Nội Dung Chính
TIỂU DẪN
Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) là một tri thức yêu nước va theo dao
Thiên Chúa, người làng Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên,
(1) Tế cấp bát điều : Tám việc cần làm gấp.
tỉnh Nghệ An. Do sớm tiếp xúc với văn hoá phương Tây và có một vốn tri thức
phương Đông sâu sắc, Nguyễn Trường Tộ nhận ra nhu cầu bức thiết phải
canh tân đất nước. Trước cảnh nước ta mất dần vào tay thực dân Pháp, ông
hết sức đau lòng, muốn đem tất cả tài trí của mình hiến dâng cho dân, cho
nước bằng những bản điều trần đầy tâm huyết nhằm đổi mới đất nước một
cách toàn diện. Tiếc rằng, vua Tự Đức bấy giờ không chấp nhận. Gần sáu
mươi bản điều trần của ông đành bị xếp lại.
Điều trần là một thể văn chính luận, nhằm thuyết phục bề trên về một vấn
dé xã hội, chính trị nào đó... Bài Xin lập khoa luật là ban điều trần số 27 do
Nguyễn Trường Tộ viết ngày 20 tháng 10 năm Tự Đức thứ 20 (1867).
1. Bất luận quan hay dân, mọi người đều phải học luật nước và những luật mới bổ
sung thêm từ thời Gia Long"? đến nay. Ai giỏi luật sé được làm quan. Vì luật bao gồm
cả ki cương, uy quyền, chính lệnh”) của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường”)
cho đến việc hành chính của sáu bộ) đều day đủ. Quan dùng luật để trị ; dân theo luật
mà giữ gìn. Bất cứ một hình phạt nào trong nước đều không vượt ra ngoài luật. Bởi vậy ở
các nước phương Tây, phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình”) xử đoán các vụ kiện
tụng thì chỉ có thăng trật) chứ không bao giờ bị biếm truất””, Dù vua, triều đình”)
cũng không giáng chức họ được một bậc. Như vậy là để giúp cho các vị này được thong
dong trong việc chấp hành luật pháp không bị một bó buộc nào cả. Phàm những tội ngũ
hình”” đều do các vị này xử. Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý
mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy. Làm thế là để cho dân chúng thấy
rõ đạo công bằng. Vả lại vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái. Như
chế độ xưa, vua có "tam hao"), Bởi vì nếu có tội phải giết thì đó là quốc dan giết.
(1) Gia Long : niên hiệu vua Nguyễn Ánh những năm 1802 - 1819.
(2) Chính lệnh : chính sách và pháp luật.
(3) Tam cương : ba đạo chính của nho gia về quan hệ vua — tôi, cha — con, vợ — chồng.
Ngũ thường : năm điều về đạo đức phải luôn luôn giữ không được thay đổi là nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín.
(4) Sáu bộ : thời phong kiến, bộ máy Nhà nước gồm sáu bộ là Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Hình, Bộ Binh,
Bộ Lễ, Bộ Công.
(5) Nhập ngạch Bộ Hình : vào làm việc chính thức ở Bộ Hình.
(6) Thăng trật : thăng cấp.
(7) Biém truất : giáng chức hoặc cách chức ; đây là hình thức ki luật đối với quan lại thời xưa.
(8) Triểu đình : ở đây chỉ các quan trong triều.
(9) Ngũ hình : năm hình phạt thời xưa gồm đánh bang roi (đài hình), đánh bằng gậy (trượng hình),
bắt làm lao dịch (đồ hình). đày đến vùng biên giới xa xôi để làm lao dịch (lưu hình) và giết chết
(tử hình).
(10) Tam hào : ba lần tha.
2. Biết rang dao lam người không gi lớn bang trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ
nghĩa. Nhưng các sách nho chỉ nói suông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có
làm cũng chẳng được ai thưởng. Bởi vậy xưa nay học đã nhiều mà mấy ai đổi được tâm
tính, sửa được lôi lầm ? Cho nên Không Tử có nói : "Ta chưa hề thấy ai nhận được lỗi
mình mà biết tự trách phạt”.
Từ xưa đến nay các vua chúa năm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật,
còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc. Nếu trong nước không có luật, thì dù có vạn
quyển sách cũng không thể trị được dân. Điều này quá rõ. Bởi vì sách vở chỉ chép nào là sự
tích chính sự thời xưa của cổ nhân, nào là những bài luận hay ho của người xưa để lại, nào
những áng văn chương trau chuốt của chư tử", nào những tiểu thuyết dã sử của những
người hiếu sự đặt bày. Trong đó, hay có, do có, kẻ nói này, người nói khác, xét kĩ những
thứ sách vở đó chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì. Cho nên Khổng Tử nói : "Chép
những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc". Thử xem có những nhà nho suốt
đời đọc sách, đáng lẽ cử chỉ của họ phải làm khuôn thước cho đời, vậy mà tại sao có nhiều
người, cuộc đời của họ và sự ứng xử của họ còn tệ hơn những người quê mùa chất phác ?
3. Nếu bảo luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tính vi, thế là không
biết rang trái luật là tội, giữ đúng luật là đức. Nếu tận dung cái lẽ công bang ở trong luật
mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức. Có cái đức nào lớn hơn chí công vô tư
không ? Chí công vô tư là đức trời. Trong luật cái gì cũng công bảng hợp với đức trời, như
vậy mà không đáng gọi là đạo đức tinh vi sao ? Chi sợ con người không tận dụng luật ma
thôi. Nếu tận dụng cũng đủ trọn vẹn đạo làm người rồi, bất tất phải đi tìm cái gì khác.
(Theo TRƯƠNG BÁ CẦN, Nguyễn Trường Tô con người và di thao,
NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1998)
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
1. Doc phần | và trả lời các câu hỏi sau :
a) Luật bao gồm những nội dung gì ? Mối quan hệ giữa luật với quan, dân, với đạo đức
và chính lệnh.
b) Tác giả vào đề theo cách nào (trực tiếp, gián tiếp hay phan đề) và tác dung của cách
vào đề đó ?
c) Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để thuyết phục nhà vua tuân theo pháp luật ?
d) Nguyên Trường Tộ viết : "Phàm những ai đã nhập ngạch Bộ Hình xử đoán các vu
kiện tụng thì chỉ có thăng trật chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua, triều đình cũng
không giáng chức họ được một bậc". Điều đó đúng hay sai ? Vì sao Nguyên Trường
Tộ lại viết như vậy ?
(1) Chư tử : các triết gia thời Xuân thu, Chiến quốc ở Trung Quốc.
91
2. Doc phan 2 va cho biét :
a) Nguyễn Trường Tộ phê phán nho gia ở những điểm nào ?
b) Cuối mỗi điều phê phán bao giờ Nguyễn Trường Tộ cũng kết lại bằng lời Khổng Tử.
Cách viết đó có tac dụng gi trong việc thuyết phục người nghe thời bấy giờ ?
3. Hay cho biết ý nghĩa của bài Xin lập khoa luật (trích Tế cáp bát điều) của Nguyên Trường Tộ
đối với thời bấy giờ và đối với cuộc sống của chúng ta hôm nay.
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Diéu trần
Điều trần dưới thời phong kiến là loại văn bản do bề tôi viết để dâng lên vua, trong đó trình bày kế
sách trị nước, viết thành từng điểm, từng vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh. Loại văn bản này thời
xưa còn gọi là bản tấu, tấu, sd, tấu nghị,... Văn bản điều trần mang tính nghị luận nhằm thuyết phục
người nghe làm theo dé nghị của mình. Muốn vay, lập luận của văn điều trần vừa phải chặt chẽ, có
chứng cứ xác thực, lại vừa phải mềm dẻo, tránh làm cho đối tượng mình cần thuyết phục tự ái.
Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ mang tên Tám việc cần làm gấp. Đó là :
1. Xin gấp rút sửa đổi việc võ bị,
2. Xin hợp tỉnh, huyện để giảm bớt số quan lại và khoá sinh,
3. Xin gây tài chính bằng cách đánh thuế xa xi,
.4 Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng,
5. Xin điều chỉnh thuế ruộng đất,
6. Xin sửa sang lại biên giới,
7. Xin nam rõ nhân sổ' ',
9. Xin lập viện Dục anh và trại Tế ban
Trong điều 4 Xin sửa đổi học thuật, chú trọng thực dụng, tac gia dé nghị mở các khoa sau đây
để dạy cho người Việt Nam :
1. Khoa nông chính,
2, Khoa thiên văn và khoa địa lí,
3. Khoa kĩ nghệ,
4. Khoa luật học.
(1) Nhân số : số người.
(2) Viện Dục anh : viện nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
(3) Trại Tế bản : trại cứu giúp những người nghèo khổ.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn