Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nắm được đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí.
Biết vận dụng kiến thức trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
I- KHÁI QUÁT VỀ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc
lĩnh vực truyền thông đại chúng, như văn bản dùng trong báo ¡n, đài phát thanh,
đài truyền hình, báo điện tử,...
Phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng trong những loại văn bản chính như
tin tức, phóng sự, quảng cáo.
Các văn bản báo chí có những đặc điểm chung sau đây.
1. Tính thông tin sự kiện
Đặc điểm quan trọng của báo chí là tính thời sự. Đặc điểm này đòi hỏi thông
tin phát đi phải cập nhật, cụ thể, chính xác và đầy đủ ; vừa bảo đảm tính khách
quan, vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận. Ngôn ngữ diễn đạt của báo chí phải là
ngôn ngữ của sự kiện, vốn từ mà nó sử dụng là vốn từ phản ánh những vấn đề thời
sự của xã hội.
2. Tính ngắn gọn
Phương tiện truyền thông đại chúng có những giới hạn nhất định : trên báo,
phải đếm từng dòng, từng chữ ; trên đài phát thanh, đài truyền hình, phải tính từng
phút, từng giây. Người đọc báo, người nghe đài thì muốn trong một khoảng thời
gian ít ỏi biết được thật nhiều tin tức, sự kiện. Báo chí luôn luôn coi trọng việc
phải diễn đạt sao cho thật ngắn gọn mà vẫn chứa đựng được lượng thông tin cao
nhất. Vì thế, ngôn ngữ diễn đạt của phong cách báo chí phải ngắn gọn, trực tiếp,
tuyệt đối tránh tình trạng dùng từ ngữ trùng lặp, tránh lối nói vòng.
3. Tính hấp dẫn
Báo chí có hấp dẫn thì mới khơi gợi được sự hứng thú của người đọc, người
nghe. Tính hấp dẫn thể hiện trước hết ở sự liên quan trực tiếp của tin tức,
sự kiện với vận mệnh mỗi con người, của cộng đồng. Hình thức diễn đạt của báo
chí phải thể hiện tính hấp dẫn, từ khâu lựa chọn kiểu chữ, dùng từ, đặt câu,
đến khâu đặt tiêu đề, xếp vị trí các tin, bài,... Đối với báo hình, cần có sự kết hợp
giữa kênh hình (hình ảnh, chữ) và kênh âm thanh (lời thuyết minh), sao cho đạt
đến sự hấp dẫn cao nhất.
Tương ứng với những đặc điểm chung trên đây của văn bản báo chí, phong
cách ngôn ngữ báo chí có những đặc điểm diễn đạt riêng về ngữ âm - chữ viết, về
cách dùng từ ngữ, về ngữ pháp, về các biện pháp tu từ, về bố cục trình bày,...
II - CÁCH SỬ DỰNG PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ TRONG PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
1. Về ngữ âm — chữ viết
Đối với báo nói, phát thanh viên phải có ý thức hướng đến chuẩn phát âm, đọc
rõ ràng, luôn luôn thể hiện thái độ tôn trọng người nghe.
Đối với báo viết, những quy định về chính tả, về viết hoa, về cách viết tắt, cách
viết từ ngữ tiếng nước ngoài,... phải được triệt để tôn trọng.
2. Về từ ngữ
Trước hết, báo chí thường sử dụng vốn từ ngữ chung, có tính toàn dân, mang
màu sắc đa phong cách. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nội dung của bài viết, báo chí
cũng sử dụng cả những từ ngữ khoa học kĩ thuật, từ ngữ hành chính, ngoại
giao, từ ngữ văn chương, từ ngữ thông tục....
3. Về ngữ pháp
Câu văn trên báo chí được viết một cách rõ ràng, chính xác, không gây khó
hiểu hoặc mơ hồ. Báo chí thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp sau đây :
— Dùng cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ,...) để đặt tên cho bài
báo, tạo ấn tượng ngắn gọn, súc tích. Ví dụ :
Nói "không" với cuộc chiến vì quyền lực và dầu lửa
(Báo Lao động, ngày 20 - 1 - 2003)
— Dùng mô hình câu /hời gian — địa điểm — sự kiện mở đầu các bản tin để
nhấn mạnh vào tính thời sự của sự kiện. Ví dụ :
Ngày 3 - 7 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát
triển châu Á tại Việt Nam kí Hiệp định vay cho Dự án tài chính nhà ở.
