Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Có kĩ năng so sánh.
Biết vận dụng lập luận so sánh để viết đoạn văn có sức
thuyết phục, hấp dân.
1. Đọc các đoạn trích sau và cho biết lập luận so sánh được sử dụng trong đó.
a) "Sách giống như thức ăn. Có thứ chỉ nếm, có thứ có thể ăn nhiều. Chỉ
có một ít thứ là cần nhai kĩ, ăn chậm để thấy vị ngon. Cho nên có sách chỉ
đọc một phần, có sách chỉ cần biết sơ lược, còn có một ít sách thì phải đọc
hết, doc ki, đọc đi đọc lai".
(Ph. Bê-cơn)
b) "Những kẻ nho nhoe năm ba câu học vấn, mắt sáng nhỏ như hạt đậu,
kinh lịch chẳng ra khỏi nhà, gặp một vài chú đi cày, năm ba chị hàng xén đã
tưởng mình là trí thức, trên trời dưới đất chỉ có một mình ta, không phải là
người tự trọng.
Người tự trọng vốn ở trong nhân quần, vốn tôn kính bậc tiên bối, tai đức kiến
thức tự đủ, việc đã làm không sợ khó, trí đã định không rụt rè, thân mình mình tự
tri, không sai pháp luật, không trái đạo lí, không dối mình, không dối người,
không thấy người giàu sang, quyền quý mà nịnh hót, không thấy người bần tiện
mà khinh bi".
(Theo Nguyễn Bá Học)
c) "Nhưng tôi còn thấy thu là mùa yêu. Với lòng tôi, trời đất chi có hai mùa :
xuân với thu, hai mùa đặc biệt ý nhị, hai mùa có bình minh. Từ xuân sang hè, là từ
ấm sang nóng, từ thu sang đông, là từ mát sang lạnh, sự thay đổi làm ta bực tức mà
lại không có gì thực mới cả ; đông với hè chỉ là sự thái quá của thu với xuân. Chứ
còn từ đông sang xuân, sao mà sung sướng thế ! Lạnh chuyển ngược sang ấm, từ
một điều rất khó chịu chuyển ngược sang điều rất dễ chịu. Theo lẽ ấy, hè sang thu
là bao nhiêu khoái chá cho giác quan ; được rời bỏ lửa chói chang, mà vào trong
nước hiển hoà, mát mẻ. Xuân với thu là hai bình minh trong một năm, sự đổi thay
hệ trọng nhất cho tâm hồn. Va bởi vậy, thu cũng là một mùa xuân,...
Thu cũng là một mùa xuân ! Tôi tìm thấy cái khoái lạc đó. Tôi nghe rất đúng.
Đầu xuân là bình minh ấm của lòng tôi ; đầu thu là bình minh mát của lòng tôi. Và
ấm hay mát, thu hay xuân, lòng tôi cũng rạo rực những tiếng mùa, ái tình ghé môi
gọi lời trong gió,...
Môi lần thu sang, mắt tôi chưa thấy mờ chân trời, chưa trông cây lá thêm
xanh, mà da tôi đã nghe trước những mũi kim dịu dàng của không khí. Hơi mát
kích thích, thoảng nghe lành lạnh, mau tôi vội vàng cưỡng lại, chạy hãng và khoẻ
lên. Sự sống trong mùa xuân tưng bừng ra ngoài, thì gitta mùa thu, sao mà đầy một
vị mặn nồng kì di, có hơi guong gạo trong niềm sung sướng, va trong nỗi tran đầy,
phải chăng có lẫn một mau dang cay...”.
(Xuân Diệu)
2. Dùng thao tác so sánh để phát triển các ý kiến sau và viết thành đoạn văn :
a) Đọc cuốn sách hay cũng như trò chuyện với người bạn thông minh.
b) Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể.
(Gợi ý : câu a có hai so sánh : đọc và trò chuyện, sách hay và người bạn thông
minh. Hai so sánh đều nhằm làm sáng tỏ việc đọc sách và niềm hạnh phúc được
đọc sách hay.
Câu b cũng có hai so sánh như câu a, nhưng ở một phương diện khác : đọc
sách là thể dục đối với trí tuệ.)
3. Chọn một trong các đề sau, dùng thao tác so sánh viết đoạn văn trình bày
luận điểm của mình về các hiện tượng trái ngược :
a) Vi tha và ích kỉ
b) Cho và nhận
c) Tự phụ và tự ti
đ) Tôn trọng pháp luật và bất chấp pháp luật.
(Gợi ý : Từ quan hệ khác biệt của hai hiện tượng hãy xác định cho mình
một quan điểm, luận điểm. Từ đó vận dụng so sánh để làm bật lên quan điểm
luận điểm.)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn