Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được tấm lòng thương cam sâu xa của Thạch Lam
đốt với những kiép sống tối tăm, mòn moi và thái độ nâng
niu, trần trong của ông đối với những tâm hồn trẻ thơ nơi
phố huyện.

Thấy được nét tỉnh tế của nghệ thuật tả cảnh, tả tâm
trạng và tạo không khí truyện trong tác phẩm.

TIỂU DẪN

Thạch Lam (1910 - 1942) tênhinh-anh-hai-dua-tre-thach-lam-4588-0


khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau
đổi thành Nguyễn Tường Lân, là
thành viên của Tự lực văn đoàn. Ông
sinh tại Hà Nội, nhưng nhiều năm
tháng tuổi thơ sống ở huyện Cẩm
Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất”, ông làm báo,
viết văn và trở thành một trong
những cây bút chủ chốt của các báo
Phong hoá, Ngày nay. Ông mất tại Hà Nội.
Sáng tác của Thạch Lam gồm cả
truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút,
nhưng đặc sắc nhất vẫn là truyện
ngắn. Ông viết nhiều về cuộc sống
vất vả, cơ cực, bế tắc của những
người dân nghèo ở phố huyện hay
ngoại ô Hà Nội và về những trí thức
bình dân với một niềm cảm thương thấm thía. Truyện ngắn của Thạch Lam
thường không có cốt truyện (hoặc cốt truyện rất đơn giản), nhưng lại giàu tam
tình, tâm trạng, lời văn bình dị mà gợi cảm. Nhiều truyện của ông mở ra một
thế giới thầm kín bên trong của con người với biết bao cảm tưởng, cảm giác
mơ hồ, mong manh, tinh tế,... và cũng làm đọng lại trong lòng người đọc thật
nhiều dư vị.
Thạch Lam
(Bản vẽ của Sĩ Ngọc)
(1) Tú tài phan thứ nhất (còn gọi là tú tài bán phần) : tương đương với lớp 11 ngày nay.
Tac phẩm chính của Thạch Lam gồm : Gió đầu mùa (tập truyện ngắn,
1937), Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938), Ngày mới (tiểu thuyết, 1939),
Theo dòng (tiểu luận, 1941), Soi tóc (tập truyện ngắn, 1942), Hà Nội bam sau
phố phường (tuỳ bút, 1943)...
Hai đứa trẻ là truyện ngắn khá tiêu biểu của Thạch Lam, được in trong tập
Nắng trong vườn.
1. Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang
ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vắng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu
vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy qua” thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối
ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của
chị ; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc
của ngày tàn.
— Em thắp đèn lên chị Liên nhé ?
Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời :
— Hang thong tha một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kéo ở trong
ấy mudi.
An bỏ bao diém xuống bàn cùng chị ra ngoài chõng ngồi ; chiếc chõng nan
lún xuống và kêu cót két.
— Cái chõng này sắp gay rồi chị nhỉ ?
— Ừđể rồi chị bao mẹ mua cái khác thay vào.
Hai chị em gượng nhẹ ngồi yên nhìn ra phố. Các nhà đã lên đèn cả rồi, đèn
treo trong nhà bác phở Mi, đèn hoa ki leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây
(1) Thu không : thời điểm đóng cửa thành vào lúc chiều tối ở các kinh thành hay phủ, huyện
ngày trước.
(2) Quả : dụng cụ hình hộp tròn, có nắp, làm bang gỗ hoặc bằng tre đan, bên trong thường chia
nhiều ngăn. bên ngoài phủ sơn ta mau den, nâu hoặc đỏ, để đựng hàng khô.

sáng xanh trong hiệu khách... Những nguồn sáng ấy đều chiếu ra ngoài phố khiến
cát lấp lánh từng chỗ và đường mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng,
một bên tối.
Chợ họp giữa phố van từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất
chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi
nóng của ban ngày lần với mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là
mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu
xếp hàng hoá, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau
it câu nữa.
Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tim toi.
Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các
người bán hàng để lại, Liên trông thấy động lòng thương nhưng chính chị cũng
không có tiền để mà cho chúng nó.
Trời nhá nhem tối, bây giờ chị em Liên mới thấy thằng cu bé xách điếu đóm
và khiêng hai cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra ; chị Tí, mẹ nó, theo sau, đội cái
chõng trên đầu và tay mang không biết bao nhiêu là đồ đạc : tất cả cái cửa hàng
của chị.
— Sao hôm nay chị dọn hàng muộn thế ?
Chị Tí để chõng xuống đất, bày biện các bát uống nước mãi rồi mới chép
miệng trả lời Liên :
— Ôi chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.
Ngày, chị đi mò cua bat tép ; tối đến chị mới don cái hàng nước này dưới gốc
cây bàng, bên cạnh cái mốc gạch. Dé bán cho ai ? Mấy người phu gạo hay phu
xe, thính thoảng mấy chú lính je) trong huyện hay người nha thay thừa” đi gol
chân tổ tom, cao hứng vào hàng chị uống bát nước chè tươi va hút điếu thuốc lào.
Chị Tí chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ chập tối
cho đến đêm.
Chị kê xong chõng, ghế, dịch ngọn đèn hoa kì lại ngồi têm trầu, còn thằng cu
thì loay hoay nhóm lửa để nấu nồi nước chè. Lúc bấy giờ chị mới ngẩng đầu lên
nói chuyện với Liên :
(1) Linh lệ : lính chuyên làm các việc tạp dich, hầu ha quan lại dưới thời thuộc địa nửa phong kiến.
(2) Thầy thừa (hay thừa phái) : viên chức làm việc bàn giấy giúp việc cho các Tri phủ,
Tri huyện.

— Con cô chưa don hang a?
Liên giật mình, kêu khẽ : "Chết chửa !", rồi đứng dậy giuc em:
— Vào đóng cửa hàng thôi, không mẹ ra mắng chết.
An đấp :
— Hôm nay chưa chắc mẹ có ra không, chi a. Mẹ còn bận làm gạo cơ mà.
Ngày nào, cứ chập tối, mẹ Liên lại tạt ra thăm hàng một lần, và bà dặn cứ
trống thu không là phải đóng cửa hàng lại. Thế mà Liên mải nhìn phố quên mất !
Bây giờ Liên vội vàng vào thắp đèn, xếp những quả sơn đen lại, trong lúc An đi
tìm then để cài cửa cho chắc chắn. Cái cửa hàng hai chị em trông coi là một cửa
hàng tạp hoá nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở, vì thầy
Liên mất việc. Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm, ngăn ra bằng một tấm
phên nứa dán giấy nhật trình”, Mẹ Liên giao cho Liên trông coi — bà còn bận làm
(2) hàng xáo'`“” — và buổi tối thì hai chi em cùng ngủ ở đây để trông hàng.
Liên đếm lại những phong thuốc lào, xếp vào hòm các bánh xà phòng còn
lại, vừa lắm nhẩm tính tiền hàng. Hôm nay, ngày phiên 3) mà bán cũng chang
ăn thua gi.
— Có phải buổi trưa em bán cho bà Lực hai bánh xà phòng không ?
An ngãm nghĩ rồi đáp :
— Vâng, bà ta mua hai bánh còn cụ Chi lấy nửa bánh nữa.
Liên với cái bàn tính để cộng số tiền. Nhưng trong hàng nóng và muỗi quá,
chi ngần ngại rồi xếp tất cả tiền vào tráp không tính nữa.
— Thôi, để mai tính mot thể.
An nhìn chị, chỉ đợi lúc ấy. Hai chị em cùng vội muốn đóng cửa hang dé ra
ngoài kia, ngồi trên chõng ngắm nhìn phong cảnh ngoài phố. Liên khoá vội trap
(1) Nhật trình : báo hằng ngày.
(2) Hàng xáo : nghệ đong thóc về xay giã gạo, kiếm lời bằng cách bán gạo và thu các sản phẩm
phụ như tấm, cám.
(3) Ngày phiên : ngày họp chợ chính, đông người mua kẻ bán hơn ngày thường.
(4) Trap : đồ dùng hình hộp tròn hoặc chữ nhật, thời trước dùng để đựng các vật quý hay giấy tờ,
trầu cau.
tiền với một chiếc khoá chi deo vào cái dây xa tích”” bạc ở thắt lưng, chiếc xà
tích và cái khoá chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ ra chị là người con gái lớn và
đảm đang.
— A, cô bé làm gi thế ?
Nghe câu nói tiếp theo một tiếng cười khanh khách, chị em Liên không cần
ngoanh mặt ra cũng biết là ai đã vào hang. Đó là cụ Thi, một ba già hơi điên vẫn
mua rượu ở hàng Liên. Liên đã biết tính bà, chị lăng lặng rót một cút rượu ti!” day
đưa cho cụ ; chị không dám nhìn mặt cụ, và trong long hơi run sợ, chị mong cho
cụ chóng đi. Cụ cầm cút rượu soi lên rồi cười giòn giã nói :
— A, em Liên thao” nhỉ. Hôm nay lại rót đầy cho chị đây.
Cụ ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch, rồi vừa chép miệng vừa lần
ruột tượng trả tiền. Cụ để ba đồng xu vào tay Liên, xoa đầu chị một cái rồi lảo đảo
bước ra ngoài. Hai chị em Liên đứng sững nhìn theo cụ đi lần vào bóng tối, tiếng
cười khanh khách nhỏ dần về phía làng.
2. Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát.
Đường phố và các ngõ con dan dan chứa đầy bóng tối. Các nhà đã đóng cửa im im,
trừ một vài cửa hàng còn thức, nhưng cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng. Trẻ con tụ
họp nhau ở thềm hè, tiếng cười nói vui vẻ, khiến An thèm muốn nhập bọn với chúng
để nô đùa, nhưng sợ trái lời mẹ dặn phải coi hàng, nên hai chị em đành ngồi yên
trên chõng, đưa mắt theo dõi những người về muộn, từ từ đi trong đêm.
Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lần với vệt sáng của những
con dom đóm bay là là trên mat đất hay len vào những cành cây. An và Liên lặng
ngước mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần
Nông”). Vũ trụ thăm thắm bao la đối với tâm hồn hai đứa trẻ như đầy bí mật và xa lạ
và làm mỏi trí nghĩ, nên chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất, về quầng
sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chong hàng của chị Ti.
(1) Xà tích : sợi day bang bạc hay mạ bạc, có kèm theo chia khoá, hộp đựng vôi an trầu, phụ nữ thời
trước thường đeo ở thất lưng làm đồ trang sức.
(2) Rượu tỉ : rượu do công ti rượu được chính quyền bảo hộ Phap cho phép bán rộng rãi, hợp phấp
(khác với rượu tỉ là rượu lậu. rượu do dân tự nấu, bị cấm).
(3) Thao : có lòng tốt, hay chia sẻ, nhường nhịn người khác.
(4) Thần Nông : theo truyền thuyết, đó là một vị hoàng đế của Trung Hoa cổ đại (trước thời Nghiêu —
Thuan) day dân làm ruộng, hop chợ và bày cách bốc thuốc trị bệnh. Tên ông được đặt cho một
chòm sao.
Về phía huyện, một chấm lửa khác nhỏ va vàng lơ lửng di trong đêm tối, mất di,
rồi lại hiện ra... An trỏ tay bảo chị :
— Kia, hàng pho của bác Siêu đến kia rồi.
Tiếng đòn gánh kiu kit nghe rõ rệt, khói theo gió tat lại chỗ hai chị em. Bác
Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường. Bác cúi xuống nhóm lại lửa, thổi vào
cái ống nứa con. Bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo đài đến tận
hàng rào hai bên ngõ. An và Liên ngửi thấy mùi phở thơm, nhưng ở cái huyện nhỏ
này, quà bác Siêu là một thứ quà xa xi, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua
được. Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chị được hưởng những thức quà ngon, lạ — bấy giờ
mẹ Liên nhiều tiên — được đi chơi Bờ H6" uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
Ngoài ra, ki nệm còn nhớ lại không rõ rệt gi, chi là một vùng sáng rực va lấp lánh.
Hà Nội nhiều đèn quá ! Từ khi nhà Liên dọn về đây, từ khi có cái cửa hàng này,
đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chống tre dưới gốc cây bàng với cái
tối của quang cảnh phố chung quanh.
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường
thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng s4m den
hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu,
chiếu sáng một vùng đất cát ; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn van
nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ
đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm!” ngồi
trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có
khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói :
— Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ?
Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục”?
là những khách hàng quen của chị. Bác Siêu đáp van vơ :
— Hôm nay trong ông giáo cũng có tổ tôm. Dễ họ không phải đi gọi đâu.
(1) Bờ Hồ : chỉ hồ Hoàn Kiếm, ở trung tâm Hà Nội.
(2) Xam : người kiếm sống bằng nghề hát rong.
(3) Lue : lục sự, viên chức nhỏ, chuyên lo việc toà án tại các phủ huyện thời trước Cách mạng
tháng Tám.
Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bang mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng.
Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát
bên đường. Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự
sống nghèo khổ hằng ngày của họ.
An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mat. Tuy vậy hai chị em vẫn guong để thức
khuya chút nữa, trước khi vào hàng đóng cửa đi ngủ. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi
tàu xuống - đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố — để bán hàng, may ra
còn có một vài người mua. Nhưng cũng như mọi đêm, Liên không trông mong
còn ai đến mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.
Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt
động cuối cùng của đêm khuya.
An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn đặn với :
— Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé.
- Ừ em cứ ngủ đi.
Liên khẽ quạt cho An, vuốt lại mái tóc tơ. Đầu em bé nặng dần trên người
Liên ; chị ngồi yên không động đậy. Qua ké lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp
lánh ; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi
hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên
yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
hinh-anh-hai-dua-tre-thach-lam-4588-1
3. Trống cầm canh” ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan,
không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối. Người vắng mãi ; trên
hàng ghế chị Tí mới có hai, ba bác phu ngồi uống nước và hút thuốc lào.
Nhưng một lát từ phố huyện đi ra, hai ba người cầm đèn lồng lung lay các bóng
dài : mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. Bác Siêu nghén
cổ nhìn ra phía ga, lên tiếng :
— Đèn ghi” đã ra kia rồi.
Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng
còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên
đánh thức em :
— Dậy đi An. Tàu đến rồi.
An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng đồn
dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến
tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống
ít, có khi hai chị em đợi chờ chang thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm
mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi,
cũng im lặng tối đen như ngoài phố.
Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rit lên, và tàu rầm rộ di tới. Liên dat
em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống
đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những
người, đồng và kén lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tau đi vào đêm tối, để
lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm
nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
— Tau hôm nay không đông, chị nhỉ.
Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi,
thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về ! Liên lặng
theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo. Con tàu
như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác han, đối với Liên,
khác han cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối
vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh
mang và yén lang.
~ Thôi đi ngủ di chị.
(1) Trống cam canh : trước đây, một đêm được chia làm năm canh. Đầu mỗi canh có trống báo.
(2) Đèn ghi : đèn báo hiệu việc chuyển đường chạy của xe lửa (ghi : thiết bị dùng để chuyển đường
chạy của xe lửa hoặc xe điện).
Liên vỗ vai em, ngồi xuống chong. An cũng ngồi xuống va nga đầu vào vai
Liên. Tiếng vang động của xe hoa đã nhỏ rồi, va mất dan trong bóng tối, lắng tai
cũng không nghe thấy nữa. Sao trên trời van lấp lánh. Ca phố huyện bây giờ mới
thật là hết náo động, chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn.
Từ phía ga, bóng đèn lồng với bóng người đi về ; chị Tí đương sửa soạn đồ đạc và
bác Siêu đã gánh hàng đi vào trong làng, còn vợ chồng bác xẩm ngủ gục trên
manh chiếu tự bao giờ.
Liên quay lại nhìn em, thấy An cũng đã ngủ say tay nắm chặt tà áo chị và đầu
vẫn dựa vào vai. Liên nhìn quanh đêm tốt, gió đã thoáng lạnh và đom đóm không
còn nữa. Chị cúi xuống vực em vào trong hàng, mắt cũng đã ríu lại. Chị gài cửa
can thận và vặn nhỏ ngọn đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen. Rồi Liên đến bên em
nằm xuống. Chị gối đầu lên tay nhắm mắt lại. Những cảm giác ban ngày lắng đi
trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị.
Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của
chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Nhưng Liên không nghĩ được lâu, mắt chị
nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tinh, cũng yên tinh như đêm ở trong
phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
(Theo Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội, 1988)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn được nhà văn miêu tả theo trình tự nào ?
Hãy nêu nội dung bao quát của từng phần đã đánh số. Bức tranh ấy được nhìn
qua con mắt của ai ? Điều này có ý nghĩa gì ?
2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Thạch Lam trong truyện
ngắn này. (Chú ý mối quan hệ giữa ngoại cảnh — phố huyện lúc chiều tối — va
nội tâm nhân vật — cảm xúc, tâm trạng của chị em Liên).
3. Các chi tiết miêu ta ánh sáng, nhất là chi tiết ngọn đèn con nơi hàng nước chị
Tí, có ý nghĩa gì 2
4. Việc hai chị em Liên đêm đêm háo hức chờ đón đoàn tàu giúp ta hiểu gì thêm
về tâm trạng và cảnh ngộ của họ ?
5. Lời văn Thạch Lam trong truyện ngắn có đặc điểm gì nổi bật ? Hãy chọn và
phân tích một số trường hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách tạo âm
điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó.
6. Theo anh (chị), viết truyện Hai đứa tre, Thạch Lam muốn bày to những tình
cảm gi đối với cuộc sống, con người nơi phố huyện

BÀI TẬP NÂNG CAO

Từ việc đọc - hiểu truyện ngắn Hai đứa tre, nêu một vài nhận xét khái quát về
đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam. (Có thể liên hệ với một vài truyện
ngắn của Thạch Lam hoặc của các nhà văn khác thuộc giai đoạn 1930 - 1945 như
Nguyễn Công Hoan, Nam Cao,... để làm rõ nhận xét của minh.)

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Truyện ngắn hiện đại

Truyện ngắn hiện đại phát triển theo nhiều hướng khác nhau, tuỳ theo cách sử dụng các yếu tố
cốt truyện, nhân vật, trần thuật và kết cấu của truyện. Có truyện ngắn, cốt truyện dựa vào các sự kiện
độc đáo, bất ngờ (như tác phẩm của các bậc thầy G. đơ Mô-pa-xăng), P. Mê-rirmê(2), A.X. Pưr-skin(°),
N. V. Gé-gon"™), Nguyễn Công Hoan,...). Có truyện ngắn, tâm lí hướng vào "hành động bên trong",
chú ý đến diễn biến tâm trạng hơn là sự kiện (thường gọi là "phi cốt truyện" - như nhiều truyện ngắn
của A. P. Sê-khốp, Lỗ Tấn, Thạch Lam) ; có truyện ngắn kể sự kiện hoang tưởng hư ảo ; có truyện
ngắn kể các sự kiện "đời thường”, v.v.
Về dung lượng, truyện ngắn thường có dung lượng nhỏ ("ngắn"). Nhà văn chỉ cắt lấy một lát,
"cưa lấy một khúc", chọn lấy một khoảnh khắc đời sống để xây dựng nên tác phẩm của mình.
Về kết cấu, truyện ngắn hiện đại thường không kể theo trật tự tự nhiên của sự kiện mà bắt đầu ở
giữa hay đoạn cuối, sử dụng lối hồi thuật, hổi tưởng, van dụng các hình thức ghép nối tạo hiệu qua
đối sánh,...
Truyện ngắn hiện đại còn có xu hướng tổng hợp, đan xen, xâm nhập về mặt loại hình giữa các
thể loại (truyện ngắn với kịch, với tiểu thuyết hoặc với thơ). Sự đan xen, xâm nhập như thế tạo nên
các dạng truyện khác nhau : truyện ngắn giàu tính kịch (như truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan),
truyện ngắn giàu tính trữ tình (như truyện ngắn của Thạch Lam), truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết
(gồm nhiều tình huống, bao quát cả cuộc đời và số phận nhân vật, như truyện ngắn Chí Phèo của
Nam Cao),...

Tự lực văn đoàn
Tự lực văn đoàn là một tổ chức văn học gồm các thành viên : Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam) -
người đứng đầu, Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn
Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu),...
Tự lực văn đoàn hình thành từ năm 1932 nhưng đến tháng 3 - 1933 mới tuyên bố chính thức
thành lập. Cơ quan ngôn luận là hai tờ báo Phong hoá, Ngày nay (từ năm 1936) và Nhà xuất bản
Đời nay.
(1) G. da Mỏ-pa-văng (Guy de Maupassant, 1850 - 1893) : nhà văn Pháp.
(2)P. Mé-ri-mé (Prosper Mérimée, 1803 - 1870) : nhà văn Pháp.
(3) A. X. Pu-skin (Alếchxandrơ Xécgâyêvích Puskin, 1799 - 1837) : nhà thơ Nga.
(4) N. V. G2-gôn (Nicélai Vaxiliévich Gôgôn, 1809 - 1852) : nhà văn Nga.


Tự luc văn đoàn không chỉ hoạt động văn chương ma trước hết là một tổ chức van hoa. Tổ
chức này phất cao lá cờ cải cách văn hoá, xã hội theo văn minh phương Tây hiện đại, triệt để
chống tư tưởng Nho giáo và các tập tục, lối sống phong kiến mà nó cho là hủ bại, phản khoa học,
phản nhân đạo.
Về văn học, Tự lực văn đoàn có nhiều đóng góp quan trọng. Qua sáng tác và qua ngôn luận, Tự
lực văn đoàn nhiệt liệt cổ vũ phong trào cách tân văn học theo hướng dân tộc hoá, dân chủ hoá,
hiện đại hoá. Tự lực văn đoàn tạo được uy tín lớn trong đời sống văn học một thời nhờ những cuốn
tiểu thuyết chống lễ giáo phong kiến, đấu tranh cho luyến ái tự do và viết theo bút pháp hiện đại ;
nhờ những bài bình luận văn chương đặc sắc và nhờ tổ chức tốt nhiều giải thưởng văn học, v.v.
Các thành viên của Tự lực văn đoàn nói chung không hoàn toàn thống nhất về khuynh hướng
thẩm mĩ. Chẳng hạn, sáng tác của Thạch Lam có nhiều khác biệt với sáng tác của Nhất Linh,
Hoàng Đạo về giá trị hiện thực và nhân đạo,...
Mặt hạn chế của Tự lực văn đoàn là để cao chủ nghĩa cải lương trên lập trường của tầng lớp tư
sản, gây ảo tưởng về những cải cách xã hội trong khuôn khổ chế độ thuộc địa. Một số cuốn tiểu thuyết
của họ dé cao chủ nghĩa hưởng lạc không lành mạnh trong thanh niên. 

Tin tức mới


Đánh giá

Hai đứa trẻ ( Thạch Lam) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.