(Báo Nhân Dân, ngày 1 - 8 - 2003)
— Dùng câu mở rộng thành phần kết hợp lời dẫn trực tiếp với lời dẫn gián tiếp
để đưa tin một cách cô đúc, thuyết phục. Ví đụ :
Theo Roi-tơt, ngày 30 - 7, Mĩ đưa ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
một dự thảo nghị quyết về việc triển khai một lực lượng đa quốc gia ở Li-bê-ri-a,
trong khi ba tàu chiến chở quân Mĩ dang tiến gần bờ biển nước này sẵn sàng tham
gia giám sát ngừng bán tại Li-bê-ri-a.
(Báo Nhân Dân, ngày 1 - 8 - 2003)
4. Về biện pháp tu từ
Việc sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp với từng thể loại bài viết luôn luôn
được quan tâm nhằm nâng cao tính hấp dẫn của báo chí. Chẳng hạn, ở thể loại
phóng sự, thông tin quảng cáo,... người viết thường sử dụng các biện pháp so
sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ,... đem lại những kết hợp bất ngờ, gây ấn tượng.
Ví dụ về một số tên bài phóng sự :
— Đông Âu trên từng cây số (chơi chữ bằng cách phỏng theo tên bộ phim
nhiều tập Trên từng cây số của Bun-ga-ri được chiếu rộng rãi ở Việt Nam vào
những năm bảy mươi thế kỉ trước).
(1) Roi-tơ : hãng thông tấn Anh.
— Nghìn lẻ một chuyện tình (chơi chữ bằng cách phỏng theo tên truyện cổ
dân gian Ả Rập Nghìn lẻ một đêm).
5. Về bố cục, trình bày
Báo chí có cách bố cục rõ ràng, hợp lô gích, dễ tiếp thu. Một số thể loại báo
chí có bố cục tương đối ổn định. Chẳng hạn, các bản tin thời sự trình bày theo cấu
trúc : nguồn tin — thời gian — nơi chốn — sự kiện diễn ra.
Tên các bài báo viết thường được trình bày theo những kiểu chữ đặc biệt, cỡ
lớn "bắt mắt". Một số bản tin còn có ảnh in kèm.
Hiện nay, báo điện tử phát triển mạnh, cách trình bày tin của báo điện tử có
những đặc điểm đáng chú ý như : tên bản tin thường có dạng một câu ngắn gọn
thể hiện nội dung chính của bản tin, đoạn mở đầu bản tin được hiển thị như một
văn bản tóm tắt. Cách trình bày như vậy là để tiết kiệm thời gian : độc giả báo điện
tử chỉ cần chọn lựa tin trên trang chủ thông qua tên bài hoặc đoạn tóm tắt được
hiển thị là có thể nắm được những nội dung cơ bản của tin. Nếu muốn biết thông
tin rõ hơn, độc giả có thể nhấp chuột vào tin để đọc tiếp.
LUYỆN TẬP
1. Hãy phân tích đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong
phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà
anh (chị) đọc hằng ngày.
2. Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh (chị) sẽ ra một tờ báo tường phản ánh các mặt sinh
hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu (như là thư ngỏ) đăng vào số
đầu tiên, cổ động cho tờ báo.
3. Đặt tên cho tin ngắn sau đây :
Nguồn tin từ Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cho hay : đến nay đã
có khoảng 1000 thanh niên, sinh viên đăng kí tình nguyện hiến máu cho ngân
hàng máu SEA Games 22. Viện sẽ tổ chức lễ "Đăng kí hiến máu nhân đạo" cho
1000 sinh viên tham gia hoạt động này đợt đầu tiên vào ngày 30 - 10 tại Hà Nội.
Tất cả thanh niên, sinh viên tham gia hiến máu nhân đạo đều được khám sức
khoẻ và phân loại máu, sẵn sàng hiến máu phục vụ điều trị, dự trữ trong SEA
Games 22. Theo thống kê của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, từ đầu năm đến
nay, thanh niên, sinh viên Hà Nội đã hiến được gân 13000 đơn vị máu, đáp ứng
30% nhụ cầu máu cho điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn