KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu được các khái niệm ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
Có ý thức học ngôn ngữ chung và trau dôi lời nói cá nhân.
I - NGÔN NGỮ CHUNG
Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội su dụng thống nhất
để giao tiếp. Với người Việt, ngôn ngữ chung là tiếng Việt, "thứ của cải vô cùng
lâu đời và vô cùng quý báu của dan tộc” (Hồ Chí Minh).
Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực
xác định về ngữ âm — chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Về nguyên tắc, mọi thành
viên của dân tộc, của cộng đồng phải có vốn hiểu biết tương tự nhau về ngôn ngữ
chung ; có như vậy, việc dùng ngôn ngữ chung để giao tiếp mới được điễn ra thuận
lợi, thông suốt.
Muốn có vốn hiểu biết về ngôn ngữ chung, nhất thiết phải thường xuyên học
hỏi. Có hai cách học hỏi chủ yếu : một là học qua giao tiếp tự nhiên, hằng ngày ; hai
là học qua nhà trường, sách vở, báo chí.
Qua giao tiếp tự nhiên, hằng ngày con người học ngôn ngữ chung theo
kênh lời. Đó là ngôn ngữ chung tồn tại ở dạng một biến thể địa phương cụ thể.
Vốn hiểu biết tích luỹ được nhờ cách học này thường có tính chất kinh nghiệm ;
cùng với vốn hiểu biết ấy là sự hình thành và phát triển hai kĩ năng quan trọng :
nói và nghe.
Qua nhà trường, sách vở, báo chí,... con người học ngôn ngữ chung tồn tại
với tu cách ngôn ngữ văn hoá. Với ngôn ngữ van hoá, học theo kênh lời (qua lời
giảng ở lớp, qua lời phát biểu ở các hội nghị, hội thảo, diễn thuyết,...) vẫn rất
cần thiết. Tuy nhiên, cần thấy rằng học ngôn ngữ chung theo kênh chữ có vai
trò cực kì quan trọng. Hơn nữa, với kênh chữ, còn có những bài học riêng,
nghiêm cẩn về ngôn ngữ chung (các bài Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ
văn). Vốn hiểu biết tích luỹ được nhờ cách học nay rất phong phú, đa dạng và
thường có tính chất khoa hoc ; cùng với vốn hiểu biết ấy là su hoàn thiện hai ki
năng nói và nghe, đặc biệt là sự hình thành phát triển và hoàn thiện hai kĩ năng
quan trọng khác : viét và đọc.
Tóm lại, phải biết học hỏi suốt đời để có kiến thức đầy đủ về ngôn ngữ chung,
để hoàn thiện các ki năng sử dụng ngôn ngữ, nhất là ki năng viét và nói — hai ki
năng có vai trò quyết định đối với việc tạo lập lời nói cá nhân.
II - LỜI NÓI CÁ NHÂN
Mỗi người đều vận dụng ngôn ngữ chung tạo lập nên các văn bản viết và nói
dùng để giao tiếp. Những văn bản viết và nói đó là lời nói cá nhân. Như vậy, lời
nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ
giao tiếp trong tình huống cụ thể. Do đó, mỗi văn bản nói và viết thường mang đấu
ấn cá nhân của người tao lập nên như thói quen cá nhân trong phát âm, dùng từ,
diễn đạt. Trong văn chương nghệ thuật, dấu ấn cá nhân ấy được trau chuốt thành
lời nói có phong cách nghệ thuật. Nhà văn Tô Hoài giãi bày : "Tir lúc mới cầm bút
viết một câu, muốn định cho nó là làm một việc nghệ thuật, thì trong con người
mình đã phải trải hai lần nghĩ. Một lần nghĩ ra cái ý ấy, một lần nắm lấy cái ý ấy
mà tìm chữ nghĩa để đặt bút xuống. Trong sáng tạo nghệ thuật, ta phải vượt hai lần
sáng tạo. Lúc đầu không mấy ai có ý thức ấy. Nhưng dần dần về sau, viết càng
quen, thì cả thói quen lẫn lương tâm ngòi bút mình đã tìm ra cái lần sáng tạo thứ
hai. Từ khi biết như thế thì việc tìm chữ nghĩa đối với tôi trở thành một cái ham
mê kích thích, trở thành những cái khó, cái khổ, cái sợ. Cầm bút viết không lúc
nào không lo. Một chữ phải là một hạt ngọc trên trang bản thảo, phải là hạt ngọc
mới nhất, của mình tìm được, do phong cách văn chương mình mà có được. Trang
sách mà không có ngọc, trang bản thảo không có chữ than, không có tinh hoa thì
cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao nhiêu ước vọng, khát khao ta
gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì mà sống được. Không có chữ nuôi nó, nó trống
rỗng rồi chết héo đi. Nghĩ đến sáng tác nghèo nàn, còi cọc, bao giờ cũng giật
minh", Như vậy, thông qua lời nói cá nhân, những "hat ngọc mới nhất” ấy góp
phần làm phong phú thêm ngôn ngữ chung, thúc đẩy ngôn ngữ chung phát triển.
LUYỆN TẬP
1. Hãy cho biết vì sao phải đề ra yêu cầu học nói trong câu tục ngữ Học ăn học
nói học gói học mở. Theo anh (chi), nội dung học nói bao gồm những gi ?
(1) Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1977.
2. Cho biết ý kiến của anh (chi) về nội dung của các câu tục ngữ, ca dao
sau đây :
— Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
— Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khế đánh bên vành cũng kêu.
— Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều pham phu.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn