Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm được nội dung ca ngợi tình yêu trong trắng, bất chấp thù hận của đôi nam nữ thanh niên trong cảnh này.
  • Hiểu được nghệ thuật xây dựng kịch của tác giả trong đoạn trích.

TIỂU DẪN

1. Sếch-xpia và thời đại Phục hưng
U+ram Sếchxpia (Wiliam Shakespeare,
1564 - 1616) là nhà soạn kịch Anh
nổi tiếng cuối thời đại Phục hưng ở
Tây Âu.
Thời đại Phục hưng trải dài chủ
yếu hai thế kỉ XV và XVI là giai đoạn
đầu của thời kì quá độ từ Trung cổ
phong kiến sang thời cận đại tư bản
chủ nghĩa. Äng-ghen đánh giá thời đại
Phục hưng là "bước ngoặt tiến bộ vĩ
đại nhất từ trước đến bấy giờ loài
người chưa từng thấy". Cốt lõi của thời
đại Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn,
kết tinh khát vọng tự giải phóng của
con người thời đó khỏi những xiêng Sếch-xpia
xích của chế độ phong kiến và chủ (Ma-tin Đrơnhân vẽ, 1623)
nghĩa khổ hạnh của giáo hội thời
Trung cổ. Chủ nghĩa nhân văn lên án
tất cả những gì kìm hãm tự do của con người, đấu tranh cho con người được
hưởng quyền sống chính đáng và hạnh phúc tự nhiên ở ngay trên thế gian này.
Tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sếch-xpia còn ít ỏi, có nhiều
điểm chưa thống nhất. Cha ông là một thương nhân bán bột ngũ cốc, len dạ,
về sau khá giả, giữ nhiều chức vụ trong bộ máy hành chính tại thị trấn
(1) Cảnh này trong nguyên bản là thơ,
Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn, quê hương ông, miền tây nam nước Anh. Thuở nhỏ,
Sếch-xpia học ở quê nhà. Năm 1578, gia đình sa sút, ông phải thôi học để
kiếm sống. Năm 1585, ông đến Luân Đôn, xin vào làm việc ở đoàn kịch của
Hầu tước Xtơ-ren-giơ, mới đầu làm chân giữ ngựa ở cửa rạp, rồi làm người
nhắc vở, dần dần tiến tới làm diễn viên, cuối cùng trở thành nhà viết kịch. Năm
1599, đoàn kịch Sếch-xpia tham gia lúc bấy giờ lập một nhà hát ở Luân Đôn,
lấy tên là Nhà hát Địa cầu, một sự kiện hết sức quan trọng, vì trước đó ở Anh
kịch diễn ngoài trời Năm 1612, Sếch-xpia đột nhiên từ giã hoạt động sân
khấu về sống tại thị trấn quê hương. Bốn năm sau, ông qua đời đúng vào
ngày sinh, 23 tháng tư.
Sếch-xpia để lại ba mươi bảy vở kịch gồm các thể loại : kịch lịch sử như
Vua Hen-ri VI, Vua Giôn,... ; hài kịch như Giấc mộng đêm hè, Chàng thương
gia thành Vd-ni-dơø, Đêm thứ mười hai,... ; bì kịch như Rô-mê-ô và Giu-li-ét,
Ham-lét, Ô-te-lô, Mác-bét, Vua Lia,... Ông còn là tác giả của một số truyện thơ
dài và một trăm năm mươi tư bài xon-nê (thể thơ mỗi bài gồm mười bốn
câu thơ).
2. Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét
Rô-mê-ô và Giu+i-ét, sáng tác khoảng 1594 - 1595, là vở kịch thơ xen lẫn văn
xuôi như hầu hết các vở kịch của Sếch-xpia. Kịch chia thành năm hồi, sự việc đặt
vào bối cảnh thành Vê+rô-na, nước l-ta-lra, tại nhiều địa điểm khác nhau, trừ
cảnh đầu của Hồi V, hành động kịch diễn ra ở thành Man-tua.
Hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét ở thành Vê-rô-na có mối hận thù
với nhau từ lâu đời. Vào một ngày chủ nhật, sau khi người nhà hai bên xảy ra
xô xát, loạn đả, Rômê-ô thuộc dòng họ Môn-ta-ghiu xuất hiện, buồn ủ rũ vì
chàng yêu Rô-da-lin mà không được đáp lại. Để chàng khuây khoả, tối hôm
đó bạn bè kéo chàng cải trang vào nhà Ca-piu-lét dự buổi dạ hội tổ chức nhân
dịp Giu-li-ét sắp tròn mười bốn tuổi và bá tước Pa-rít, cháu của Vương chủ
thành Vê-rô-na, đang có ý muốn cầu hôn. Rô-mê-ô say mê nhan sắc lộng lẫy
của Giu-li-ét, và Giu-li-ét cũng thấy lòng vấn vương (Hồi !). Đêm khuya ra về,
mới đi được mấy bước, Rô-mê-ô bỏ mặc bạn bè, quay trở lại, trèo tường vào
vườn gặp Giu-li-ét (xem Tỉnh yêu và thù hận). Hai người thề nguyền. Hôm sau,
họ đến gặp tu sĩ Lâu-rân và được tu sĩ làm lễ cho nên vợ nên chồng (Hồi !/). Vẫn
ngày hôm ấy, xảy ra xô xát giữa Tr-bân, anh họ của Giu-li-ét, với Mơ-kiu-xi-ô là
bạn của Rômê-ô. Rô-mê-ô xông vào can ; Ti-bân đã luồn kiếm dưới cánh tay
của Rô-mê-ô, đâm chết Mơ-kiu-xi-ô. Rô-mê-ô giết Ti-bân trả thù cho bạn.
Vương chủ ra lệnh buộc Rô-mê-ô phải đi khỏi thành Vê-rô-na. Đêm hôm ấy,
Rô-mê-ô trèo qua cửa số vào phòng từ biệt Giu-li-ét rồi đi Man-tua. Thấy con gái
đau buồn, cha mẹ nàng lại tưởng nguyên nhân là do cái chết của Ti-bân nên
khuyên rồi ép nàng lấy Pa-rít cho quên đi nỗi tang tóc. Đám cưới dự định tổ
chức vào sáng thứ năm (Hồi !!!). Sang ngày thứ ba, Giu-li-ét đến cầu cứu tu sĩ
Lâu-rân. Tu sĩ bày cho nàng giả vờ chấp nhận cuộc hôn nhân với Pa-rít, rồi tối
hôm sau, thứ tư, khi đi ngủ uống một liều thuốc do tu sĩ đưa cho, hơi thở và
mạch máu sẽ ngừng trong bốn mươi hai tiếng đồng hồ. Gia đình nghĩ nàng đã
chết sẽ đưa thi thể vào hầm mộ của dòng họ ; trong thời gian đó, tu sĩ sẽ
sai người đi báo cho Rô-mê-ô kịp thời quay về lúc nàng tỉnh lại để đưa nàng đi
khỏi Vê-rô-na. Cả ngày thứ tư, gia đình Ca-piu-lét bận rộn chuẩn bị cho đám
cưới, nhưng sang ngày thứ năm, đám cưới trở thành đám tang (Hồi !V). Song, mọi
việc diễn ra không đúng như tính toán của tu sĩ Lâu-rân. Người mà tu sĩ phái đi
Man-tua, gặp trục tặc không đi được. Trong khi đó, một người hầu của Rômê-ô
nghe tin Giu-li-ét chết, vội phi ngựa trạm đến báo tin dữ cho chàng. Rô-mêô tuyệt
vọng, lập tức trở về Vê-rô-na, trên đường gặp một thầy lang, mua liều thuốc độc.
Cảnh cuối cùng diễn ra ở nhà mồ. Pa~ít cũng tới đấy. Thấy Rô-mê-ô dùng đòn
bẩy cậy cửa hầm mộ, Pa-rít tưởng chàng định xúc phạm đến người đã chết nên
xông ra. Hai bên đánh nhau. Rô-mê-ô đâm chết Pa-rít rồi uống thuốc độc tự tử.
Khi Giu-li-ét nh lại, nàng đau đón, tự sát bằng chính con dao của Rô-mê-ô. Trước
tấn bi kịch nh yêu ấy, hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét nghe theo lời Vương
chủ giải mối hận thù xưa (Hồi V).
Vườn nhà Ca-piu-lét
Rô-mê-ô ra
1). RÔ-MÊ-Ô - Kẻ chưa từng bị thương thì há sợ gì sẹo !
Giu-li-ét xuất hiện trên cửa sổ
Ấy, khe khẽ chứ ! Ánh sáng nào vừa loé trên cửa sổ kia ? Đấy là phương đông,
và nàng Giu-li-ét là mặt trời ! - Vừng dương đẹp tươi ơi, hãy hiện lên đi, và giết
chết ả Hằng Nga đố kị, héo hon và nhợt nhạt vì đau buồn khi thấy cô hầu của ả”
lại đẹp hơn ả rất nhiều. Ả ghen với em thế thì em theo ả làm gì ? Bộ cánh đồng
cốt”) của ả xanh xao nhợt nhạt, chỉ hợp với những đồ ngu xuẩn, em hãy vứt nó đi.
Đấy là người ta quý. Ôi ! Đấy là người ta yêu ! Ôi, giá nàng biết nhỉ ! ~ Nàng đang
nói kìa, nhưng nàng có nói gì đâu : vậy là gì thế ? Đôi mắt nàng lên tiếng, ta sẽ
đáp lời. Ta liều quá : có phải nàng nói với ta đâu, chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất
bầu trời có việc phải đi vắng, đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao
về. Ừ, nếu mắt nàng lên thay cho sao, và sao xuống nằm dưới đôi lông mày kia thì
thế nào nhỉ ? Vẻ rực rỡ của đôi gò má nàng sẽ làm cho các vì tỉnh tú ấy phải hổ ngươi,
(*) Các số thứ tự do người biên soạn thêm vào để tiện theo dõi các lời thoại.
(1) Cô hầu của đ : nầng trinh nữ được coi là thị nữ của nữ thần Mặt trăng ; ở đây chỉ Giu-li-ét.
(2) Bộ cánh đồng cốt : bộ quần áo của những bà đồng bóng mê tín.
như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng ; còn cặp mắt nàng trên
bầu trời sẽ rọi khắp không gian một làn ánh sáng tưng bừng đến nỗi chim chóc sẽ
lên tiếng hót vang và tưởng là đêm đã tàn. Kìa, nàng tì má lên bàn tay ! Ôi ! Ước gì
ta là chiếc bao tay, để được mơn trớn øÒ má ấy !
2. GIU-LI-ÉT - Ôi chao !
3... RÔ-MÊ-Ô - Nàng lên tiếng ! — Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi !
Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có
cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trên không trung, khiến những kẻ
trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng.
4. GIU-LI-ÉT - Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô ! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ ?
Chàng hãy khước từ cha chàng, và từ chối dòng họ của chàng đi ; hoặc nếu không thì
chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu nhà Ca-piu-lét nữa.
5... RÔ-MÊ-Ô -— nói riêng — Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên
tiếng nhỉ ?
6. GIU-LI-ÉT - Chỉ có tên họ
chàng là thù địch của em thôi. Nếu
chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu
thì chàng cũng vẫn cứ là chàng.
Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ ? Đó đâu
phải là bàn tay, hay bàn chân, hay
cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ
phận nào đấy của cơ thể con người.
Chàng ơi ! Hãy mang tên họ nào
khác đi ! Cái tên nó có nghĩa gì đâu ?
"mã Bông hồng kia, giá chúng ta gọi
1đ bằng một tên khác thì hương thơm
cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng
| Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô
nữa, thì mười phân chàng cũng vẫn
vẹn mười.. Rô-mê-ô chàng ơi,
t4 chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng
đi ; chàng hãy đem tên họ ấy, nó
đâu phải xương thịt của chàng, đổi
Ban công phòng Giu-li-ét lấy cả em đây !
7. RÔ-MÊ-Ô - Đúng là miệng em nói thế đấy nhé ! Chỉ cần em gọi tôi là
người yêu, tôi sẽ thay tên đổi họ ; từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa.
8. GIU-LI-ÉT - Người là ai, mà khuất trong đêm tối, chợt biết được điều tôi
ấp ủ trong lòng ?
9... RÔ-MÊ-Ô - Tôi không biết xưng danh cùng em thế nào. Nàng tiên yêu
quý của tôi ơi, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em. Nếu chính tay tôi đã
viết tên đó, thì tôi xé nát nó ra.
10. GIU-LI-ÉT — Tai tôi nghe chưa trọn một trăm tiếng thốt từ miệng đó ra
mà tôi đã nhận ra tiếng ai rồi. Chẳng phải anh Rô-mê-ô, và là họ nhà Môn-ta-ghiu
đấy ư ?
11. RÔ-MÊ-Ô - Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng
phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.
12. GIU-LI-ÉT - Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, và tới làm gì thế ?
Tường vườn này cao, rất khó trèo qua ; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy,
nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây.
13. RÔ-MÊ-Ô - Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình
yêu ; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu ; mà cái gì tình yêu có thể làm là
tình yêu dám làm ; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi.
14. GIU-LI-ÉT - Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết chết anh.
15. RÔ-MÊ-Ô — Em ơi ! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục
lưỡi kiếm của họ ; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ
nữa đâu.
16. GIU-LI-ÉT - Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây.
(SẾCH-XPIA, Rô-mê-ô và Giw-li-ét, lớp 2, Hồi TT (trích)
Theo bản dịch của ĐẶNG THỂ BÍNH,
trong Tuyển tập kịch Sếch-xpia, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Xác định diễn biến hai giai đoạn của cảnh 7ì» yêu và thà hận qua xem Xét :
a) Đôi tình nhân thực sự trò chuyện với nhau từ lời thoại số mấy (dựa vào đặc
điểm của đối thoại) ?
b) Tính chất các lời thoại của hai nhân vật trước khi họ thực sự trò chuyện với
nhau (xem phần Tr¡ hức đọc - hiểu).
2. Lời thoại đầu tiên thể hiện tâm trạng của Rô-mê-ô. Hãy chứng minh mạch suy
nghĩ của chàng diễn ra theo trật tự hợp lí và mối liên tưởng so sánh phù hợp với
khung cảnh lúc bấy giờ.
3. Tìm hiểu các chặng diễn biến tâm trạng phức tạp của Giu-li-ét trong Tình yêu và
thà hận. Tại sao có thể nói vấn đề "tình yêu và thù hận" đã được giải quyết sau
mười sáu lời thoại ?
4. Ở đoạn trích này có sự xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên với mối
thù hận giữa hai đồng họ hay chỉ là tình yêu trong trắng diễn ra trên cái nền của mối hận thù ấy ?

BÀI TẬP NÂNG CAO

Cảm nghĩ về phẩm chất hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và ý nghĩa tình yêu của
họ trong cảnh Tình yêu và thì hận.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Tính ước lệ của ngôn ngữ kịch
Khi tìm hiểu một văn bản kịch, cần chú ý đến tính ước lệ sân khấu và hình dung cảnh ấy diễn ra
trên sân khấu như thế nào. Khán giả bao giờ cũng nhìn thấy và nghe thấy hết các nhân vật trên sàn
diễn. Nhưng trong những tình huống cụ thể, phải giả định nhân vật nào đấy không nhìn thấy hoặc
không nghe thấy nhân vật kia, tuy họ đều ở trên sân khấu và khoảng cách giữa họ không xa. Mặt
khác, do tính đặc thù của nghệ thuật kịch, các độc thoại nội tâm của nhân vật cũng phải thốt lên
thành tiếng để khán giả nghe được ; nhưng ta cũng phải giả định là các nhân vật khác có mặt trên
sân khấu lúc bấy giờ chẳng nghe thấy gì...  

Tin tức mới


Đánh giá

Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.