Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUÁ CẦN ĐẠT

Thấy được sự cảm nhận của Lê Hữu Trác về uy quyền và
cuộc sống của chúa Trịnh.

Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua
đoạn trích.

TIỂU DẪN

Lễ Hữu Trác (1720 - 1791) làhinh-anh-vao-phu-chua-trinh-trich-thuong-kinh-ki-su-le-huu-trac-4551-0


danh y lỗi lạc, nhà văn tài hoa, người
làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ
Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay
thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên),
biệt hiệu Hải Thượng Lan Ong”). La
con thứ bảy của quan Hữu thị lang bộ
Công nên Lê Hữu Trác còn có tên là
Chiêu Bảy. Tuy sinh ra, lớn lên ở quê
cha, nhưng khi gần ba musi tuổi, ông
về sống tại quê mẹ thuộc xứ Bàu
Thượng, xã Tình Diễm (nay thuộc xã
Sơn Quang) huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tinh.
Đã có một thời Lê Hữu Trac theo 
nghề võ. Sau, ông nhận thấy "ngoài
việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết
tâm lực chữa bệnh cho người". Từ đấy, tác giả đi sâu vào nghiên cứu y học,
đúc kết thành bộ sách gồm sáu mươi sáu quyển với nhan đề Hải Thượng y
tông tâm lĩnh. Quyển cuối cùng (quyển vĩ) của bộ sách này là một tác phẩm văn
học đặc sắc : Thượng kinh kí sự.

(1) Thượng kính ki sự : Ki sự đến kinh đô.
(2) Hải Thuong Lan Ông : Ông lười ở đất Thượng Hồng, Hải Dương.

Thượng kinh ki sự đánh dấu sự phát triển mới của thể kí Việt Nam thời
trung đại. Tác giả ghi lại những cảm nhận của bản thân trước hiện thực về
cảnh vật và con người mà mình tận mắt chứng kiến kể từ khi nhận được lệnh
triệu về kinh đô chữa bệnh cho thế tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm
Dần (1782) cho đến lúc xong việc, về tới nhà ở Hương Sơn ngày mồng 2
tháng 11 (tổng cộng là 9 tháng 20 ngày).
Tác phẩm mé đầu bằng cảnh u nhã ở Hương Sơn, đưa người đọc vào thé
giới mộng mơ của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có chil”) triệu vào kinh. Cuộc sống
êm đềm bị phá tan. Lãn Ông buộc phải lên đường. Các sự việc cứ diễn ra theo
thời gian và đè nặng lên tâm trang tác gia.
Sau khi đến kinh đô, Lê Hữu Trác được mời đến ở nhà người em của Quận
Huy. Tiếp đó tác giả bắt đầu vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Cán. Đoạn
trích thuật lại việc Lê Hữu Trác vào phủ chúa Trịnh.

Mong tháng 2. Sáng tinh mo, tôi nghe tiếng g6 cửa rất gấp. Tôi chạy ra mở
cửa. Thì ra một người đây tớ quan Chánh đường”) vừa nói vừa thở hén hển :
— Có thánh chỉ triệu cụ vào ! Quan truyền mệnh?) hiện đang ở nhà cụ lớn con,
con vâng lệnh chạy đến đây báo tin. Lính ở dinh đã đem cáng đến đón cụ ở ngoài
cửa. Xin cụ vào phủ chầu ngay.
Tôi bèn sửa sang áo mũ chỉnh tế, lên cáng vào phủ. Tên day tớ chạy dang
trước hét đường. Cáng chạy như ngựa lồng, tôi bị xóc một mẻ, khổ không nói hết.
Chúng tôi đi cửa sau vào phủ. Người truyền mệnh dẫn tôi qua mấy lần cửa nữa,
theo đường bên trái mà di. Tôi ngẩng đầu lên : đâu đâu cũng là cây cối um tim,
chim kêu ríu rit, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những
dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Người giữ cửa truyền báo rộn ràng,
người có việc quan qua lại như mắc cửi. Vệ sĩ canh giữ cửa cung, ai muốn ra vào
phải có thẻ”.
Tôi nghĩ bụng : Mình vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào
trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc ở trong phủ chúa là

(1) Chi: chiếu chỉ của vua, ở đây là chiếu chi của chúa Trinh Sâm.
(2) Quan Chánh đường : chức quan đứng đầu trông coi mọi việc trong phủ chúa ; ở đây chỉ
Quận Huy.
(3) Quan truyền mệnh (cũng gọi là quan truyền chỉ) : quan chuyên làm nhiệm vụ truyền mệnh lệnh
của vua cho bề tôi ; ở đây là quan truyền chỉ của chúa.
(4) The : như giấy ra vào công sở ngày nay.

mình chi mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua
chúa thực khác han người thường ! Bèn ngâm một bài thơ để ghi nhớ việc này :
Lính nghìn cửa vác dong! k nghiêm nhặt,
Ca trời Nam sang nhất là day !
Lau từng gác về tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào.
Hoa cung thoảng ngạt ngào dua tới,
Vườn ngự nghe vet nói đòi phen.
Quê mùa, cung cấm chua quen,
Khác gì ngư phủ đào nguyên) thuở nào !°
Đi được vai trăm bước, qua mấy lần cửa mới đến cái diém "Hậu mã quân túc
trực"), Điếm làm bên một cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ.
Trong điếm, cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp. Quan Chánh
đường mỗi khi ở triều ra thì nghỉ ở đấy. Thấy tôi, ông bảo quan truyền chỉ :
— Chiều qua, tôi đã tâu lên. Thánh thượng”) cho phép cụ vào để hầu mạch (6) Đông cung thế tử.
Ông cùng vào với quan truyền chỉ, bảo tôi đi theo cùng mấy người tiểu hoàng
mon”, Di bộ đến một cái cửa lớn, thị vệ, quân si thấy tôi ăn mặc có vẻ la lùng,
muốn giữ lại. Quan truyền chỉ nói :
— Có thánh chỉ triệu.

(1) Vác dong : dịch thoát ý từ chữ "kim qua” — cái mac, một loại vũ khí thời xưa.
(2) Đào nguyên : lấy ý trong Đào Hoa nguyên kí (truyện Suối Hoa đào) của Đào Tiêm thời Đông
Tấn (Trung Quốc). kể chuyện một người đánh cá lạc đến suối Hoa đào. Sau dùng hai chữ "đào
nguyên" để chỉ thế giới thần tiên.
(3) Nguyên bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Ở đây người dịch đã chuyển
sang thơ song thất lục bát.
(4) Điểm : ngôi nhà dùng để dừng chân nghỉ ngơi hoặc chờ đợi ; điển “Hậu md quản túc trực" :
nơi quân hậu mã luôn có mặt để đợi sai phái.
(5) Thánh thượng : từ dùng để chỉ nhà vua, ở đây chỉ chúa Trịnh Sâm.
(6) Đông cung : noi ở của thai tử — người sẽ lên nối ngôi vua ; thé 8 : người sẽ lên nối ngôi chúa, ở
đây là Trịnh Cán.
(7) Tiểu hoàng môn : tên gọi quan hoạn thời xưa.

Ho bèn dé cho tôi đi. Qua day hành lang phía tay, đến một cái nhà lớn thật là
cao và rộng. Hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Đồ nghỉ trượngt” déu sơn
son thếp vàng. Ở giữa đặt một cái sập thếp vàng. Trên sập mắc một cái võng
điều. Trước sập và hai bên, bày bàn ghế, những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
Tôi chỉ đám ngước mắt nhìn rồi lại cúi đầu đi. Lai qua một cửa nữa, đến một cái
lâu cao và rộng. Ở day, cột đều sơn son thếp vàng. Tôi hỏi nhỏ quan truyền chi,
Ông ta nói :
— Ta vừa đi qua nhà "Đại đường". Nhà ấy gọi là "Quyển bồng", cái gác này
gọi là "Gác tia". Vì thé tử "dùng trà” ở đây, cho nên gọi nó là "phòng trà”. (Số là ở
đây kiêng danh từ “thuốc” nên gọi thuốc là "tra").
Bấy giờ trong "phòng trà” có bảy, tám người. Thấy quan Chánh đường đến, tất
cả đều đứng dậy. Quan Chánh đường ngồi ghế trên. Mọi người ngồi theo thứ tự.
Quan Chánh đường bảo tôi ngồi vào giữa. Lúc đầu tôi không hiểu, sau mới biết đó
là các vị lương y của sáu cung, hai viện được dự vào việc hầu trà, ngày đêm chầu
chực ở đấy. Thấy tôi, họ đều nhìn nhau. Có người cúi xuống hỏi nhỏ. Quan Chánh
đường Cười :
— Cu này là con ông Liêu Xá ở Đường Hào vào ngụ cư trong Hương Sơn, làm
thuốc hay có tiếng, nay vâng thánh chi vào kinh.
Bấy giờ có người chít khăn lượt tàu, cười và bảo tôi :
— Cu có biết tôi không ?
— Tôi là kẻ ở nơi quê mùa, làm sao biết được các vị ở nơi triều đình đông
đúc như thế này ?
— Tôi là người An Việt, huyện La Sơn, ở nha, tôi van nghe tiếng cụ
như sấm động bên tai, nhưng chưa hề được gặp.
Bấy giờ tôi mới biết ông ta làm giáo quan ở An Việt, tên là Chức, được ông
Nguyễn Kiêm người Tiên Điền làm Thự trấn đề cử làm thầy thuốc chầu chực ở
đây. Sau đó, lại được làm thuốc ở Bộ Binh, giữ chức Tham đồng. Tôi nói :
— Chô ở của tôi không xa chỗ ở của ngài bao nhiêu. Tôi mấy lần muốn đến
thăm nhưng phiền một nỗi là không có dịp.
Đang đở câu chuyện thì quan truyền mệnh đến nói nhỏ với quan Chánh
đường. Quan Chánh đường đứng dậy, bảo tôi :

(1) Đồ nghỉ trương : các loại đồ dùng theo nghi thức cấp bậc quy định cho vua chúa.

— Ta hay vao an com sang mot lat da.
Tôi theo ông, di theo con đường cũ trở về diém "Hậu mã". Ông nói :
— Thánh thượng đang ngự ở đấy, xung quanh có phi tần chau chực, nên chưa
thể yết kiến. Ta hãy tạm ra ngoài.
Ông san mâm cơm cho tôi ăn. Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon
vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia. Ăn xong, thấy một viên
quan hầu cận chạy lại mời quan Chánh đường vào và bảo tôi đi theo. Đột nhiên,
thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào. Ở trong tối om, không thấy
có cửa ngõ gi cả. Di qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy, đến một cái phòng
rộng, ở giữa phòng có một cái sập thếp vàng. Một người ngồi trên sập độ năm, sáu
tuổi, mặc áo lụa đỏ. Có mấy người đứng hầu hai bên. Giữa phòng là một cây nến
to cắm trên một cái giá bằng đồng. Bên sập đặt một cái ghế rồng sơn son thếp
vàng, trên ghế bày nệm gấm. Một cái màn là che ngang sân. Ở trong có mấy người
cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu
áo đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Xem chừng Thánh thượng
thường thường vẫn ngồi trên ghế rồng này, nay người rút lui vào màn để tôi xem
mạch Đông cung cho that ki.
Tôi nín thở đứng chờ ở xa. Quan Chánh đường truyền lệnh cho tôi lạy bốn lạy.
Thế tử cười :
— Ông nay lay khéo !
Quan Chánh đường lại truyền mệnh :
— Cu già yếu, cho phép cụ ngồi hầu mạch.
Tôi khúm núm đến trước sập xem mạch. Xem xong, nghe trong màn có tiếng
nói nhỏ :
— Cho ông ta xem cả thân hình nữa !
Một viên quan nội thân? đứng chầu đến bên sập xin phép thế tử. Thế tử đứng
dậy, coi áo, đứng bên giường cho tôi xem. Tôi xem ki tất cả lung, bụng va chân
tay một lượt. Quan Chánh đường lại truyền mệnh bảo tôi lạy tạ rồi đi ra. Tôi đứng
dậy lạy bốn lạy. Thấy quan Chánh đường bảo một tiểu hoàng môn đưa tôi ra
"phòng tra" ngồi. Một lát sau, ông đến hỏi :

(1) Quan nội than : quan hầu cận trong cung cấm.

