầm bút, về quan điểm nghệ thuật
và khuynh hướng thẩm mĩ của mình. Sự ra đời của phê bình văn học với nhiều cây
bút chuyên nghiệp (Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hải Triều, Vũ Ngọc
Phan,...) đã thể hiện rõ sự phát triển ý thức đó.
(1) Ý kiến của Hoài Thanh trong bài Một thời đại trong thi ca (Thi nhân Việt Nam).
Sự khác nhau về quan điểm nghệ thuật và khuynh hướng thẩm mi dan đến sự
phân hoá thành nhiều xu hướng trong nội bộ nền văn học.
Tuy nhiên, trong hoàn cảnh chế độ thuộc địa, khi mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội đều chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc đấu tranh dân tộc quyết liệt
kéo dài suốt tam mươi năm, sự phân hoá của nền van học trước hết phải được xem
xét ở mặt chính tri, nghĩa là phải căn cứ ở thái độ chính trị đối với chủ nghĩa thực
dân (trực tiếp hay không trực tiếp chống thực dân Pháp) và ở quan niệm về mối
quan hệ giữa văn học và chính trị của người cầm bút. Dựa trên cơ sở này, người ta
nhận thấy văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 về
đại thể đã hình thành hai bộ phận khác nhau.
a) Bộ phận văn học phát triển hợp pháp : Bộ phận này gồm những sáng tác
được đăng tải và xuất bản công khai không bị thực dân Pháp cấm đoán. Tuy có tính
dân tộc và chứa đựng những yếu tố tư tưởng lành mạnh, tiến bộ nhưng nó không có
được ý thức cách mạng và tinh than chống đối trực tiếp chế độ thực dân. Bộ phan
này có điều kiện đầu tư công sức vào nghệ thuật. Nó có những đóng góp mang ý
nghia quyết định đối với quá trình hiện đại hoá nền van học trong thời ki này.
Do sự khác biệt về khuynh hướng nghệ thuật, bộ phận văn học phát triển công
khai, hợp pháp tự bản thân nó cũng có sự phân hoá phức tạp, trong đó nổi lên hai
xu hướng chính : xu hướng lãng mạn chủ nghĩa và xu hướng hiện thực chủ nghĩa.
Xu hướng lãng mạn chủ nghĩa thể hiện trực tiếp và sâu sắc cái rói trữ tinh tràn
đầy cảm xúc, đồng thời phát huy cao độ trí tưởng tượng để diễn tả những khát vọng,
ước mơ. Nhìn chung, các tác giả đề cập đến những quan hệ riêng tư, đến số phận cá
nhân với thái độ bất hoà và bất lực trước môi trường xã hội tầm thường, giả dối, tù
túng dưới ách thực dân. Thể loại thích hợp nhất với chủ nghĩa lãng mạn là thơ trữ
tình và các thể loại văn xuôi trữ tình.
Xu hướng hiện thực chủ nghĩa chú trọng dién ta và phân tích, lí giải một cách
chân thực, chính xác quá trình khách quan của hiện thực xã hội thông qua những
hình tượng điển hình. Các nhà văn hiện thực thường đi vào những đề tài xã hội với
thái độ phê phán trên tỉnh thần dân chủ và nhân đạo. Thể loại thích hợp với chủ
nghĩa hiện thực là tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự.
Cần chú ý, các xu hướng văn học nói trên luôn luôn ở trong quá trình diễn
biến, đổi thay. Chúng tuy có mặt đối lập, thậm chí đôi khi xung đột gay gắt
nữa, nhưng không hề biệt lập, trái lại, thường tác động qua lại, có khi chuyển
hoá lân nhau.
b) Bộ phan văn học phát triển bất hop pháp (thơ văn cách mạng bí mật, đặc
biệt mang thơ ca trong tù) và mưa hợp pháp (văn tho Đông Kinh nghĩa thục, văn
thơ cách mang vô sản thời kì Mặt trận Dan chủ Đông Dương 1936 - 1939,...) là
sản phẩm của những nhà văn — chiến sĩ. Những người cầm bút này coi thơ văn
trước hết là vũ khí chiến đấu, là phương tiện tuyên truyền vận động cách mạng.
Quan niệm này được thể hiện nhất quán từ Phan Bội Châu :
Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cẩm quyền trông gió cũng gai ghê.
(Văn tế Phan Châu Trình)
đến Hồ Chí Minh :
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
(Cam tưởng đọc “Thiên gia thí”)
hinh-anh-khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-dau-the-ki-xx-den-cach-mang-thang-tam-1945-4586-0


Những sáng tác thuộc bộ được một hình tượng
cao đẹp : người chiến sĩ — nhân vật tiên
tiến của thời đại — đứng ở mũi
nhọn nóng bỏng của cuộc đấu
tranh yêu nước và cách mạng.
Có thể phác hoạ những nét
chính của hình tượng trung tâm
này : căm thù sôi sục bọn cướp
nước và bán nước, yêu thương
vô hạn Tổ quốc và nhân dân,
ngay cả khi bi tù day van hiên
ngang bất khuất - "Những kẻ vá
trời khi lỡ bước - Gian nan chi
kể việc con con" (Đáp đá ở
Côn Lôn — Phan Châu Trinh).
Trong văn học cách mạng vô Hình em bé khoẻ mạnh trong tu thế mang quả địa cầu màu
, Su ; đỏ trên vai là biểu tượng chung cho nhiều sản, ngoài những nét trên, ta sách giáo khoa do Đông Kinh nghĩa thục ấn hành.
còn thấy ở con người đó lí tưởng (Bia sách của Nhà xuất bản Văn hoá, 1997)
mới của thời dai (lí tưởng cộng sản) nhờ thé mà nam được quy luật tiến hoá của lịch
sử và đấu tranh với tinh thần lạc quan chiến thang. Tuy nhiên, do hoạt động trong
hoàn cảnh bất hợp pháp và các tác giả lại phải tập trung trước hết vào hoạt
động chính trị, bộ phận văn học này không có điều kiện gọt giữa nhiều về
nghệ thuật.

II- THÀNH TỰU VĂN HỌC TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM 1945

1. Về nội dung, tư tưởng
Văn học Việt Nam từ đầu thế ki XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 vẫn tiếp
tục phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, đồng thời đem
đến cho những truyền thống ấy một đóng góp mới của thời đại : tinh than dân chủ.
Về lòng yêu nước, Phan Bội Châu quan niệm "Dan là dân nước, nước là nước
dân". Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh và các nhà văn vô sản thì gắn chủ nghĩa
yêu nước với lí tưởng xã hội chủ nghĩa. Trong bộ phận văn học hợp pháp, tinh than
yêu nước thường thể hiện một cách kín đáo hơn, trước hết qua tình yêu tiếng Việt.
Nó thấm vào các trang viết, tạo nên một cái gi như là linh hồn Việt Nam trong
truyền thống đạo lí, truyền thống nhân bản được phát huy, trong những cảnh vật
bình dị, những phong tục ngàn xưa được tái hiện, trong những gương mặt, dáng
nét, những tính cách thân thuộc được khắc hoa....
Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho truyền thống nhân đạo những khía cạnh
nội dung mới. Đối tượng chủ yếu của văn học thời kì này là những con người bình
thường trong xã hội. Các nhà tiểu thuyết hiện thực và các nhà thơ cách mạng vô
sản thì hướng hẳn về những tầng lớp nhân dân cực khổ, lầm than.
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này còn gắn liền với sự thức tỉnh về
ý thức cá nhân của người cầm bút. Nhờ nhận thức được ý nghĩa sự tồn tại của mỗi
cá nhân trong xã hội, nhiều cây bút thể hiện sâu sắc khát vọng sống mãnh liệt của
mỗi cá nhân, muốn phát huy cao độ tài năng và phẩm giá mỗi con người. Họ đấu
tranh chống luân lí, lễ giáo phong kiến để giành quyền hưởng hạnh phúc cá nhân,
đặc biệt xung quanh vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình,... Càng hiểu sâu ý nghĩa
của cuộc sống cá nhân, nhà văn càng cảm nhận thấm thía hơn nỗi khổ của những
sinh mệnh sống vất vuong trong đói nghèo, tăm tối, không tương lai, những cuộc
sống vô nghĩa "mờ mờ nhân ảnh”, càng cảm thấy cái không khí bức bối, tù túng
của thân phận nô lệ trong xã hội thực dân....
Tinh thần dân chủ cũng đem đến cho chu nghĩa anh hùng một nội dung mới.
Phan Bội Châu khẳng định : "Một nước có anh hùng hay không cũng là do nhân dân
trong nước ấy có anh hùng hay không mà thoi" (Suing bái giai nhân). Cac cây bút
vô sản thì gắn chủ nghĩa anh hùng với lí tưởng cộng sản và kết hợp chủ nghĩa yêu
nước với tinh thần quốc tế vô sản. Tác phẩm của họ tràn đầy ánh sáng lạc quan
cách mạng.
2. Về hình thức thể loại và ngôn ngữ văn học
Nhìn chung, ở thời kì này, người cầm bút không thể thành công nếu không
hiện đại hoá cách viết của mình.
Về các thể loại văn xuôi thì phát triển mạnh nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn.
Ở nước ta, sự ra đời của tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ, bản thân nó đã là dấu
hiệu của công cuộc hiện đại hoá văn học. Nhà tiểu thuyết đầu tiên khẳng định
được chỗ đứng của mình là Hồ Biểu Chánh. Nhiều tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu
Chánh thường mô phỏng cốt truyện của tiểu thuyết phương Tây. Tuy nhiên, thành
công của ông là đã Việt Nam hoá được tất ca và người đọc chi thấy trong Ngon co
gió dia, Cay dang mùi đời, hay Cha con nghĩa nặng,... cảnh trí, con người, lối
sống của các tầng lớp nhân đân Nam Bộ. Nhưng các tác phẩm của ông chưa thoát
khỏi lối bố cục chương hồi và cách kết thúc có hậu. Ngôn ngữ Hồ Biểu Chánh có
tính bình dân và giàu chất sống thực tế, nhưng chưa đạt tới tính chuẩn mực của
ngôn ngữ văn chương. Tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách mới mẻ, linh
hoạt hơn trong cách dựng truyện và diễn tả tâm lí nhân vật. Tuy thế, lối dẫn dat
tình tiết chưa thật tự nhiên, hành văn chưa thoát han lối biển ngẫu và tật chêm vào
những đoạn văn vần du dương kiểu cách.
Đến đầu những năm ba mươi, nhóm Tự lực văn đoàn đã đẩy cuộc cách tân tiểu
thuyết lên một bước mới. Tính cách nhân vật được xem là trung tâm của tác phẩm.
Đời sống nội tâm của nhân vật được phân tích, diễn ta tinh vi từ ý nghĩ, tình cam,
cảm xúc đến những cảm giác mơ hồ nhất. Nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc hiện đại
được vận dụng trong việc xây dựng những bức tranh phong cảnh hay chân dung
con người. Lối dựng truyện tự nhiên, bố cục linh hoạt,...
Tuy nhiên, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn (tiêu biểu là các tác phẩm của Nhất Linh,
Khái Hưng) có thiên hướng xa rời đời sống thực tế phong phú, phức tạp, lại thiếu
tư tưởng sâu sắc, độc đáo nên nhanh chóng đi đến lối viết mòn sáo, hời hợt.
Các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa có công gắn tiểu thuyết với hiện thực
lớn của đời sống nhân dân. Từ hiện thực ấy, nhà văn sáng tạo nên những khái quát
nghệ thuật day sức sống. Ngôn ngữ tiểu thuyết cũng được chat lọc từ ngôn ngữ
đời sống va nâng lên đến trình độ nghệ thuật. Các nhà tiểu thuyết có đóng góp
đáng kể theo khuynh hướng này là Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,
Nam Cao, Manh Phú Tư, Đô Đức Thu....
Thành tựu phong phú và vững chắc hơn của văn xuôi đầu thế kỉ XX đến Cách
mang tháng Tám 1945 là truyén ngắn với hàng loạt phong cách độc đáo, nối tiếp
nhau đẩy thể loại này đạt đến trình độ nghệ thuật cao. Với những phong cách ấy,
một số truyện ngắn Việt Nam thời kì này không đến nỗi xa cách với những thành
tựu truyện ngắn xuất sắc trên thế giới.
Từ những truyện ngắn hiện đại buổi đầu của Phạm Duy Tốn và Nguyễn Bá
Học đến khoảng những năm 1930 - 1945, truyện ngắn phát triển mạnh mẽ, liên
tục. Mở đầu là lối truyện ngắn trào phúng rất ngắn và rất vui của Nguyễn Công
Hoan. Tiếp đó là những truyện "không có chuyện” với những trang viết tinh tế,
đậm chất thơ của Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh.... rồi đến những truyện
ngắn của Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân.... đã làm sống lại những phong tục của
người dân quê qua con mắt quan sát sắc sảo, hóm hỉnh và những truyện của Nam
Cao mang tư tưởng sâu sắc, có ý nghĩa khái quát rộng lớn, phân tích tâm lí tỉnh
tế, chính xác, khác hoạ nhân vật sinh động, góc cạnh, dựng truyện linh hoạt,
giọng văn biến hoá, ngôn ngữ có sức dién tả phong phú.
Cũng từ đầu những năm ba mươi trở đi, một thể loại văn học mới ra đời và
phát triển mạnh : phóng sự. Đây là một thể văn báo chí, có tính tư liệu, nhằm
điều tra sự thật về một tình trạng xã hội nào đó. Những cây bút phóng sự đáng
chú ý là Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố, Lê Văn Hiến. Trong số những
nhà văn này Vũ Trọng Phụng là cây bút xuất sắc nhất, được coi là "ông vua
phóng sự đất Bắc".
Bút kí, tuỳ bút được xem là loại "quân chung" cơ động, gon nhẹ trong đội quân
văn học hiện đại. Trong thời kì văn học này, bút kí, tuỳ bút rất phát triển, nhưng
trở thành nhà tuỳ bút, bút kí có sức viết đồi dào, liên tục thì chỉ có Nguyễn Tuân.
Ngoài ra, có thể kể đến một số tên tuổi khác, tuy không thật chuyên, nhưng cũng
để lại được một vài tác phẩm thành công : Thạch Lam với Hà Nội băm sáu phố
phường, Xuân Diệu với Trường ca, Nguyên Hồng với Cuộc sống,...
Sự ra đời của kịch nói là một thành tựu đáng kể của văn học thời kì này, tuy
rằng số lượng tác phẩm chưa nhiều va chất lượng chưa cao. Nối trội hơn cả là các
tác phẩm Ong Tây An Nam của Nam Xương, Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Vii Như
Tó của Nguyên Huy Tưởng, Ngã ba của Doan Phú Tu...
Một trong những thành tựu lớn nhất của văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách
mạng tháng Tám 1945 là tho’ ca. Mỗi bước đi của thơ trên đường hiện đại hoá đều
để lai những tên tuổi lớn : Tản Đà, Trần Tuấn Khai, Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mac
Tử, Nguyên Bính.... Được giải phóng khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước
lệ của văn học trung đại, mỗi nhà thơ, bằng giác quan của chính mình, như lần đầu
tiên khám phá ra thế giới : thế giới muôn màu sắc của ngoại cảnh và thế giới
phong phú, tinh vi của nội tâm con người. Họ đã tạo nên nhiều tác phẩm xuất sắc
viết về thiên nhiên và tình yêu. Dòng thơ cách mạng cũng có nhiều thành tựu đặc
sắc, độc đáo — đặc biệt là mang tho làm trong nhà tù đế quốc. Khi bị bắt giam, các
chiến sĩ yêu nước cũng như các chiến sĩ cách mạng vô sản đã bình tĩnh, ung dung
vượt lên rất cao trên những thử thách gian lao, nguy hiểm, "Thân thể ở trong lao -
Tinh than ở ngoài lao" (Hồ Chi Minh). Họ biến ngục thất thành tao đàn. Những
vần thơ yêu nước hay nhất phần nhiều là những vần thơ làm trong tù (nhiêu bài thơ
của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Cao
Vân, Lương Văn Can, Lê Đại, Hoàng Văn Thụ, Sóng Hồng, Trần Huy Liệu, Đặng
Xuân Thiéu, Trần Cung, Xuân Thuỷ, Tố Hữu....). Tiêu biểu hơn cả cho thơ
cách mạng thời kì này là tap Nhát kí trong tà của Hồ Chí Minh và tập Tir ấy
của Tố Hữu.
Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có một vị
trí hết sức quan trọng xét trong toàn bộ tiến trình lịch sử của văn học Việt Nam.
Nó đã thừa kế tinh hoa của truyền thống văn học dân tộc, khép lại sau lưng minh
cả mười thế kỉ văn học để mở ra phía trước một thời kì mới với những thành tựu và
kinh nghiệm sẽ còn ảnh hưởng lâu dài trong tương lai : thời kì văn học hiện đại
trong quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hoá trên thế giới.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Đọc kĩ và lập dàn ý của bài học.
2. Về đặc điểm cơ bản của thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng
Tám 1945 :
a) Anh (chi) hiểu thế nào về khái niệm "văn học hiện dai" được dùng trong bai
học ? Vì sao từ đầu thé ki XX, nên văn học Việt Nam mới thực sự bước vào
quá trình hiện đại hoá ? Quá trình hiện đại hoá của nền văn học Việt Nam diễn
ra như thế nào từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 ?
b) Anh (chị) hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển đặc biệt mau lẹ
của văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945.
c) Vi sao văn học Việt Nam thời kì đầu thế ki XX đến nam 1945 có sự phân
hoá phức tạp ? Phân hoá như thế nào ? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận
văn học hợp pháp và bất hợp pháp là gì ? (về đội ngũ nhà văn, hoàn cảnh sáng
tác, tính chất, vị trí, đóng góp đối với lịch sử văn học dân tộc về tư tưởng và
nghệ thuật).
3. Về thành tựu của thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 :
a) Những truyền thống tư tưởng lớn của lịch sử văn học Việt Nam là gì ? Văn
học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 có đóng góp gì mới đối với những
truyền thống ấy ? Thử nêu một dẫn chứng cụ thể ở những tác phẩm đã học ở
Trung học cơ so.
b) Các thể loại văn học mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX
đến năm 1945 là gì ? Sự cách tân, hiện đại hoá của các thể loại thơ, tiểu thuyết diễn
ra như thế nào ?
4. Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 có vị
trí quan trọng như thế nào trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử văn học
Việt Nam ?

BÀI TẬP NÂNG CAO

Vì sao người ta gọi ba mươi năm đầu thế kỉ XX (1900 - 1930) là giai đoạn giao
thời của văn học Việt Nam trên quá trình hiện đại hoá ?  

Tin tức mới


Đánh giá

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945 | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.