Nội Dung Chính
TIỂU DẪN
Chu Mạnh Trinh (1862 - 1905) tự Cán Thần, hiệu Trúc Vân, qué ở xã Mễ Sở,
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Năm 1892, đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Án
sát. Năm 1903, Chu Mạnh Trinh cáo quan về quê, hai năm sau thì mất, thọ bốn
mươi ba tuổi.
Ông là người tài hoa, thao đủ cầm, ki, thi, hoa, lại giỏi cả nghệ thuật kiến
trúc. Về thơ, ông đoạt giải nhất thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều năm 1905
ở Hưng Yên.
Tác phẩm của ông gồm có : Trúc Vân thi tập (tha chữ Hán), Thanh Tâm
Tài Nhân thi tập (trong tập có những bài thơ Nôm vịnh Kiểu). Ngoài ra còn có
mấy bài ca vịnh cảnh Hương Sơn.
Hương Sơn là một quần thể di tích thắng cảnh nổi tiếng gồm có núi,
chùa, am, động, suối,... ở huyện Mĩ Đức, Hà Nội. Trên núi có động Hương
Tích làm say lòng bao khách thập phương. Sau khi cáo quan, vì yêu mến
phong cảnh Hương Sơn, Chu Mạnh Trinh đã cùng với các nhà từ thiện trùng
tu tôn tạo chùa Thiên Trù (Bếp Trời). Tương truyền chùa Thiên Trù bây giờ
là làm theo bản vẽ của Chu Mạnh Trinh. Bải ca phong cảnh Hương Sơn
được sáng tác vào lúc này.
Thơ về Hương Sơn rất nhiều, đây là bài đặc sắc nhất.
1. Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Huong Sơn ao ưóc bday lau nay.
Kia non non, nuoc nước, mây mây,
"Đệ nhất dong" hỏi là đây có phải ?
(1) Đệ nhất động : trên cửa động Hương Tích có khắc mấy chữ : "Nam thiên đệ nhất động" (Động
số một trời Nam), tương truyền là chữ của chúa Trịnh Sâm.
5. Tho thé rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến" cá nghe kinh.
Vang bên tai một tiếng chày kinh),
Khách tang hải) giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Vong,
10. Này hang Phái Tích, này động Tuyết Quynh,
Nhác trông lên ai khéo hoa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gdm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gap ghénh mấy lối uốn thang mây,
(1) Khe Yến : dòng suối Yến chảy qua Hương Tích.
(2) Chày kình : chày dùng để đánh chuông hình giống con cá kình.
(3) Khách tang hải : thành ngữ đầy đủ là "tang điền thương hải" (ruộng dâu biến thành biển xanh),
có nghĩa là cuộc đời biến thiên, chìm nổi. Ở đây ý nói khách của cuộc đời trần tục.
15. Chitng giang son con đợi ai day,
Hay tạo hoá khéo ra tay xếp đặt.
Lan trang hạt ) niém Nam mo Phat,
Cửa từ bi? công đức biết là bao !
Càng trông phong cảnh càng yêu.
(Tuyển tập thơ ca trà, NXB Van hoc, Hà Nội, 1997)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
1. Bài thơ có mấy phần, ý chính mỗi phần và trình tự sắp xếp của các phần ấy ?
2. Mở đầu bài tho, tác gia đã diễn ta cảm xúc của mình trước toàn cảnh Hương Sơn như
thế nào ? (Gợi ý : phân tích phép lặp từ và câu hỏi trong hai câu 3 — 4).
3. Du khách được dẫn dắt đi vào "cảnh Bụt" như thế nào ? (Gợi ý : Cách tả cảnh trong
khổ 2, cách liệt kê ở khổ 3, cách tả cảnh hang ở khổ 4 ; trong mỗi cảnh đều có ngụ
tình). Vì sao "Khách tang hải giật mình trong giấc mộng” ?
4. Đoạn kết bài thơ nêu lên tư tưởng và cảm hứng gi của tác gia?
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn