Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Có ki năng phan tích.
Biết vận dung kĩ năng này vào việc viết đoạn văn phân
tích một vấn đề xã hội.
1. Đọc các đoạn trích sau và cho biết thao tác phân tích cụ thể trong đó :
GIÁ NGƯỜI
Giá người là một vật kiếm được bởi sự coi trọng của người khác. Phàm người
al cũng thích có giá ; mà nói chung ai cũng có lúc được có giá. Gia người, ai cũng
có : mà rộng hay hẹp, lâu hay ngắn. thì đó là chỗ người ta hơn kém nhau.
Trong nhà người ốm thì ông thầy thuốc có giá ; trong đám hội chùa thì ông sư
có giá ; trong bàn xóc đĩa thì ông mở bát” có giá ; trong đám mổ lợn thì ông cầm
dao bầu có giá ; sông to sóng cả, khách lạ giời chiều, bến vắng đò thưa, một chiếc
thuyền nan, thì cô lái có giá. Đình đám ai, giá người ấy ; giá ai, đình đám ấy. Giá
ông mo bát chi trong bàn xóc đĩa ; ngoài bàn xóc đĩa, ông mở bát không có giá.
Xóc dia đã tan ban, thì hết giá ông mở bát. Giá ông cầm dao bau, chỉ trong đám
mổ lợn ; ngoài đám mổ lợn, ông dao bầu không có giá. Thịt lợn đã lên đĩa, cũng
hết giá ông dao bầu. Mấy cái kia đại khái cũng như thế. Dau rộng, hep, lâu, chóng,
hoặc có hơn kém nhau ít nhiều, nhưng tự người quân tử coi xem, chỉ như thanh
đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được là bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi. Ông
Mạnh Tử thưa vua Tề Tuyên có nói rằng : "Xin vua đừng thích cái sự mạnh bạo
nhỏ”. Ta cũng muốn người đời đừng thích cái giá nhỏ.
(Theo Tản Đà)
HỌC VẤN VÀ VĂN HOÁ
Xin đừng vội nghĩ cứ có học vấn, bằng cấp cao là nghiễm nhiên trở thành
người có văn hoá. Trình độ tri thức văn hoá cũng chỉ mới là tiền đề. Nếu sự
(1) Ông mở bát : người mở cái bát để xem quân xúc xắc hiện ra mặt nào trong bàn chơi xóc đĩa.
rèn luyện nhân cách kém thì tiềm năng hiểu biết đó dé tạo nên thói hom hinh,
khinh đời ; phong cách sống càng xấu đi, càng giảm tính chất văn hoá. Trong thực
tế, ta thấy không hiếm những người có học mà phong cách sống lại trái ngược. Họ
mở miệng là văng tục, nói câu nào cũng đều có kèm từ không đẹp. Mặt vênh vênh
váo váo, coi khinh hết thảy mọi người. Trò chuyện với ai thì bao giờ cũng hiếu
thắng, nói lấy được, nhưng khi gặp khó khăn thì chùn bước, thoái thác trách
nhiệm. Trong lúc đó, có người học hành chưa nhiều, chưa có học hàm học vị gì
nhưng khiêm tốn, lịch sự, biết điều trong giao tiếp, khéo léo và khôn ngoan trong
cách ứng xử trước mọi tình huống của cuộc sống. Rõ ràng chất văn hoá trong
phong cách sống phụ thuộc nhiều vào ý thức tu dưỡng tính nết, học tập trường đời
và kết quả giáo dục của gia đình.
Tất nhiên, tác động của trình độ học vấn đến sự nâng cao phong cách văn hoá
của một người rất lớn. Cách suy nghĩ, cách giải quyết mâu thuẫn, sự ước mơ, kì
vọng và sự trau dồi lí tưởng có liên quan mật thiết đến tiềm năng hiểu biết. Da số
những người có học vấn cao thường có phong cách sống đẹp. Không thể phủ nhận
thực tế đó, chỉ có điều cần nhớ là trình độ học vấn và phong cách sống văn hoá
không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau.
(Theo Trường Giang)
2. Viết đoạn văn phân tích theo các đề sau :
Đề 1. Viết đoạn văn bàn về được và mất trong cuộc sống.
Goi ý : Được và mất trong cuộc sống không tách rời nhau. Muốn học giỏi,
phải mất công học tập ; muốn có bạn phải biết quý trọng ban,... Không ai được mà
không mất gì và cái có được không phải là có mãi. Có khi được mà lại là mất, có
khi mất mà lại được. Vậy hãy phân tích để thấy những cái được và những cái mất
ở đời, từ đó có thái độ đúng đắn đối với cuộc sống.
Đề 2. Viết đoạn văn phân tích mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể.
Gợi ý : Phật tổ Thích Ca Mau Ni có lần hỏi đệ tử : Lam thế nào để một giọt
nước không bị khô mất ? Các đệ tử suy nghĩ mãi mà không tìm ra giải pháp.
Cuối cùng Phật tổ trả lời : Hãy đem nó về với sông, hồ, biển cả. Cũng từ gợi ý
đó có thể suy ra : Từng cá nhân thì yếu đuối, nhưng hoà mình vào tập thể thì lại
có sức mạnh.
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn