Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Nam duoc các nội dung chính của thao tác lập luận
phan tích.
Biết phân tích một vấn dé xã hội hoặc văn học.
1. Khái niệm và tác dụng của thao tác lập luận phân tích
Các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống thường bao gồm nhiều bộ phận, yếu tố.
Các bộ phận và yếu tố đó không tồn tại một cách tách rời mà đều có mối liên hệ,
tác động qua lại lẫn nhau. Chia tách sự vật, hiện tượng thành nhiều yếu tố nhỏ để
đi sâu vào xem xét một cách ki lưỡng nội dung và mối quan hệ bên trong của hiện
tượng và sự vật đó gọi là phân tích.
Đối tượng được phân tích có thể là một nhận định ; một văn bản, truyện ngắn,
bài thơ, đoạn văn ; một hành vi, một sự việc, nhân vật,... Nếu không phân tích,
chúng ta sẽ không thấy hết được giá tri, ý nghĩa của các sự vật, hiện tượng ; và do
đó cũng không đánh giá đúng được chúng. Nhờ phân tích, người ta thấy được mối
quan hệ giữa lời nói và việc làm, giữa bên trong và bên ngoài, giữa hình thức và
nội dung,... của một con người, sự vật, hiện tượng. Cũng nhờ phân tích, người ta
thấy được mối liên hệ giữa các bộ phận trong cơ thể, giữa các chỉ tiết trong cỗ máy
và thậm chí thấy được mối quan hệ của những sự vật, hiện tượng tưởng như chẳng
có gì gắn bó với nhau. Có rất nhiều mối quan hệ được xác định nhờ phân tích :
nguyên nhân và kết quả, chính và phụ, xa và gần, chung và riêng, khái quát và cụ
thể,... Từ việc phân tích, có thể chỉ ra những phẩm chất, năng lực, tính cách của
một con người ; thấy được khuynh hướng phát triển của sự vật,... Như thế tác dụng
của phân tích là làm rõ các đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài của một sự vật, hiện tượng, từ đó mà thấy được giá
trị của chúng.
2. Yêu cầu và một số cách phân tích
Phân tích cần đi sâu vào từng phương diện cụ thể để xem xét một cách riêng
biệt, nhưng không có nghĩa là tách rời khỏi cái chung, chi thấy cái nhỏ lẻ, chi tiết,
vụn vat,... Chính vì thé phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp, khái quát. Phan
tích mà không tổng hợp, khái quát thì sự phân tích đó sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.
Ngược lại, tổng hợp, khái quát mà không dựa vào phân tích thì sẽ thiếu cơ sở,
không vững chắc. Để có thể rút ra những kết luận đúng cân dựa trên sự phân tích
sâu sắc, ki càng, xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn diện từ nhiều phía.
Chẳng hạn đoạn trích sau đây :
"Nhìn vào ban đồ thế siới, đâu đâu ta cũng thấy mênh mông là nước. Dai
dương bao quanh lục địa. Rồi mạng lưới sông ngòi chằng chịt. Lại có những hồ
lớn nằm sâu trong đất liền, lớn chẳng kém gi biển cả. Cảm giác đó khiến nhiều
người trong chúng ta tin rằng thiếu gì thì thiếu chứ con người và muôn loài trên
quả đất không bao giờ thiếu nước. Xin được nói ngay răng nghĩ như vậy là
nhầm to.
Đúng là bề mặt quả đất mênh mông là nước, nhưng đó là nước mặn chứ
đâu phải là nước ngọt, lại càng không phải là nước sạch mà con người và
động vật, thực vật quanh ta có thể dùng được. Hai phần ba nước trên hành
tinh mà chúng ta đang sống là nước mặn. Trong số nước ngọt còn lại thì hầu
hết bị đóng băng ở Bắc Cực, Nam Cực và trên dãy núi Hi-ma-lay-a. Vậy thì
con người chỉ có thể khai thác nước ngọt ở sông suối, đầm, ao, hồ và nguồn
nước ngầm. Số nước ngọt như vậy không phải là vô tận, cứ dùng hết lại có và
đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Đủ thứ rác thải, từ
rác thải vô cơ, hữu cơ, những thứ rác có thể tiêu huỷ được, tới cả những thứ
hàng chục năm sau chưa chắc đã phân huỷ, cả những chất độc hại được vô tư
ngấm xuống đất, thải ra sông suối. Như vậy là nguồn nước sạch lại càng khan
hiếm hơn nữa. [... ]
Chớ nghĩ rằng nơi nào không có sông suối chảy qua thì cứ khoan sâu, khoan
thật sâu xuống lòng đất là có thể lấy được nước. Do việc sử dụng bất hợp lí và rất
lãng phí, các nguồn nước ngầm cũng đang cạn kiệt dần. Ở khu vực Tây Nguyên,
mấy năm nay, vào mùa khô, bà con ta phải khoan thêm rất nhiều giếng mới có thể
có nước để dùng hằng ngày đấy thôi. [...]
Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và để có nước sạch, hợp vệ sinh là rất
tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày
càng phải sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước”.
(Theo Trịnh Văn, báo Nhân Dân, số ra ngày 15 - 6 - 2003)
Trong đoạn trích trên, để làm nổi bật vấn dé nước ngọt dang khan hiếm dan,
tác giả đã đi sâu phân tích cụ thể nhiều phương điện : từ việc chỉ ra rằng nước trên
trái đất thì nhiều nhưng đó phần lớn là nước mặn, nước ngọt chỉ có ở các ao hồ,
nhưng ao hồ lại đang bị ô nhiễm bởi chính con người gây ra đến việc phân tích
hiện tượng khai thác và sử dụng bất hợp lí các nguồn nước ngầm,... Trên cơ sở
những phân tích cụ thể ấy, tác giả đi đến khái quát : Nước ngọt đang ngày càng
khan hiếm và để có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng là rất tốn kém. Vì vậy, con
người ngày càng phái su dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyén nước.
