Nội Dung Chính
KÉT QUẢ CẦN ĐẠT
Có kĩ năng phán tích thơ.
Biét vận dụng kĩ năng này vào việc đọc - hiểu và viết bài
phan tích thơ.
(1) Tràng hạt : chuỗi hạt gồm nhiều hạt màu nâu hoặc đen, người theo đạo Phật khi tụng niệm thì
tay lần đếm từng hạt.
(2) Cửa từ bỉ : cửa nhà Phật.
1. Hãy đọc đoạn trích sau đây và tra lời các câu hỏi nêu ở dưới.
"Cây em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
(Nguyễn Du)
Người ta hỏi : Tại sao Nguyễn Du không dùng ø„ờ, mà dùng cáy ; không dùng
nhận mà dùng chịu ? Chính vì giữa các từ ấy có một sự sai khác khá tinh vi. Dat
nhờ vào chỗ cáy, không những âm điệu thơ sẽ nhẹ đi, âm thanh không đọng ở
chữ thứ nhất của câu thơ nữa, làm giảm nhẹ chừng nào cái quan quai khó nói của
Thuý Kiều, mà ý nghĩa hi vọng tha thiết của một lời trối trăng, ý nghĩa nương tựa
gửi gam của một tấm lòng tuyệt vọng, đồng thời cũng là ý nghĩa tin tưởng thân
mật ở một mối tình ruột thịt, những ý nghĩa đó sẽ gần như mất đi. Còn giữa chịu
và nhận thì dường như có vấn đề tự nguyện hay không tự nguyện nữa. Nhdn lời
có lẽ là có nội dung tự nguyện ở trong, hay ít ra cũng là có ý kiến của người
nhận lời. Chiu lời thì hình như chỉ có một sự nai ép phải nhận vì không nhận
không được. Trong tình thế của Thuý Vân bấy giờ chỉ có chịu lời chứ làm sao có
thể nhận lời được.
Câu thơ sáu chữ giản dị mà chứa đựng trong vài từ cân nhắc kĩ tất cả chiều
sâu của một tình thế phức tạp càng làm cho nó có dáng dấp như một lời cầu
nguyện linh thiêng, ý nghĩa đã có sẵn trong lời thơ nhưng người nghe vẫn chưa
sao hiểu được.
Tại sao lại Jay ? Việc nhờ cậy quả là quan trọng, cho người nhờ cũng như cho
người được nhờ. Cho người nhờ, đó là trả món nợ tinh,... Cho người được nhờ thi
càng quá rõ,... Nhận lời là một sự hi sinh vì chi, vì cái cao quý của chị. Mà đối với
một cử chỉ hi sinh vì người khác như vậy, chỉ có kính phục và biết ơn, ngày xưa
phải tỏ bày bằng cái lay. Thuý Kiều doi lay Thuy Vân là lay cái hi sinh cao cả ấy”.
(Lê Trí Viễn)
a) Nội dung chính mà người viết muốn làm nổi bật qua đoạn trích là gì ?
b) Để làm nổi bật nội dung trên, người viết đã dựa vào các yếu tố nào của văn
bản ? Cách phân tích của tác giả có gì đặc sắc ?
2. Viết đoạn văn phân tích một hình ảnh, một câu thơ hoặc đoạn thơ mà anh
(chi) yêu thích. Chú ý nêu ra những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng và hình thức
nghệ thuật của câu thơ, đoạn thơ đó.
Gợi ý : Cac bài thơ đã hoc trong sách Ngữ van I] Nâng cao, tập một có bài
chữ Hán, thuộc thơ cổ thể (Bài ca ngắn di trên bãi cát — Cao Bá Quát), có bài làm
theo thể hát nói (Bài ca ngất ngưởng — Nguyễn Công Trứ hoặc Bài ca phong cảnh
Hương Sơn — Chu Mạnh Trinh), phần lớn còn lại là thơ Nôm làm theo thể Đường
luật với các bài tiêu biểu như : Tự tinh (bài II - Hồ Xuân Huong), Chạy giặc
(Nguyễn Đình Chiểu), Câu cá mùa thu, Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến), Thương vợ,
Vinh khoa thi Hương (Trần Tế Xương)...
Anh (chị) hãy tự lựa chọn một vài câu thơ, đoạn thơ có âm hưởng, nhịp điệu,
từ ngữ, hình anh,... độc đáo và viết một đoạn văn phân tích giá tri của các yếu tố
hình thức đó trong việc làm nổi bật nội dung tư tưởng của câu thơ, đoạn thơ. Khi
phân tích cần đặt câu thơ, đoạn thơ đó trong toàn bài thơ đã học.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn