Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


TIỂU DẪN

Ngô Tất Tố (1893 - 1954) quê ở làng Lộc Hà, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh,
nay là xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Ông đỗ đầu kì khảo
hạch ở địa phương năm hai mươi hai tuổi (1915), nên thường được gọi là ông
"đầu xứ Tố". Ngô Tất Tố biết chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ và cả tiếng
Pháp. Ông vừa là một nhà nho tinh thông cổ học, từng dày công nghiên cứu
triết học và dịch nhiều pho truyện Trung Hoa, vừa là nhà báo, nhà văn làm
báo viết văn theo lối mới, sức viết rất dối dào.
Nổi tiếng đồng thời trên nhiều lĩnh vực (khảo cứu, dịch thuật, viết báo, viết
văn), sự nghiệp, tác phẩm của Ngô Tất Tố khá phong phú, đồ sộ. Sử dụng hai
mươi sáu bút danh, cộng tác với hai mươi bảy tờ báo, Ngô Tất Tố đã viết và
cho in - kể cả báo chí dịch thuật, sáng tác văn học - khoảng một nghìn rưỡi
đơn vị tác phẩm.
Chưa tính đến các tác phẩm nghiên cứu triết học, văn học dịch, ba tuyển
tập được sưu tầm công bố năm 2005 (Kí sự - Truyện ngắn ; Chuyện người
đương thời, Tiểu phẩm báo chi ; Tha - Thơ dịch - Binh thơ), những tác phẩm
chính của ông có thể kể : về tiểu thuyết : Tắt đèn (đăng báo năm 1936, in
sách năm 1939), Lầu chõng (đăng báo năm 1939, in sách năm 1941) ; về
phóng sự : Tập an cái đình (1939), Việc làng (1940).
Ngô Tất Tố được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chi Minh về văn học và nghệ
thuật năm 1996.
Là thiên phóng sự dài nhiều chương (17 chương), xâu chuỗi với nhau theo một
chủ đề chung, Việc làng phơi bày những hủ tục "quái gở, mọi rợ" mà bọn sâu mọt
phong kiến cố duy trì ở nông thôn, đặc biệt là nạn "xôi thịt" và hậu quả nghiêm
trọng của nó. Cái gọi là "việc làng" có thể đẩy người dân quê nghèo khổ đến chỗ
bi đát, bế tắc : Chỉ vì một "cỗ oản tuần sóc", "một tiệc ăn vạ", một "góc chiếu giữa
đình",... họ đang sống lương thiện, yên bình bỗng lâm vào cảnh khốn quẫn ; phải
dỡ nhà làm củi bán, bỏ làng ra đi, thậm chí phải tự tử,...
Nghệ thuật băm thịt gà là chương IV thuộc phóng sự này.
1. Từ khi thôi học, tính ra đã gần mười năm, bay giờ tôi mới lại gặp Lang Vân.
Những chuyện tích lại trong một thời gian khá dài, lúc ấy được dịp xuất hiện, nó đã làm
cho chúng tôi đều phải quên ngủ, tuy đêm đã khuya.
Ngoài sân trời tối như mực và mưa sùi sụt, nước mưa rả rích giội xuống đầu thêm, (1) như thêm vẻ chứa chan cho mối tinh cửu biệt` ˆ.
Ga bat đầu gáy. Dưới bếp bỗng có tiếng người kham khoặc. Rồi thấy bóng đèn lập
loè. Một lát sau, nghe có tiếng gà đập cánh phành phạch và kêu quang quác. Tôi ngạc
nhiên hỏi :
— Người nhà đã sắp làm cơm đấy sao ?
Lãng Vân lắc đầu :
- Không ! Sáng mai nhà tôi phải chứa”) hàng xóm.
(1) Cứu biệt : cách biệt đã lâu.
(2) Chứa hàng xóm : cho hàng xóm ở lại trong nhà mình theo định lệ của làng.
Chita hang xóm cố nhiên không phải là một vấn dé để nói chuyện. Chúng tôi lang ra
chuyện khác. Đồng hồ điểm hai tiếng, mới cùng trùm chăn nằm ngủ.
2. Giấc ngủ của tôi đương ngon, thình lình bị tan bởi mấy tiếng lộc cộc của guốc, và
gay nên xuống thềm gạch. Tôi bừng mắt ra, trời đã sáng rõ, trong nha 16 nhố mấy ông
cụ già khăn áo té chỉnh, Lang Vân đang xoãn xoe chào mời các cụ một cách cung kính.
Giữ lễ xã giao với người lạ, tôi vội tung chăn ngồi dậy và đương lúng túng chưa biết nên
ở đó hay lánh di đâu, Lang Vân đã bung đến chỗ tôi ngồi một bộ bàn chè, một siêu!
nước sôi, bảo tôi cứ việc pha nước và uống tự nhiên.
Người đến mỗi lúc một đông. Già có, trẻ có, đứng bóng có. Toàn là đàn ông tất cả.
Trong nhà giường phan chật hết, người nhà phải quét cái thém mưa ướt rom rop, rồi trải
chiếu lên, để làm chỗ ngồi cho mấy ông tí nhau,
Hàng xóm vẫn lục tục kéo đến với những bàn chân đất lấm bê bê. Ai cũng như nấy,
sau khi đã đến bể nước giội qua, người ta đi nhón lên thêm, chùi chân vào cái chối rơm
làm phép, rồi bước xàm xạp lên chiếu.
— Sao không lấy gì mà che, lại đi đội trời thế kia ! Nước mưa ướt cả đồ lễ !
Tiếng thét của một ông già ở phản bên kia vừa dứt, thì ở dưới sân, một người vừa lù lù
bung mâm xôi gà lên thêm và đặt vào chiếc phản giữa. Rồi một người khác để luôn lên đó
hai chai rượu lớn. Con gà cũng không nhỏ lắm, ước chừng một người ăn cố mới hết.
Cổ xôi vừa kín cái lòng mâm đồng, nó phải độ bốn đấu gạo ! Còn hai chai rượu thi đầy
am ap, hang chai ba phần tư lít.
Mọi người ngồi yên, một ông đàn anh ra lệnh :
— Hàng xóm đã đến đông đủ ! Thằng Mới đem làm cỗ đi !
Thi ra cái người đội mâm xôi gà lúc nay chính là m6 6) làng. Hắn dạ một tiếng, thở
đài rồi khép nép đứng tựa bên cột :
— Thưa các cụ làm bao nhiêu cô ?
Ông đàn anh ấy lại lên giọng :
— Mày trông xem có bao nhiêu người kiến tại),
Thang Mới liếc mắt một lượt từ trong nha ra đến ngoài thêm, rồi thưa :
— Bẩm ba mươi tất cả.
(1) Siêu : ấm có tay cầm, dùng để đun nước hoặc sắc thuốc.
(2) Tí nhau : con, trẻ con (hàm ý vui đùa hay thân mật).
(3) Mo : người cùng đình chuyên đánh m6 rao việc làng thời trước (hàm ý coi khinh).
(4) Kiến tại : trông thấy tại chỗ.
Ở đầu dãy phan tay phải, thấy có tiếng hỏi :
— Hàng xóm ta mươi mấy suất, cụ có nhớ không ?
Rồi có tiếng đáp :
— Năm ngoái bảy mươi tám suất, năm nay mới thêm năm suất thế là tắm mươi ba suất
cả thảy.
Ông đàn anh vừa rồi nhìn vào thằng Mới :
- Vậy thì phải làm hai mươi ba cỗ!
, tim cỗ kiến tại, một cỗ chứa ễ một cô cho
mày, còn mười ba cỗ làm phần
Câu nói của ông ấy khiến tôi hết sức ngạc nhiên. Một con gà và bấy nhiêu xôi mà làm
đến mấy chục cõ, thì làm ra sao ? Chắc là còn có món gì khác nữa. Tôi nghĩ như thế.
3. Nhưng ma không. Chang có chi hết. Người nhà chỉ bung lên thêm nhà hai thúng
đĩa bát, một con đao, một cái thớt, một liễn nước mắm và hai chồng mâm.
Thằng Mới lễ mé bung mâm xôi gà ra thêm. Han nhac con gà sang chiếc mâm khác,
rồi chữa cô xôi hình tròn ra hình vuông.
Ồ lạ ! Con gà làm được hơn hai chục cõ, thật là một kì công ! Tôi phải giả vờ đứng
đậy ra sân để đến tận nơi mà coi cho rõ.
Thằng Mới dat thử con dao lên mặt cỗ xôi, hắn tính lầm bẩm giây lát, rồi xắn một
chiều làm sáu, một chiều làm bốn. Sau khi lấy một miếng xôi véo ra từng tí để phụ vào
các miếng kia, hắn nhấc mâm xôi sang bên cạnh và kéo cái thớt vào chỗ trước mặt. Cái
thớt khí trũng, hắn gọi thăng nhỏ đổi cho cái khác và hắn lầm bẩm một mình :
— Băm thịt gà cần dao phải sắc, thớt phẳng. Nếu mà dao cùn thớt trũng thì thịt sẽ bong
hết da !
Vừa nói, hắn vừa với sang thúng đĩa lấy đủ chục chiếc, bày la liệt trên mặt
thềm.
Thang nhỏ đã xách lên đó chiếc thớt mới nguyên, sac gỗ nghién còn do dong đọc.
Nhanh nhau, hắn sờ ngón tay vào lưỡi con dao, xem có bén không. Và hắn lật cái
tron bát liếc luôn ba lượt thật mạnh. Bay giờ mới gid đến bộ lòng ga. Mé, gan, tim, phổi,
các thứ đều được thái riêng và được bày riêng vào một góc đĩa. Tuy nó chỉ được một
đúm con con, nhưng trong mười đĩa không đĩa nào thiếu một thứ nào.
(1) Cổ : toàn bộ những món ăn bày thành mâm để cúng lễ, ăn uống.
(2) Có chứa : cô dành cho gia đình chủ nhà đã có công chứa hàng xóm làm nơi ăn uống tiệc tùng.
(3) Cổ làm phần : cỗ chia phần dành để mang về cho những người vắng mặt.
Rồi han nhac cả con gà ra thớt. Bat đầu chat lấy cái so ) sau mới chặt đến miếng
phao câu. Thình lình thấy hắn đứng lên ngoảnh mặt vào phía mấy ông đàn anh :
— Thưa trình các cụ, hôm nay so gà pha mấy ?
Một ông trong bọn nhìn qua vào đám nhiều tuổi, hình như để đếm đầu người,
rồi đáp :
— Ở đây chỉ có năm cu và bốn ông đàn anh. Vậy thì so gà pha năm, phao gà pha bốn.
Hắn lại ngồi xuống chỗ cũ. Trước hết hắn ghè dao vào giữa hai miếng mỏ gà, để cắt
cái sỏ ra làm hai mảnh. Rồi hắn úp cả đôi mảnh xuống thớt, chặt mảnh mỏ dưới làm đôi
và mảnh mỏ trên làm ba.
Tôi không biết những miếng thịt này có đều nhau không, chỉ thấy tất cả năm miếng,
miếng nào cũng có dính một tí mỏ.
Tiếp đến cuộc pha phao câu. Công việc tuy không lấy gì làm khó, nhưng hắn làm
cũng van có vẻ khác người. Bốn miếng phao gà, miếng nào cũng có đầu bầu, đầu nhọn,
chẳng khác một cái chũm cau” chẻ tu.
Sỏ ga bay vào một đĩa, phao gà bày vào một đĩa. Hắn lại cat lấy hai chiếc cánh gà,
chặt luôn làm hơn mười miếng và bày với đôi chân gà làm một đĩa nữa.
Bây giờ thì đến mình gà. Han lách lưỡi dao vào sườn con gà, cat riêng hai cái tỏi ga'
bỏ ra góc mâm. Rồi, lật ngửa con gà lên thớt, hắn ướm dao vào giữa xương sống và giơ
dao chém luôn hai nhát theo chiều dài cái xương ấy. Con gà bị tách ra làm hai mảnh. Môi
mảnh đều có một nửa xương sống. Một tay giữ thỏi thịt gà, một tay cầm con dao phay,
han băm lia lia như không chú ý gì hết. Nhung mà hình như tay han đã có cỡ sản, cho
nên con dao của hắn giơ lên, không nhát nào cao, không nhát nào thấp. Mười nhát như
một, nó chỉ lên khỏi mặt thớt độ một gang, và cách cái ngón tay hắn độ vài ba phân. Tiếng
dao công cốc đụng vào mặt thớt, nhịp nhàng như tiếng m6 của phường chèo! „ không lúc
nào mau, cũng không có lúc nào thưa. Mỗi tiếng cốc là một miếng thịt băng ra. Miếng
nào như miếng ấy, đứt suốt từ xương đến da, không còn dính nhau may may.
Trông những miếng thịt của hắn bốc ra góc mâm, mới đẹp làm sao ! Không dập,
không nát, không bong da, nó giống như tập cánh con bươm bướm. Nếu để trước môi mà
thổi, có thể bay được mười thước.
(1) So : thủ, đầu.
(2) Chiim cau : núm hình chóp (chữm) trên đầu trái cau. Cái chữm cau : phần chũm cau được cắt
roi ra.
(3) Toi gà : đùi gà chat ra (giống hình củ toi).
(4) CZ : khoảng cách dùng làm chuẩn.
(5) Phường chèo : nhóm người cùng làm nghề hát chèo thời trước.
Bam xong con gà, hắn móc túi lấy một nắm tăm. Mỗi miếng thịt gà, han xâu cho
một cái tăm vào giữa. Rồi hắn cắm vào mâm xôi. Cứ môi tảng xôi là bốn xâu thịt. Thịt
vừa hết, xôi cũng kháp. Té ra cái mình con gà, hắn đã băm được 92 miếng.
4. Lãng Vân cười hỏi tôi :
— Anh đã chịu nghề băm thịt gà của ông Mới làng tôi chưa ? Nhà hắn ba đời làm cái
nghề ấy, thì mới thạo được như thế. Người khác dễ ai làm nổi !
Tôi chịu lắm. Và tôi muốn dâng cho ông Mới ấy cái chức nghệ sĩ.
(Theo Ngô Tất Tố tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Việc Ngô Tất Tố xem "băm thịt ga" là một "nghệ thuật", và người "băm thịt ga" là
"nghệ si" gợi cho người đọc những suy nghĩ gi ? (Gợi ý : Việc "băm thịt gà” rất "nghệ
thuật” được miêu tả ở đây là thanh cao hay dung tục ? Vì sao ?...).
Thuật lại trình tự và nhận xét việc "băm thịt gà” của ông Mới (ở đoạn 3).
Gia sử bỏ đi các phan 1, 2, 4, chỉ giữ lại phần 3, đoạn trực tiếp thuật, tả việc "bam thịt
gà” thì thiên phóng sự này sẽ mất đi những gi ?
Cách quan sát, miêu tả của tác gia rất tỉ mi. Hãy chứng minh va chỉ ra tác dụng của
cách quan sát, miêu tả này.
Tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả, kể chuyện của Ngô Tất Tố trong bài
phóng sự này. (Gợi ý : Việc đan xen tả, kể với những mẩu đối thoại ở đây có ý
nghĩa gì ? Các chi tiết nghệ thuật miêu tả động tác, âm thanh có gì đặc sắc ? Thủ
pháp liệt kê, dùng nhiều câu miêu tả phủ định, biện pháp gây tò mò, chờ đợi.... có
tác dụng, hiệu quả như thế nào ?).
Không khí chung của cảnh chuẩn bị chè chén, chia chác, toàn bộ công việc "băm thịt
ga" đều được ghi chép, miêu ta, trần thuật theo cái nhìn của nhân vật "tôi". Điều nay
tạo được hiệu quả gì ? Tác phẩm có ý nghĩa phê phán hủ tục trong xã hội thuộc địa nửa
phong kiến như thế nào ?

TRI THỨC ĐỌC HIỂU

Phóng sự văn học

Phóng su là thể loại văn học mới xuất hiện trên cơ sở phát triển của bao chi hiện đại.
Có hai loại phóng sự : phóng sự báo chí và phòng sự văn học. Ranh giới giữa hai loại nay
không phải lúc nào cũng rõ ràng bởi cả hai đều coi trọng thông tin và độ tin cậy của những thông
tin ấy. (Vì vậy, người viết phóng sự thường dùng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra,
phỏng vấn, ghi chép tại chỗ,...).
Tuy vậy, phóng sự văn hoc, bên cạnh việc đáp ứng những yêu cầu về mặt thông tin, còn phải
coi trọng những yêu cầu về mặt thẩm mĩ. Dấu ấn phong cách cá nhân của người viết, việc hướng
người đọc vào thế giới bên trong của nhân vật, việc sử dụng các phương tiện biểu đạt của văn học
(kĩ thuật trần thuật, biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh cảm xúc,...) đã làm cho phóng sự đáp
ứng được yêu cầu thẩm mi và trở thành những tác phẩm văn học.
Trong văn học Việt Nam (giai đoạn 1930 - 1945), Tôi kéo xe (Tam Lang), Cơm thầy cam cô
(Vũ Trọng Phụng), Việc làng (Ngô Tất Tố),... là những phóng sự văn học có giá trị.  

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.