Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu duoc khái niệm ngữ cảnh va các yếu tố tao nên
hoàn cảnh giao tiếp.
Biết vận dụng kiến thức trên vào việc doc - hiểu văn bản
va lam van.
I- KHÁI QUÁT VE NGỮ CẢNH
Ngữ cảnh được hiểu một cách chung nhất là tất cả những gì có liên quan đến
việc tạo lập và lĩnh hội câu nói (hoặc câu văn). Ngữ cảnh gồm văn cảnh và hoàn
cảnh giao tiếp.
106
1. Van cảnh là những wr, ngữ, câu đi trước hoặc di sau một don vị ngôn ngữ
nhất định.
2. Hoàn cảnh giao tiếp : Trước hết, đó là hoàn cảnh giao tiếp hẹp, tức cuộc
giao tiếp diễn ra ở đâu, bao giờ, các bên tham gia giao tiếp gồm những ai.
Nói đến các bên tham gia giao tiếp như là những yếu tố của hoàn cảnh giao
tiếp, người ta không chỉ nói đến anh A, chị B, mà còn tính đến cả quan hệ giữa họ,
trạng thái tâm lí và trạng thái hiểu biết của họ, chủ đề và mục đích giao tiếp của
họ, kênh giao tiếp mà họ sử dụng, v.v.
Khi xét hoàn cảnh giao tiếp, người ta đặc biệt chú trọng đến quan hệ giữa các
bên giao tiếp, bởi vì quan hệ này chi phối mạnh mẽ việc lựa chọn từ ngữ và cách
diễn đạt trong giao tiếp.
Theo lí thuyết giao tiếp, các mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp được quy
về hai kiểu chính : quan hệ thân sơ và quan hệ vị thế.
Quan hệ thân sơ là quan hệ gần gũi hay xa cách giữa các bên tham gia giao
tiếp. Giao tiếp trong gia đình hay giao tiếp giữa bạn bè là giao tiếp gần gũi. Nhưng
giao tiếp giữa các đối tác trong giao dịch thường là giao tiếp có khoảng cách. Gặp
bạn cũ, ta có thể vồn vã hỏi han nhưng gặp một người lạ, ta phải giữ ý tứ, giữ
khoảng cách trong trò chuyện.
Quan hệ vị thế là quan hệ được xác lập dựa trên địa vị xã hội hay tuổi tác của
các bên giao tiếp. Những người có chức quyền, có địa vị xã hội, những người lớn
tuổi thường được coi là người bề trên. Khi giao tiếp với người bề trên, người bề
dưới phải chọn cách nói lễ phép, lịch sự. Chẳng hạn, trong giao tiếp của người
Việt, trẻ con phải biết cách thưa gửi, không được nói "trống không" với người lớn.
Còn trong trường hợp có quan hệ ngang vai (chẳng hạn, cùng địa vị xã hội, cùng
tuổi,...), các bên giao tiếp có thể thoải mái hơn trong cách lựa chọn từ xưng hô, có
thể nói "trống không" hoặc có thể sử dụng những từ ngữ mang màu sắc thân mật,
suồng sã,...
Hoàn cảnh giao tiếp còn được hiểu rộng hơn, như là bối cảnh văn hoá, xã hội,
chính tri,... của cuộc giao tiếp. Ví dụ, giao tiếp của hai chị em Liên trong truyện
Hai đứa trể của Thạch Lam dién ra trong bối cảnh Việt Nam là thuộc địa của thực
dân Pháp, cuộc sống của đại đa số người lao động là nghèo khổ, tăm tối, lay lắt.
LUYEN TẬP
1.Hãy chi ra những yếu tố làm nên ngữ cảnh của cuộc giao tiếp giữa các nhân
vật trong đoạn trích Đổng Mdu (tuéng Sơn Hậu).
2. Nhà văn giao tiếp với người đọc qua tác phẩm của mình. Hãy chỉ ra những
nhân tố thuộc về ngữ cảnh của cuộc giao tiếp này và cho biết ngữ cảnh của
cuộc giao tiếp "nhà văn — độc gia" có gi khác so với ngữ cảnh của những cuộc
giao tiếp thường ngày.
3. Tại sao khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể (ví dụ : bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
của Nguyễn Đình Chiểu, bài Chiếu cầu hiển của Ngô Thì Nhậm,...), người ta
thường tìm hiểu tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
4.Đọc đoạn trích Cha téi (Dang Huy Trứ) và cho biết tại sao trong lời nói của
các nhân vật có lúc dùng các từ ngữ trang trọng như "tiên sinh", "than phụ",
"thiên tử", "vị tân khoa”, "bậc đỗ đại khoa”, lại cũng có lúc dùng những từ ngữ
thân mật như "con tôi", "han", "nhà ta",...
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn