Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Nội Dung Chính


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Nắm vững các nội dung cơ bẩn của cả ba phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một.
  • Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện để làm bài kiểm tra cuối Học kì.
  • Để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I, học sinh cần chú ý nắm được một số yêu cầu sau đây.

1. Về nội dung các phần Văn học, Tiếng Việt và Làm văn
a) Đối với phần Văn học, cần nắm được những nội dung chính trong sách
Ngữ văn II Nâng cao, tập một là những nội dung nào. Sự chuyển biến giữa
hai thời kì lớn của văn học viết có gì đáng chú ý ? Hệ thống lại các văn bản
đã học theo các tiêu chí : đề tài, chủ đề, nội dung cốt truyện, hệ thống nhân
vật,... thể loại, ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt ; các yếu tố nghệ thuật
nổi bật. (Kết hợp vận dụng các kiến thức và kĩ năng của phần Tiếng Việt để
củng cố thêm.) Bên cạnh việc nắm vững nội dung và hình thức vừa nêu của
các văn bản đã học cần chú ý :
— Những hiểu biết về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ;
— Những tri thức đọc - hiểu (văn học sử, lí luận văn học, văn hoá, lịch sử,...) và
vai trò của chúng trong việc hình thành kĩ năng đọc - hiểu, phương pháp tiếp cận
một tác phẩm văn học ;
— Chép lại và học thuộc những đoạn văn thơ hay ở các tác phẩm trong sách
Ngữ văn II Nâng cao, tập một (kể cả các văn bản phụ, văn bản đọc thêm của phần
Tiếng Việt, Làm văn).
b) Phân Tiếng Việt và Làm văn ở sách Ngữ văn 1l Nâng cao, tập một tập
trung vào những vấn đề gì ? Những nội dung lí thuyết nào cần chú ý (các phong
cách và đặc điểm của mỗi phong cách. Ngữ cảnh và tầm quan trọng của ngữ cảnh, vai
trò của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân, các thao tác lập luận nào được học
mới ?...). Bên cạnh những nội dung lí thuyết là các bài luyện tập về tiếng Việt ôn
lại các kiến thức đã học ở Trung học cơ sở và gắn với phần Văn học ; thực hành về
các thao tác lập luận ; về cách phân tích đề nghị luận văn học hoặc xã hội ; về
phỏng vấn và trả lời phỏng vấn....
2. Khi học ôn chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối Học kì I, học sinh
không nên chỉ học lí thuyết mà cần tập trung nhiều vào thực hành. Thực hành
đọc - hiểu, phân tích các văn bản trong phần Văn học (cả những văn bản đọc
thêm). Thực hành tiếng Việt gắn với các tình huống giao tiếp, các ngữ cảnh cụ thể.
Thực hành để vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các kiến thức và kĩ năng tiếng
Việt, tránh cứng nhắc, mòn sáo và gượng ép. Thực hành viết các đoạn văn với
quan niệm đoạn văn hoàn chỉnh thực sự là một bài văn thu nhỏ. Thực hành vận
dụng các thao tác nghị luận để viết được các đoạn văn, bài văn ; luyện tập cách
phát hiện, đề xuất và phát triển luận điểm ; thực hành cách lập luận....
3. Khi ôn tập, học sinh cũng cần thấy tính chất tích hợp của phần Văn học và
Lầm văn thể hiện trong sách này. Tính tích hợp được thể hiện không chỉ trong việc
sử dụng các văn bản văn học như là ngữ liệu để học về làm văn mà còn trong việc
sử dụng và khai thác các nội dung xã hội, chính trị, tư tưởng cũng như các vấn đề
nghệ thuật đặt ra trong các tác phẩm ở phần Văn học, những kiến thức về tiếng
Việt và luyện tập sửa chữa các lỗi trong sử dụng tiếng Việt. Việc tích hợp này vừa
góp phần soi sáng thêm cho nội dung đọc - hiểu văn bản, vừa làm cho các kiến
thức tiếng Việt trở nên gần gũi và thiết thực hơn.
Văn nghị luận đã học ở Trung học cơ sở, nhưng các nội dung ở lớp l 1 được nâng
cao hơn cả về lí thuyết lẫn hệ thống đề văn thực hành. Vì thế, khi ôn tập học sinh
cần liên hệ, so sánh để thấy sự kế thừa và phát triển của các nội dung này ở sách
Ngữ văn II Nâng cao, tập một.
4. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới đánh giá (đã nêu trong sách Wgữ văn 10 Nâng
cao), bài kiểm tra thường áp dụng một phần hình thức thi trắc nghiệm kết hợp với
tự luận. Tỉ lệ điểm trắc nghiệm và tự luận tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của
bài kiểm tra (trắc nghiệm thường chiếm 30 - 40%). Phần trắc nghiệm này sẽ kiểm
tra một cách tổng hợp các kiến thức đã học, cả Văn học, Tiếng Việt và Làm văn.
Phần tự luận kiểm tra năng lực cảm thụ văn học và các kĩ năng viết bài văn,
đoạn văn và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Để khuyến khích những suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo trong quá trình viết bài của
học sinh, đề bài kiểm tra tổng hợp có thể lựa chọn các đoạn văn bản tương tự với
các văn bản tác phẩm đã học nhưng chưa được giảng trên lớp để đánh giá các tri
thức đọc - hiểu văn bản và tiếng Việt. Các đề văn tự luận cũng được thay đổi theo
các yêu cầu cơ bản như : không viết đài ; chú ý cả nghị luận văn học và nghị luận
xã hội ; viết phải có luận điểm, luận cứ và lập luận rõ ràng, chắc chắn ; biết vận
dụng hợp lí các thao tác lập luận trong diễn đạt ; biết trình bày bài viết sáng sủa,
mạch lạc, chú ý chữ viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.... Đặc biệt khuyến khích các
bài viết có ý tứ phong phú, biết soi sáng vấn đề dưới nhiều góc cạnh, để đưa ra
được các nhận xét, đánh giá hoặc kết luận độc đáo, mang đậm màu sắc chủ quan
nhưng hợp lí và có sức thuyết phục cao. Các yêu cầu này đã được rèn luyện trong
các bài viết thường kì.
Học sinh có thể tham khảo bài kiểm tra tổng hợp sau đây.

ĐỀ LUYỆN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
Thời gian làm bài : 90 phút
Đề bài (gồm hai phần)
Phần I. Trắc nghiệm (12 câu, mỗi câu đúng được 0,25 điểm, tổng cộng : 3 điểm)
Cho đoạn trích sau :
"Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về
khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương "Thì treo giải nhất chỉ nhường
cho ai !", Thơ Xuân Hương Việt Nam hơn cả, vì đã thống nhất được đến cao độ hai tính
cách dân tộc và đại chúng. Xuân Hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi
chữ Hán, khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ định", cũng giỏi chiết tự
"duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang", và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài
tình. Nhưng Xuân Hương không chịu khoe chữ. Xuân Hương đối lập hẳn với cái thái cực
Ôn Như Hầu, bài Cung oán ngâm khúc của ông : "Áng đào kiểm đâm bông não chúng -
Khoé thu ba dợn sóng khuynh thành" lồn nhốn những chữ Hán nặng trình trịch.
Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày, và trên đất nước
nhà. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vứt hết sách vở khuôn
sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn. Cái đèo Ba Dội của Xuân Hương rõ là đèo ba đội,
ba đèo tùm hum nóc, lún phún rêu, gió lắt lẻo, sương đầm đìa, phong cảnh sống cứ cựa
quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có
thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm
chén hay lọ cổ. Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương : chợ
Trời, Kẽm Trống, Quán Khánh (Thanh Hoá), động Hương Tích,... Dễ ít nhà thi sĩ nào là
người Hà Nội như Xuân Hương, xưa đâu ở gần Lí Quốc Sư, đã từng đi dạo cảnh Hồ Tây,
ghé chơi chùa Trấn Quốc, từng hoài cổ trước cung Thái Hoà nhà Lí, tới đài Khán Xuân,
và còn để lại thơ hay thách cả sự lãng quên của thời gian, Xuân Hương vĩnh viễn hoá cái
chùa Quán Sứ của thời nàng".
(Xuân Diệu - dẫn từ Hồ Xuân Hương - Về tác gia và tác phẩm,
NXB Giáo dục, 2001)
Đọc đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước
câu trả lời đúng.
1. Vì sao đoạn trích trên được coi là một đoạn văn nghị luận ?
A. Vì có luận điểm mới mẻ, sắc sảo và có luận cứ giàu sức thuyết phục
B. Vì có luận cứ giàu sức thuyết phục và cách lập luận chặt chẽ
C. Vì có lập luận chặt chẽ và có luận điểm mới mẻ, sắc sảo
D. Vì có đầy đủ các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận.
2. Tiêu đề nào sau đây phù hợp nhất với nội dung đoạn trích trên ?
A. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
B. Hồ Xuân Hương — "Bà Chúa Thơ Nôm”
C. Tính dân tộc trong thơ Hồ Xuân Hương
D. Nội dung thơ Hồ Xuân Hương.
3. Ý nào sau đây có thể coi là luận điểm của đoạn văn ?
A. Xuân Hương cũng là một "nhà nho", cũng giỏi chữ Hán
B. Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, thơ
Hồ Xuân Hương có tính dân tộc hơn cả
C. Nội dung thơ Xuân Hương toát ra từ đời sống bình dân, hằng ngày
D. Xuân Hương nói ngay những cảnh có thực của núi sông ta, vứt hết sách vở
khuôn sáo, lấy hai con mắt của mình mà nhìn.
4. "Cái đèo Ba Dội của Xuân Hương rõ là đèo ba đội (...), phong cảnh sống cứ cựa
quậy lên, chứ chẳng phải chiếu lệ như cái Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, tuy có
thanh nhã, đẹp xinh nhưng bị đạp bẹp cho vào đứng im như trong một bức tranh in ở ấm
chén hay lọ cổ".
Ý chính mà câu văn trên muốn biểu đạt là gì ?
A. Thơ Bà Huyện Thanh Quan không hay
B. Thơ Hồ Xuân Hương hay hơn thơ Bà Huyện Thanh Quan
C. Thơ Bà Huyện Thanh Quan thanh nhã hơn thơ Xuân Hương
D. Thơ Bà Huyện thanh nhã, đẹp xinh nhưng không sống động bằng thơ
Xuân Hương.
5. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương".
Câu văn trên nên hiểu theo nghĩa nào ?
A. Không có thi sĩ nào ở nước ta làm nhiều thơ như Xuân Hương
B. Ít nhà thơ nào ở nước ta để lại nhiều thơ như Xuân Hương
C. Ít có nhà thơ nào viết nhiều về phong cảnh nước ta như Xuân Hương
D. Trên đất nước ta đâu đâu cũng thấy hình bóng Xuân Hương.
6. "... khi cần cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đinh", cũng giỏi chiết tự
"duyên thiên đầu dọc, phận liễu nét ngang”, và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".
Các chỉ tiết nêu trên nhằm chứng minh Xuân Hương là người như thế nào ?
A. Giỏi chơi chữ
B. Giỏi chữ Hán
C. Giỏi nghề thuốc
D. Giỏi câu đối.
7. Trong đoạn trích trên, thơ Hồ Xuân Hương được so sánh với thơ của ai ?
A. Chu Mạnh Trinh và Bà Huyện Thanh Quan
B. Ôn Như Hầu và Chu Mạnh Trinh
C. Bà Huyện Thanh Quan và Ôn Như Hầu
D. Bà Huyện Thanh Quan.
8. Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé chơi chùa Trấn Quốc, hoài cổ trước
cung Thái Hoà nhà LÍ, tới thăm đài Khán Xuân.
Câu văn trên mắc phải lỗi nào ?
A. Dùng sai nghĩa của từ
B. Câu thiếu bộ phận vị ngữ
C. Câu thiếu chủ ngữ
D. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.
9, Điển cụm từ nào cho đúng và hay vào dấu ba chấm trong câu văn sau :
"Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về
khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương... ".
A. Luôn đi trước
B. Luôn tiêu biểu
C. Giành giải nhất
D. Hay tuyệt vời.
10. "Dễ ít thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương".
Cách diễn đạt nào dưới đây tương đương với câu trên ?
A. Không thể có thi sĩ nào để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương
B. Dễ không ít thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương
C. Kể sao được những thi sĩ đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như
Xuân Hương
D. Thật ít có thi sĩ nào đã để lại dấu ấn thơ trên nước ta nhiều như Xuân Hương.
11. "Xuân Hương cũng là một "nhà nho" chẳng kém ai, cũng giỏi chữ Hán, khi cần
cũng ra được câu đối "mặc áo giáp dài cài chữ đính", cũng giỏi chiết tự "duyên thiên đầu
dọc, phận liễu nét ngang”, và dùng tên các vị thuốc bắc một cách tài tình".
Trong câu văn trên đây, tác giả chủ yếu sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. So sánh
B. Liệt kê
C. Điệp ngữ
D. Phóng đại.
12. Nội dung chính Xuân Diệu muốn làm nổi bật trong đoạn trích là gì ?
A. Thơ Hồ Xuân Hương đậm đà tính dân tộc
B. Thơ Hồ Xuân Hương rất tài hoa, uyên bác
C. Thơ Hồ Xuân Hương rất phong phú, sống động
D. Thơ Hồ Xuân Hương tràn đầy tinh thần yêu nước.
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Cáu I. (2 điểm) Nhà triết học Hi Lạp, Dê-nông (346 - 264 trước Công nguyên)
nói với một người bẻm mép : "Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn
và nói ít hơn".
Bằng một đoạn văn ngắn, giải thích ý nghĩa câu nói trên.
Cáu 2. (5 điểm) Chọn một trong các vấn đề sau để viết thành bài văn ngắn :
— Bút pháp lãng mạn trong truyện Chữ người tử tà của Nguyễn Tuân.
— Chí Phèo của Nam Cao, một nhân vật điển hình.
— Nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích Hạnh phúc của
một tang gia (trích Số đỏ). 

Tin tức mới


Đánh giá

Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.