— Cụ xem mach như thế nào ? Nên dùng thứ thuốc gi thì cụ cứ viết một tờ
trình lên.
Rồi ông lại tiếp :
— Bệnh đã nửa năm nay. Trước kia gầy lắm, nay đã hơi có da, có thịt, ban chất
yếu, bệnh đã lâu mà không bổ được, vì dùng dương dược thì nóng, mà dùng âm
dược thì trệt. Có khi phải dùng những vị phát tan mới xong !
Ông bảo quan Tả viện đem những đơn thuốc đang dùng đến cho tôi xem.
Nguyên khi ông đề cử tôi và nói mấy câu này là cũng có ý muốn tôi biết chừng.
Ông cũng có biết thuốc, tuy kiến thức về thuốc chưa sâu, nhưng hé bàn đến thuốc
là cứ muốn dùng thứ thuốc công phạt. Ông thường nói : "Có bệnh thì trước hết là
phải đuổi bệnh. Khi đã đuổi cái tà đi rồi hãy bổ, thì mới là cái phép đúng đắn
nhất". Nhưng theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá
no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi. Va lại, bệnh mac đã lâu, tinh khí khô hết, da
mặt khô, rốn lồi to, gân thời xanh, tay chân gầy gò. Đó là vì nguyên khí đã hao
mòn, thương tổn quá mức. Nếu chỉ lo dùng thứ thuốc công phạt khắc bác” mà
không biết rằng nguyên khí càng hao mòn dần thì chỉ làm cho người thêm yếu.
Bệnh thế này không bổ thì không được. Nhưng sợ mình không ở lâu, nếu mình
làm có kết quả ngay thi sẽ bị danh lợi nó ràng buộc, không làm sao về núi được
nữa. Chi bằng ta dùng thứ phương thuốc hoà hoãn, nếu không trúng thì cũng
không sai bao nhiêu. Nhưng rồi lại nghĩ : Cha ông mình đời đời chịu ơn của nước,
ta phải dốc hết cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của cha ông mình mới
được. Nghĩ đi nghĩ lại một hồi, tôi mới nói :
— Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sac, Thế là âm dương đều bị tổn hại,
nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên
thiên”) và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên”. Chính khí ở trong mà thắng thì
bệnh ở ngoài sẽ tự nó tiêu dần, không trị bệnh mà bệnh sẽ mất.

(1) Đương dược : thuốc có tính nóng ; dm dược : thuốc có tính lạnh ; ứré : ứ đọng không lưu thông.
(2) Vị phát tán : vị thuốc có tác đụng làm cho người bệnh đổ mồ hôi.
(3) Thuốc công phạt khác bác : loại thuốc dùng để chữa bệnh cho mau khỏi nhưng rất hại đến sức
khoẻ của người bệnh.
(4) Mạch tế, sác : mạch nhỏ và đập nhanh.
(5) Tiên thiên : cái bam sinh của con người khi còn trong bao thai, ngày nay gọi là gien di truyền.
(6) Háu thiên : cái do nuôi dưỡng, được hình thành sau khi ra đời,

Ong tỏ ý kiến nói đi nói lại mấy lần, nhưng tôi vẫn cứ giải thích mãi. Ong nói :
— Cụ đã có chủ ý như thế thì cụ cứ viết ra thành phương thuốc để dâng lên.
Tôi vâng lệnh viết tờ khải rằng :
"Châu mạch, thấy sáu mạch tế, sác và vô lực, hữu quan yếu, hữu xích lại càng
yến hơn. Ay la ti dm hu, vi hoa qua thinh, khéng giit duoc khi duong, nén dm hoa
di can. Vi vậy, bên ngoài thấy cổ trướng, đó là tượng trưng ngoài thì phù, bên
trong thì trống. Nên bổ tì thổ thì yên. Nay phỏng dùng : bạch truật (một lang”),
thuc dia (ba đông”), can khương (hai đồng), ngũ vị (một đồng). Sắc cho đặc, môi
một lan uống mot thìa trà điều với nước sâm sắc đặc. Uống khi lung bụng.
Tiểu thân Lê Hữu Trác phụng kê".
Tôi viết xong đưa lên. Ông nhìn kĩ một hồi, xem có ý ngại. Các thầy lang ngồi
đấy cũng muốn xem. Ông không cho, đút giấy vào túi áo, cười :
— Phương thuốc và lập luận của cụ khác chúng ta nhiều.
Ông bảo một nội thần mang tờ giấy vào. Một lát sau, ông đứng dậy bảo tôi đi
theo, trở về diém "Hậu ma". Uống trà một lát, ông nói với tôi :
— Cụ đi xa xôi vất vả, giờ hãy tạm về nghỉ. Có bà con bạn bè mời mọc cũng
không được đi đâu. Để chờ thánh chỉ xem như thế nào.
Tôi từ giã, lên cáng về dinh Trung Kiên. Trong vòng mười ngày, bạn bè trong
kinh đều đến thăm hỏi, thường tình như thế.
(Theo LÊ HỮU TRÁC, Thượng kinh kí sự,
bản dịch của PHAN VÕ, NXB Văn học, Hà Nội, 1971)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Cho biết Lê Hữu Trác dùng bao nhiêu lần từ thánh chỉ, thánh thượng, thánh
thể trong đoạn trích ? Những từ đó dùng để chỉ cái gì, chỉ ai và dụng ý của
tác giả ?
(1) Lang : don vi trọng lượng thời xưa, tương đương với 40 gam.
(2) Đồng : bằng một phần mười lạng (4 gam).
2. Trong đoạn trích, tác giả kể ra rất nhiều người phục vu, từ quan quân đến
người hầu. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì về uy quyền của chúa
Trịnh Sâm ?
3. Để đến được nơi ở của thế tử Cán, Lê Hữu Trác phải đi qua những nơi nào ?
Quang cảnh và cách bài tri từng nơi tac giả di qua gợi cho anh (chị) suy nghĩ gi
về cuộc sống của chúa Trịnh ?
4. Dựng lại không khí khám bệnh cho thế tử Cán trong phủ chúa Trịnh. Chú ý tới
sự hối hả, tấp nập có vẻ trang nghiêm nhưng hài hước qua cách kể của người
tường thuật.
5. Theo anh (chi), cách viết kí của Lê Hữu Trac có gì đặc sắc ?

BÀI TẬP NÂNG CAO

Anh (chị) hay dựng lại hình tượng nhân vật Lê Hữu Trac qua đoạn trích Vào
phú chúa Trịnh.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Kí trung đại Việt Nam
Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về con người, sự vật, phong cảnh,... Kí của Việt
Nam khá đa dạng, phong phú và thực sự ra đời vào thế ki XVIII. Ta có thể coi Công dư tiệp kí của
Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII) là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt Nam. Tiếp theo là hàng loạt tác
phẩm kí khác như Cát Xuyên tiệp bút của Trần Tiến, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Bắc hành
tùng kí của Lê Quynh, Vũ trung tuỳ bút của Pham Đình Hổ,... Đến thế kỉ XIX, những tác phẩm kí viết
về phương Tây bắt đầu xuất hiện. Tác phẩm đầu tiên là Tây hành kiến văn kỉ lược của Lí Văn Phức,
sau đó là Như Tây nhật kí của nhóm tác giả Phạm Phú Thứ,...
Thượng kinh kí sự là tác phẩm kí độc đáo được Lê Hữu Trác hoàn thành vào tháng 8 -
1783. O đó, tác giả đã kết hợp nhiều hình thức nghệ thuật của kí như : du kí, nhật kí, hồi kí, kí
phong cảnh, kí ghi người, ghi việc,... Phải thừa nhận rằng, đến Thượng kinh kí sự, thể kí văn
học đích thực của Việt Nam mới thật sự ra đời. Đọc xong tác phẩm, ta thấy hình tượng nhân
vật tac giả hiện lên rõ ràng, sinh động. Day là một thi nhân, một ẩn sĩ thanh cao, một danh y
lỗi lạc đã tự đặt mình ra ngoài vòng cương toả và mỗi khi nghe tới hai chữ "công danh" thì sợ
đến "dựng cả tóc gáy" bởi đã mắc vào rồi thì "trời cứu cũng không thoát được". Ngoài ra, ta
còn thấy Lê Hữu Trác là người lúc nào cũng đau đáu một nỗi thương cha mẹ, yêu quê hương,
nhớ bạn bè thân thích đến không cầm được nước mắt. 

Tin tức mới


Đánh giá

Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.