Phỏng vấn trả lời phỏng vấn | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Nội Dung Chính

  1. LUYỆN TẬP

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu được các yêu cầu cơ bản của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

Biết cách chuẩn bị và thực hiện cuộc phỏng vấn.

1. Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận trực tiếp
thông tin từ một đối tượng. Ví dụ : phỏng vấn người vừa đạt thành tích cao trong
một cuộc thi, phỏng vấn chuyên gia về một lĩnh vực đang được xã hội quan tâm,
phỏng vấn trong tuyển chọn, sát hạch để kiểm tra, đánh giá năng lực của người dự
tuyển,... Có nhiều hình thức : phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi,
phỏng vấn qua điện thoại, qua in-tơ-nét,... trong đó hình thức thường gặp nhất là
phỏng vấn trực tiếp. Trong phỏng vấn, năng lực tư duy và diễn đạt (đặc biệt là khả
năng trình bày miệng) của những người tham gia cũng như năng lực ứng xử trong
văn hoá giao tiếp được bộc lộ rất rõ.
Hình thức phỏng vấn được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và trong đời sống
xã hội. Đối với lứa tuổi thanh niên học sinh, việc tham gia vào các cuộc phỏng vấn,
trả lời phỏng vấn sẽ góp phần rèn luyện khả năng quan sát, phân tích, thái độ chủ
động tự tin và các kĩ năng giao tiếp.
2. Một cuộc phỏng vấn đạt được hiệu quả giao tiếp khi đảm bảo các yêu cầu
cơ bản sau :
a) Đối với người phỏng vấn
Với mục đích khai thác, thu nhận thông tin, người phỏng vấn cần chuẩn bị thật
chu đáo cho cuộc phỏng vấn.
— Trước phỏng vấn : Cần xác định rõ mục đích phỏng vấn ; có sự hiểu biết
nhất định về vấn đề và đối tượng phỏng vấn, từ đó xây dựng được một đề cương
phỏng vấn với hệ thống câu hỏi thích hợp.
— Trong khi phỏng vấn : Cần có thái độ tôn trọng người được phỏng vấn và tôn
trọng các quy tắc giao tiếp. Cần có cách hỏi dễ hiểu để người được phỏng vấn
dễ dàng nắm bắt ý đồ phỏng vấn ; tránh cách đặt vấn đề quá phức tạp hoặc chung
chung, tránh những câu hỏi thiếu tế nhị hoặc xúc phạm đến người được phỏng vấn.
Cần biết lắng nghe, ghi chép, suy nghĩ về các câu trả lời để có sự nhạy bén, khéo
léo trong việc duy trì và phát triển mạch phỏng vấn.
— Sau phỏng vấn : Cần sử dụng một cách trung thực những thông tin thu nhận
được để đăng tin, công bố bài phỏng vấn khi có sự đồng ý của người được phỏng
vấn (trong phỏng vấn báo chí) hoặc để làm căn cứ nhận xét, đánh giá về người
được phỏng vấn (trong phỏng vấn tuyển chọn, sát hạch). Bài phỏng vấn thường
được trình bày theo hình thức hỏi đáp trực tiếp, hoặc có thể theo lối tường thuật.
b) Đối với người được phỏng vấn
— Là người cung cấp thông tin, bày tỏ quan điểm, sự hiểu biết của mình trước
một vấn đề, người được phỏng vấn cần chuẩn bị chu đáo những kiến thức, kĩ năng
liên quan đến vấn đề phỏng vấn, đồng thời có trách nhiệm đối với thông tin mà
mình cung cấp.
— Người được phỏng vấn có thể trả lời hoặc không trả lời câu hỏi, tuy nhiên
nên có thái độ cởi mở, hợp tác trong đối thoại, có sự tự tin và khả năng phản xạ
nhanh trước các tình huống đặt ra, đồng thời tránh trả lời lan man, dài dòng, xa rời
trọng tâm.

LUYỆN TẬP

Xem xét tình huống sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
Để thu thập tư liệu cho chuyên mục "Trang vàng truyền thống" của tờ báo
Đoàn nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - II, anh (chị) được giao nhiệm vụ
phỏng vấn các nhân vật sau :
— Thầy (cô) hiệu trưởng ;
— Một thầy (cô) giáo đã dạy học lâu năm tại trường ;
— Bác lao công, người đã có nhiều năm làm việc tại trường.
1. Với mỗi đối tượng, anh (chị) dự định sẽ phỏng vấn về vấn đề gì ?
2. Anh (chị) sẽ chuẩn bị hệ thống câu hỏi như thế nào cho từng đối tượng ?
3. Với mỗi đối tượng, anh (chị) sẽ chuẩn bị lời mở đầu và kết thúc như thế nào ?
4. Giả định là người được phỏng vấn, với mỗi câu hỏi nêu ra, anh (chị) sẽ có
phương án trả lời như thế nào ?
5. Giả định anh (chị) đã hoàn thành bài phỏng vấn, khi đưa những nội dung
phỏng vấn trên vào chuyên mục, anh (chị) sẽ trình bày bài phỏng vấn như thế nào ?
Tham khảo bài phỏng vấn sau :
THĂM NHÀ BÁC "DẾ MÈN"
(Trò chuyện với nhà văn Tô Hoài nhân dịp 50 năm báo Thiếu niên tiền phong)
Nhà văn Tô Hoài vẫn được các bạn nhỏ gọi thân mật là bác "Dế Mèn". Nhà
bác nằm bên hồ Thiên Quang thơ mộng. Năm nay bác đã tám lăm tuổi nhưng
trông vẫn "cường tráng" lắm. Giọng bác chậm, chắc mà vang. Bác nói : "Nhanh
thật. Mới đấy mà đã năm mươi năm. Bác cộng tác với báo Thiếu niên tiền phong
ngay từ những số đầu tiên, thời bác Phong Nhã làm Tổng biên tập ấy".
* Truyện đầu tiên của bác đăng trên báo "Thiếu niên tiên phong” là
truyện gì ạ ?
- Ô, bác không nhớ đâu nhưng đăng nhiều lắm. Không chỉ truyện ngắn,
truyện dài kì, truyện tranh.... thường xuyên có mặt trên báo mà bác còn tham
gia viết bài nữa cơ.
* Tính đến nay, bác đã in bao nhiêu tập sách dành cho thiếu nhỉ và tập
nào bác cho là hay nhất ạ ?
— Bác đã in khoảng trên hai trăm tập sách, trong đó một nửa là truyện dành
cho thiếu nhi. Bác không bao giờ cho tác phẩm nào của mình là hay nhất mà chỉ
nghĩ là đã cố gắng nhất. Cả cuộc đời bác chỉ dành viết một số đề tài chính : Thiếu
nhi, Hà Nội, miền núi,... Đó là những đề tài bác gắn bó và yêu mến vô cùng.
* Cách viết văn của bác như thế nào ạ ?
— Không phải chỉ lúc nào có cảm hứng mới viết mà ngày nào cũng viết. Mỗi
ngày viết khoảng từ năm đến bảy trang, dù biết viết xong không dùng vẫn cứ viết.
Phải luyện thành thói quen, ngồi vào bàn là viết. Huy động đến mức cao nhất tất
cả những gì mình nhớ.
* Thưa bác, để trở thành một nhà văn, cần phải có yếu tố gì ạ ?
~ Muốn trở thành nhà văn, trước hết phải yêu tiếng Việt, hiểu tiếng Việt. Người
viết văn không những phải "giàu" chữ mà còn phải biết dùng từ "đắt". Nói chung
nghề văn phải tôi luyện lâu đài, biết quan sát tỉnh tế và thường xuyên rèn chữ.
* Cảm ơn bác. Chúc bác sức khoẻ và tiếp tục có những tác phẩm mới viết cho
thiếu nhỉ.
(Theo báo Thiếu niên tiên phong, số 39, tháng 5 - 2004) 

Tin tức mới


Đánh giá

Phỏng vấn trả lời phỏng vấn | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.