Nhìn chung, phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố, bộ phận để xem
xét. Nhưng muốn xem xét để chỉ ra đặc điểm nội dung và mối quan hệ giữa các bộ
phận ấy thì người phân tích cần vận dụng nhiều cách thức cụ thể khác nhau, chẳng
hạn : cắt nghĩa và bình giá, chỉ ra nguyên nhân — kết quả, phan loại đối tượng,
liên hệ đối chiếu...
LUYỆN TẬP
Hãy đọc các đoạn trích sau và xác định cách phân tích cụ thể trong mỗi đoạn.
1. "Trước sự thật, người làm khoa học có hai cách xử sự để lựa chọn. Hoặc theo
con đường mình đã tự lựa : trung thành với khoa học dù không được giới chính
thống thừa nhận. Hoặc chấp nhận những sự xuyên tạc theo thói quen, theo khoa
học rởm. Không ít nhà khoa học, nhà sử học có tài đã chọn con đường thứ hai
và được giới cầm quyền trọng vọng, ban khen, hậu thưởng và được sống một
cuộc đời êm dém. Am hiểu tâm lí con người, tướng Na-pô-lê-ông đã nói :
"Người ta đắt mũi con người bằng những cái phù phiém".
Nhưng trong lịch sử thế giới đã từng có nhiều gương sáng của các nhà khoa học
vì sự thật, vì chân lí. G. Bru-nô đã chững chạc bước lên giàn hoả thiêu, kiên quyết
không từ bỏ sự thật mà ông đã tìm ra. G. Ga-li-lê không chịu nổi áp lực của toà
án giáo hội... nhưng câu nói cuối cùng vẫn thốt lên một sự thật "Dù sao trái đất
vẫn quay” ; Tư Mã Thiên và nhiều nhà sử học chân chính của Trung Quốc đã anh
đũng viết lên sự thật dù trước mắt minh đã từng đầu rơi máu chảy... ".
(Theo Phạm Ngọc Uyén, trong sách Một gác nhìn của trí thức)
2. "Còn rất nhiều câu thơ tiêu biểu cho lối cảm xúc riêng của Xuân Diệu. Tôi chỉ
dẫn một ví dụ này nữa. Trong bản dịch 7? bà hành của Phan Huy Vịnh có câu :
Thuyền mấy lá đông tây lặng ngắt,
Một vừng trăng trong vat lòng sông
tả cảnh xung quanh thuyền sau khi người tì bà phụ vừa đánh đàn xong. Một
cảnh lặng lẽ, lạnh lùng ẩn sau một nỗi buồn âm thầm, kín đáo. Thế Lữ có lẽ đã
nhớ đến hai câu ấy khi viết :
Tiếng diều sáo nao nao trong vắt,
Trời quang mây xanh ngắt màu lơ.
Mặc dầu hai chữ "nao nao” có đưa vào trong thơ một chút rung động, ta vẫn chưa
xa gi cái không khí bình yên trên bến Tâm Dương. Với Xuân Diệu, cả tình lẫn
cảnh trở nên xôn xao vô cùng. Người kĩ nữ của Xuân Diệu cũng bơ vơ như người
tì bà phụ. Nhưng nàng không lặng lẽ buồn, ta thấy nàng run lên vì đau khổ :
Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nềo ;
Trời day trăng lạnh léo suốt xương da".
(Hoài Thanh —Thi nhân Việt Nam)
3. "Còn gì đáng buồn hơn khi mà giàu có về vật chất thì lại nghèo nàn đến thảm
hại về văn hoá tinh thần,... Một bộ phận thanh niên bây giờ nghĩ nhiều, nói
nhiều đến tiền bạc, hưởng thụ. Ăn mặc đẹp sang trọng, tiện nghi hiện đại lắm,
nhưng con người thì vô cùng mỏng. Gió thổi nhẹ là bay biến tứ tấn ngay. Ngày
trước dân ta nghèo, nhưng đức dày, nhân cách vững vàng, phong ba bão tap không
hề gi,... Chung quy tại giáo dục mà ra. Cha mẹ bây giờ chiều con quá, không để
chúng thiếu thốn gi. Vi thế mà chúng rất mong manh, dé vỡ, dé hư hong".
(Theo Nguyễn Khai, báo Pai tir)
4. ""Nỗi riêng, riêng những bàn hoàn” trong lòng Thuý Kiều đêm nay là vậy.
Nàng chỉ có thức với ngọn đèn dầu cho đến khi đầu khô trong dia ma dong
lệ vẫn không dứt đầm khăn. "Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khan", bởi
nàng chỉ có xót đau rồi đau xót chứ chưa tìm được phương kế nào. Bàn
hoàn mang ý quanh quan, quần quanh, lại thêm những bàn hoàn nên càng
thêm rối rắm. Âm điệu câu thơ lại xoáy sâu vào trong lòng cô độc, vào chỗ
sâu kín nhất, chi mình biết, mình hay (nổi riêng, riêng những), càng tăng
cái giày vò của tâm trạng đang hoàn toàn bế tắc”.
(Lê Trí Viên — Đến với thơ hay)
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn