Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


TIỂU DẪN

Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) hiệu Tỉnh Trai và Vong Tân, tự là Hoang
Trung, người làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực : giáo dục, văn hoá, kinh tế,
quân sự, văn học,... và trên lĩnh vực nào cũng để lại dấu ấn không mờ.
Năm 1843, khi mười tám tuổi, Đặng Huy Trứ đỗ cử nhân. Song trong khoa
thi Ân khoa”) năm 1848, mặc dù đã đỗ tiến sĩ, xếp thứ bảy nhưng vì phạm
huý!”” ông đã bị đánh trượt và bị tước luôn cả học vị cử nhân. Dù vậy, Đặng
Huy Trứ vẫn không nản lòng.
Là người đặt nền móng cho tư tưởng canh tân, Đặng Huy Trứ hoạt động
chính trị - xã hội và văn hoá không biết mệt mỏi. Noi gương ông, sau này
Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... dâng thư điều trần và ra sức vận
động nhằm đổi mới đất nước. Đáng tiếc rằng tư tưởng tân tiến của các ông
không được nhà vua bấy giờ để ý.
Đặng Huy Trứ sáng tác rất nhiều. Ông đã để lại khoảng một ngàn hai trăm
bài thơ và nhiều tác phẩm khác như Việt sử thánh huấn diễn Nôm, Sách học
vấn tân, Đông nam tận mĩ lục,... và một số ghi chép tan mạn khác.
Năm 1867, trong lúc bị ốm khi đang công cán ở Quảng Đông (Trung Quốc)
Đăng Huy Trứ nhớ tới quê nhà, hồi tưởng về người cha đáng kính của mình và viết
nên Đặng Dịch Trai ngôn hành lục. Đây là tác phẩm kí khá độc đáo của ông.

(1) Dang Dịch Trai ngôn hành luc : ghi chép về lời nói và việc làm của Dang Dich Trai. Dich Trai
là tên hiệu của Đặng Văn Trọng, thân phụ Đặng Huy Trứ.
(2) An khoa : Thời Nguyễn, ngoài khoa thi chính thức có định ki, gặp những ngày lễ lớn, nhà vua
thường mở thêm ki thi, cũng lấy đỗ như kì thi chính thức, gọi là An khoa.
(3) Phạm huý : phạm những điều cấm khi viết bài thi. Xem thêm chú thích (2) và (3) trang 14.

Mùa thu nam Quy Mão), tôi theo cha cùng người anh con bác trưởng là Đặng Huy
Sĩ đến trường Phú Xuan” để thi.
Chiều hôm trước ngày yết bảng công bố kết quả, tôi đi xem hát ở phủ An Phong,
Hồng Bảo.
Đến khi xướng danh, người đầu tiên được gọi là Lê Vĩnh Khanh ; người thứ hai là
Nguyễn Đăng Hành. Xướng đến người thứ ba, tiếng loa nói :
— Người xã Bác Vong”...
Tiếng loa chưa dứt thi si tử da kêu lên :
- Tiên sinh họ Đặng Ÿ” đỗ rồi. Người như thế, đỗ như thế là hợp với điều trông mong
của mọi chúng ta. Chúng ta may mà được xếp bên dưới tiên sinh cũng là phúc rồi.
Khoa này, ngoài ba người ho Dang nhà tôi di thi, trong xã có Đặng Văn Minh ở
giáp” Đông, Trương Văn Nguyên và Lê Văn Hội ở giáp Tây.
Cha tôi đang từ tốn cảm tạ mọi người thì tiếng loa chợt xướng đến tên tôi :
— Dang Huy Tru...
Mọi người ngạc nhiên :
— La nhỉ ! Cha không đô mà con lại đô. Do số mệnh chăng ? [...]
Lại nói, khi xướng danh thì tôi còn đương ở chỗ xem hát, ý định là để đến tối sẽ đi coi
bảng tú tai) xem có tên mình hay không. Quan chấm thi lúc đó không thấy tôi lên lĩnh mũ
áo phải sai quản vệ cưỡi voi truyền loa gọi. Các em nhỏ vội chạy báo tôi mau về. Về đến nơi
thì thấy cha tôi đã chuẩn bị bốn người bạn và giao cho anh Trần Huyền Phủ, con cô thứ hai
đưa tôi vào trường thi. [...]
Tôi bái lĩnh mũ áo trở ra. Sĩ tử bay tinh đi xem bảng lúc ấy thấy cha tôi dựa vào cây
xoài, nước mắt ướt áo. Mọi người lấy làm lạ hỏi :
— Con đỗ cao là việc đắng mừng, sao cụ lại khóc như gặp việc chẳng lành vậy ?
Cha tôi nói :
— Có gì đáng vui đâu. Đỗ đạt cao là để đành cho người có phúc đức. Con tôi tính tình
chưa già dặn, chưa có đức nghiệp gì. Lúc đầu nghĩ cho hắn đi thi, chang qua là muốn cho

(1) Năm Quý Mao : 6 đây là năm 1843.
(2) Trường Phú Xuân : trường thi ở Huế lúc bấy giờ.
(3) Gia đình Dang Huy Trứ vốn ở Thanh Lương, khi đi thi ông lại dang kí quê ở Bác Vọng.
(4) Họ Dang : mọi người tưởng là Đặng Văn Trọng.
(5) Giáp : đơn vị hành chính thời xưa, nhỏ hơn thôn.
(6) Tú tài : học vị dưới cử nhân. Dang Huy Trứ khiêm tốn, ý nói rang mình chỉ đáng đỗ tú tài thôi.

han quen với tiếng trống trường thi mà thôi, may ma đỗ được tú tài thi ở nhà dạy trẻ cũng
đủ miếng cơm manh áo, chẳng may nữa thì cũng khỏi phải đi phu phen, binh dịch), đâu
dám có tham vọng được dự yến vua ban. Nào ngờ, mới một lần đi thi lại trúng thứ ba. Đó
là do triều đình nuôi dưỡng, tổ tông tích đức, gia đình giáo dục mà được thế. Chỉ sợ rồi lại
kiêu căng, tự mãn, ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, hoạ đã
sẵn chờ. Cổ nhân đã nói : "Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh da !"~. Thuyền nhỏ kham
sao nổi trọng tải lớn ! Tôi lo lắng là vì thế. Nhìn lên, tôi đội ơn tác thành của thiên tử, lại
cảm kích công vun trồng của tổ tiên, chỉ sợ con tôi không báo đáp được nghĩa nặng ơn
dày nên không cầm nổi nước mắt.
Nói rồi, nước mắt vẫn ứa ra, bạn bè khuyên giải mới thôi. Mọi người lại nói :
— Cha như thế, con như thế đủ rõ nền nếp giáo dục của gia đình. "Bi sắc tư phong"),
vốn là đạo trời vậy.
Rồi võ vai tôi và nói :
— Vị tân khoa hãy cố gắng cho thân phụ khỏi lo.
Khoa thi Hoi mùa xuân năm Đinh Mùi”) nhân tứ tuần đại khanh của đức Hiến
tổ Chương Hoàng đế Thiệu Trị, vua cho mở Ân khoa. Tôi đi thi. Đề thi kinh nghĩa do
chính vua ra. Cả hai vi Giáp, Ất” không một thí sinh nào làm được đủ các đề, tôi làm
đủ và được bảy phân. Còn bài văn đối sách thì không sát đề lắm. Các quan chấm thi là
Phan Thanh Giản, Trương Quốc Dụng đem quyển thi dâng vua, vua xem lại và nói :
"Không nỡ vì một tì vết mà bo" và cho tôi đỗ. Tôi được xếp thứ bay. Khoa ấy dé thi rất khó.

(1) Thời xưa, ai đỗ từ tú tài trở lên thì được miễn đi lính, đi phu.
(2) Câu này lấy ý của Trình Di (1033 - 1107) người thời Bắc Tống : Con người có ba điều bất hạnh :
tuổi trẻ mà đỗ đạt cao là điều bất hạnh thứ nhất ; dựa vào uy thế của cha anh để được quan cao
lộc hậu là điều bất hạnh thứ hai ; có tài cao, giỏi văn chương là điều bất hạnh thứ ba.
(3) Bỉ sắc tr phong : mặt này hơn thì mặt kia kém di. Đây là quan niệm của người xưa, hơn cái này
thi kém cái khác, được cái này thì mất cai kia,...
(4) Thi Hội : khoa thi do triều đình tổ chức, thường ba năm mở một lần, thí sinh phải đỗ thi Hương
mới được dự. Người đỗ kì thi Hội được học vi tiến sĩ.
(5) Năm Dinh Mùi : ở đây là năm 1847.
(6) Tứ tuần đại khánh : ngày mừng vua bốn mươi tuổi. .
(7) Ngày xưa, trường thi thường chia thành từng lô, gọi là w đánh thứ tu Giáp, At, Binh,... cho nên
ở đây Giáp là một, Ar là hai.
(8) Phan Thanh Giản (1796 - 1867), người Bến Tre, đỗ tiến si năm 1826 ; Trương Quốc Dung
(1797 - 1864), người Hà Tĩnh, đỗ tiến sĩ năm 1829. Hai ông đều làm giám khảo khoa thi năm 1847.

Trong chinh bang’ tám người đỗ chỉ có một mình Nguyễn Văn Hiển, người Mi Chánh,
huyện Phong Điền, trúng cả tam trường, đỗ Hội nguyên, còn đều chỉ đạt nhị trường. Tôi
vì làm được cả sáu dé kinh nghĩa, đạt điểm số cao nên được xếp trên Nguyễn Đức Tu,
người An Thư, Quảng Trị.
Tin tôi thi Hội đỗ báo về. Cha tôi lại rớt nước mat và nói :
— Bậc đồ đại khoa at phải là người phúc phận lớn. Con tôi đức độ ra sao mà được như
vậy, chỉ làm cho tôi thêm lo lắng.
Vào thi Đình, đề cũng do vua ra. Làm đến đoạn ca ngợi công đức, tôi dùng hai chữ
"phong đô”, không nhớ "phong do" là đồng âm với "phong đô địa phủ". Đến bài văn sách,
đoạn nói về "co dai làm hại lúa non" tôi dùng bốn chữ "nha miêu chi hại"), không để ý
rang "nha miêu" là đồng âm với "Gia Miêu", mà Gia Miêu là quê hương cua nhà vuat””,
Quan giám khảo là Hà Duy Phiên, người Hoàng Đạo, Thanh Hoá, là Hiệp biện đại
học sĩ tâu lên vua, tôi liên bị truất tiến sĩ và cách cả bằng cử nhân khoa trước, chờ khoa
sau cho thi lại.
Kì thi Đình năm ấy vào ngày 26 tháng 4. Đúng hôm đó, từ cuối nhà bên trái điện Cần
Chánh báo tin dữ : bác ngự y Đặng Văn Chức“) mất [...]. Tôi thì vừa bị đánh hong trong
kì thi Dinh [...]. Cả nhà lại càng buồn cho tôi. Riêng cha tôi cho rằng việc tôi bị truất cả
tiến sĩ và cử nhân như không có chuyện gì đáng kể, chỉ thở dai và nói :
— Nay chặt chân tay tôi, róc thịt xương tôi cũng được, tôi chỉ thương anh tôi thôi ! Công
việc của Trứ không đáng kể. Khi người ta đầy đủ lắm thì trời gạt bớt đi cho bằng. Gia đình
ta cực kì thịnh mãn rồi, việc Trứ gap phải như vậy là phúc cho nhà ta mà cũng là cái may
lớn cho bản thân Trứ. Song, sau cơn sấm sét, mưa móc lại có thể tưới nhuần. Trứ nếu cố
gang chịu khó học vẫn còn nhiều hi vọng. Riêng anh của ta ra đi là ra di mãi mãi. Từ nay về
sau có muốn chụm đầu vào nhau mà hàn huyên cũng không thể nào được nữa rồi.
Mấy ngày sau, việc tang bác tôi hơi thư, cha tôi mới khuyên nhủ tôi :
— Đã vào thi Dinh thì không còn đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thé đã lâu mà
nay con lại bị đánh trượt. Nhưng thôi. Nhân việc sai lầm tội lỗi của con, Táo quân tâu lên
Thiên tao, Am ti thi hành lệnh phạt, tước cả khoa danh của con là để rèn luyện cho con
nên người. Con không được vì thế mà thoái chí. Ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc, ông
Mai Anh Tuấn ở Thanh Hoá trước đây cũng đã từng bị cách cử nhân. Về sau, một người

(1) Thời Nguyễn, người ta chia tiến sĩ làm hai bảng : chính bảng và phó bảng. Chỉ những ai đỗ chính
bảng mới được khắc tên vào bia Văn Miếu ở Huế, đỗ phó bảng thì không được như vậy.
(2) Nha miéu chỉ hai: cái làm hai lúa non.
(3) Gia Miêu : quê của các vua triều Nguyễn ; bởi vậy câu "nha miêu chi hại" có thể hiểu là "cái
làm hại của Gia Miêu”.
(4) Đặng Văn Chức : anh Dang Văn Trọng, bác ruột của Dang Huy Trứ.

đỗ hoàng giáp, một người đỗ thám hoa. Buổi sáng mất, buổi chiều lai thu về, hẳn là sau
khi bị cách, các ông ấy đã nỗ lực tu tỉnh, cho nên đã sẩy chân ngã mà lại đứng lên được.
Tài học, phẩm hạnh của con còn kém các ông ấy muôn lần. Người ta ai chẳng có lúc mắc
sai lầm, quý là ở chỗ biết sửa chữa.
(Theo bản dịch của nhóm TRÀ LĨNH, trong sách
Văn xudi tự sự Việt Nam thời trung dai, tap hai: Kí,
NXB Giáo dục, 2001)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Đoạn trích có mấy sự kiện chính ? Hãy tóm tat nội dung từng sự kiện.
2. Phân tích lời đáp của thân phụ Đặng Huy Trứ khi mọi người hỏi : "Con đỗ cao là việc
đáng mừng, sao cụ lại khóc như gặp việc chăng lành vậy ?". Theo anh (chi), câu
“Thiếu niên dang khoa nhất bất hạnh dã” đối với ngày nay đúng hay sai ? Vi sao ?
3. Hãy chỉ ra tính triết lí trong lời nói của Đặng Dịch Trai trước việc con trai bị đánh trượt
tiến sĩ và bị tước cả học vị cử nhân.
4. Triết lí về việc đô — trượt trong thi cử của thân phụ Dang Huy Trứ gợi cho anh (chi)
suy nghĩ gi về việc thi cử của bản thân ?
5. Nêu ý nghĩa đoạn kết : "Ông Phạm Văn Huy ở Thiên Lộc... quý là ở chỗ biết
sửa chữa".

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Tự thuật

Bài Cha tôi thuộc loại văn tự thuật. Tự thuật là một trong những thé tài của kí. Ở Việt Nam thời
trung đại, kí chỉ thực sự ra đời từ thế kỉ XVIII khi người cầm bút ý thức và tự khẳng định được cái tôi
cá nhân của mình.
Kí tự thuật thường được dùng để kể lại cuộc đời, những kỉ niệm, những sự kiện lớn tác động
đến tâm tư, tình cảm, nhận thức xã hội của bản thân người cầm bút và người cầm bút thường
dùng đại từ ngôi thứ nhất để xưng hô trong tác phẩm. Một yêu cầu nghiêm nhặt dường như bắt
buộc đối với tác giả kí tự thuật trung đại là tính trung thực, không hư cấu. Bởi vậy ta không
ngạc nhiên khi thấy Đặng Dịch Trai nói : "Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã", nhưng khi
biết tin Đặng Huy Trứ bị truất cả tiến sĩ và cử nhân, ông lại thở dài và khuyên nhủ con : "Đã
vào thi Đình thì không còn đánh trượt nữa, từ đời Lê đến nay như thế đã lâu mà nay con lại bị
đánh trượt. Nhưng thôi". Rõ ràng Đặng Dịch Trai chỉ tán thành việc triều đình đánh trượt học vi
tiến sĩ của Đặng Huy Trứ nhưng không hài lòng về việc triéu đình truất cả học vị cử nhân của
con ông.  

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.