Đời thừa( Nam Cao) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

  • Hiểu được bị kịch tỉnh thần đau đớn của người nghệ sĩ nghèo có hoài bão trong xã hội cũ và thái độ thương cảm trần trọng của Nam Cao đối với họ.
  • Thấy được nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ đặc sắc của tác giả.

TIỂU DẪN

Truyện ngắn Đời thừa được đăng lần đầu trên tuần báo Tiểu thuyết thứ
bảy. Truyện tập trung đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của
người trí thức nghèo khao khát sống cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một "hoài
bão lớn” về sự nghiệp văn chương có ích cho xã hội, nhưng cuối cùng chỉ vì
gánh nặng cơm áo gia đình mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô ích, một "đời
thừa". Và khi đã sống "thừa" thì những điều quý giá trong tư cách làm người —
như "lòng thương" - cũng dần dần bị đánh mất.
Văn bản dưới đây có lược một số đoạn.

1. Từ ngửng mặt lên nhìn Hộ ba lần. Ba lần, Từ muốn nói, nhưng lại không
dám nói. Hắn đang đọc chăm chú quá. Đôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại
với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán
rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền” đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của
má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt
hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ
tợn. Từ thấy sợ...
(Lược một đoạn : Từ hồi tưởng lại việc Hộ đã cứu vớt, cưa mang mẹ con Từ khi Từ bị tĩnh phụ,
những ngày tháng yêu thương và hạnh phúc,... Còn Hộ nghĩ : "đáng lẽ Hộ phải sung sướng lắm").
(1) Lưỡng quyền : gò má.
Nhưng Hộ chỉ sung sướng được ít lâu thôi. Sau cái hành vi đẹp của hắn, và cái
hành vi ấy được trả công bằng một tình yêu rất êm đềm, hắn chỉ còn nghĩ đến gia
đình, chỉ cốt làm sao nuôi được gia đình. Hộ vốn nghèo. Hắn là một nhà văn, trước
kia, với cách viết thận trọng của hắn, hắn chỉ kiếm được vừa đủ để một mình hắn
sống một cách eo hẹp, có thể nói là cực khổ. Nhưng bấy giờ hắn chỉ có một mình.
Đói rét không có nghĩa lí gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu
hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ
lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm
tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả ;
ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một
tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng ra một thời... Thế rồi, khi đã
ghép đời Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo. Hắn hiểu
thế nào là giá trị của đồng tiền ; hắn hiểu những nỗi đau khổ của một kẻ đàn ông
khi thấy vợ con mình đói rách. Những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí nhưng không
thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn. Hắn phải cho in nhiều cuốn
văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau
lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại
đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn
nạn... Khốn nạn ! Khốn nạn ! Khốn nạn thay cho hắn ! Bởi vì chính hắn là một
thằng khốn nạn ! Hắn chính là một kẻ bất lương ! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì
cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê
tiện. Chao ôi ! Hắn đã viết những gì ? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những
tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một
thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn
chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không
cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn
chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn, buồn lắm !
Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình ? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn
khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng
làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt ? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư ?
Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ? Đã một vài
lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn
của một nhà triết học kia : "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ".
Nhưng hắn lại nghĩ thêm rằng : Từ rất đáng yêu, rất đáng thương, hắn có thể hi
sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỈ đi ; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương ; có lẽ
hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người ; hắn là
người chứ không phải là một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái. Kẻ mạnh
không phải là kẻ giẫãm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là
kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình. Vả lại, hèn biết bao là một thằng con trai
không nuôi nổi vợ con thì còn mong làm nên trò gì nữa ?... Hắn tự bảo : "Ta đành
phí đi một vài năm để kiếm tiền. Khi Từ đã có một số vốn con để làm ăn ! Sự sinh
hoạt lúc này chẳng dễ dàng đâu !". Từ khi đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con
khác đã vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức, khóc mếu
suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. Từ săn sóc chúng đã đủ ốm người rồi,
chẳng còn có thể làm thêm một việc khác nữa. Hộ điên người lên vì phải xoay
tiền. Hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên nh để cho hắn
viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt
gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi,
không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng
phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt
nghẹn. Hắn đi lang thang, không chủ đích gì. Rồi khi gió mát ở bên ngoài đã làm
cái trần nóng bừng nguội bớt đi và lòng trút nhẹ được ít nhiều uất giận, hắn tạt vào
một tiệm giải khát nào mà uống một cốc bia hay cốc nước chanh. Hắn tìm một
người bạn thân nào để nói chuyện văn chương, ngỏ ý kiến về một vài quyển sách
mới ra, một vài tên kí mới trên các báo, phác hoạ một cái chương trình mà hắn biết
ngay khi nói là chẳng bao giờ hắn có thể thực hành, rồi lặng lẽ nghĩ đến cái tác
phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải
đi đày, một buổi chiều âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ
quê hương. Hắn cũng nhớ nhung một cái gì rất xa xôi... những mộng đẹp ngày
xưa... một con người rất đáng yêu đã chẳng là mình nữa. Hắn lắc đầu tự bảo :
"Thôi thế là hết ! Ta đã hỏng ! Ta đã hỏng đứt rồi". Và hắn nghĩ đến cái tên
hắn đang mờ dần đằng sau những tên khác mới trồi ra, rực rỡ hơn... Rồi hắn
ra về, thờ thẫn. Những sự bực tức đã chìm đi. Lòng hắn không còn sôi nổi
nữa, nhưng rñ buồn...
(Lược một đoạn : Cuộc sống gia đình càng khó khăn, Hộ càng đau khổ dằn vặt vì vỡ
mộng, hoài bão tiêu tan. Anh tìm đến với bia rượu. Mỗi lần say anh trở thành một kề vũ phu
đáng sợ và khi tỉnh rượu lại ân hận, thê thốt, hứa hẹn với Từ như một người chồng tốt... Mạch
truyện trở về hiện tại, kể tiếp việc Hộ đang đọc văn "chăm chú quá", bỗng nhiên ngẩng mặt
lên trò chuyện với Từ.)
2. Nhưng Hộ bỗng ngoảnh mặt lên. Hắn vừa gặp được một đoạn hay lắm nên
ngừng đọc, ngẫm nghĩ và để cho cái khoái cảm ngân ra trong lòng. Đôi mắt hắn,
tuy mới rời trang sách đã nhìn ngay lại phía Từ. Hắn mỉm cười, Từ cũng mỉm cười.
Hắn bảo :
— Này, Từ ạ... Nghĩ cho kĩ, đời tôi không đáng khổ mà hoá khổ, chính tôi làm
cái thân tôi khổ, tôi mê văn quá nên mới khổ. Ây thế, mà tuy khổ thì khổ thật,
nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi, chưa chắc tôi
đã đổi. Tôi cho rằng : những khi được đọc một đoạn văn như đoạn này, mà lại hiểu
được tất cả cái hay, thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng.
Sướng lắm ! Sao thiên hạ lại có người tài đến thế ? Mình tính : người ta tả cái cảnh
một người nhớ quê hương chỉ mất có ba câu, đúng ba câu !... Mình có hiểu
không ?... Ba câu giản dị một cách không ngờ mà hay được đến như thế này...
Hắn đọc lại đoạn văn. Hắn dịch nghĩa để Từ nghe. Hắn giảng giải cho Từ. Tuy
Từ chẳng hiểu được bao nhiêu, nhưng cũng tin lời hắn lắm. Từ giữ mãi nụ cười
hiền địu trong khi nghe hắn nói. Khi hắn ngừng nói đã được một lúc khá lâu, Từ
mới làm như chợt nhớ :
— Có lẽ hôm nay đã là mồng hai, mồng ba tây rồi, mình nhỉ ?
~ À phải ! Hôm nay mồng ba... Giá mình không hỏi tôi thì tôi quên... Tôi phải
đi xuống phố.
Từ nhắc khéo :
— Hèn nào mà em thấy người thu tiền nhà sáng nay đã đến...
Hộ sầm mặt lại :
— Tiền nhà... tiền giặt... tiền thuốc... tiền nước mắm... Còn chịu tất ! Tháng vừa
rồi tiêu tốn quá, mới mồng mười đã hết tiền. May mà còn có đất mua chịu được.
Hắn nghĩ đến món tiền hắn đã tiêu phí mấy hôm đầu tháng. Mỗi lần hắn bực
tức hay chán nản, hắn lại đi uống rượu, thành thử hết tiền sớm. Từ không hé môi
phàn nàn nửa tiếng, nhưng cả tháng Từ ăn và bắt các con ăn kham khổ, thường
thường đói nữa ! Quà sáng thì bỏ hẳn, có khi bữa tối cũng chịu nhịn cơm, ăn cháo.
Hộ trông thấy thế, thương vợ, thương con quá, và ân hận vì mình đã tiêu quá trớn.
Bởi vậy suốt từ mồng mười đến hết tháng, hắn không ra khỏi nhà để chẳng phải tiêu thêm tí gì...
Hắn vừa mặc quần áo, vừa nhắc thầm trong trí :
— Nhất định hôm nay không đi đâu cả... Lấy tiền xong là về ngay...
Nhưng Từ bảo :
— Mình đi phố thì đi ăn nhé. Còn có ít gạo chỉ đủ cho lũ trẻ. Em chả đong
thêm nữa, để mai trả tiền rồi lấy thêm luôn một thể... Em không để cơm mình đâu
đấy... Nhà chẳng còn gì ăn...
Hộ hơi cau mày. Bởi vì hắn sợ bước vào tiệm ăn lắm. Hắn có thể gặp ở đây
một vài người bạn... và khi ấy thì... ôi thôi ! Mặc kệ gia đình và những cái gì còn
lại !... Hắn sẽ uống rất khoẻ, nói toàn những chuyện vá trời lấp biển, rồi đi la cà
đến hết đêm mới về. Hắn nghĩ ngợi một chút rồi hắn bảo :
— Được ! Tôi sẽ mua cái gì về để cả nhà cùng ăn.
— Đừng phiền nữa ! Em cứ cho chúng nó ăn cơm trước rồi đi ngủ.
- Đừng ăn trước... Đợi tôi đem thức ăn về, ăn một thể. Tôi về sớm. Cả
tháng chúng nó đói khát, khổ sở, hôm nay có tiền cũng nên cho chúng nó một
bữa ăn ra hồn.
Từ mỉm cười :
— Vẽ chuyện !
Hắn mỉm cười, đáp lại. Hắn lại gần Từ, cúi xuống nắm lấy tay đứa bé và gọi
nó. Mặt hắn và mặt Từ ghé sát. Hắn cố ý khẽ chạm môi mình vào má Từ một cái,
Từ vờ giũ mấy cái bụi ở tay áo hắn. Vợ chồng nhìn nhau âu yếm. Hắn vuốt má Từ
một cái rồi ra đi.
3. Ở toà báo ra, Hộ đi thẳng tới một hiệu thịt quay. Hắn định mua mấy hào
thịt, vài cái bánh tây, gói đem về. Lòng hắn sáng bừng. Hắn tưởng tượng ra cái
cảnh lũ con háu ăn và đói khát, rón thịt bằng tay và ăn những miếng bánh thật to,
miệng phụng phịu và môi bóng nhờn những mỡ. Cái cảnh thô tục và cảm động !
Hắn sẽ cười thoả thích. Còn Từ sẽ ngồi bên hắn mà nhìn chúng, đôi mắt sung
sướng và thương hại loang loáng ướt... Đến trước cửa hiệu thịt quay, Hộ dừng lại.
Hắn cẩn thận nhìn trước, nhìn sau, trước khi vào. Một người quen có thể đi qua, và
nếu họ bắt gặp hắn đang cố nhét một gói thịt vào túi áo !... Không ! Không có gì
đáng ngại, ngoài đường phố... Nhưng trong hiệu, một thiếu nữ đẹp đang mặc cả...
Hắn đành đợi vậy. Trong khi đợi, hai tay chấp sau lưng, hắn làm ra vẻ đợi một
người bạn vừa vào một nhà nào gần đấy. Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn
giật mình quay lại.
(Lược một đoạn : Hộ gặp Trung và Mão, biết tin cuốn Đường về của một người bạn sắp
được dịch ra tiếng Anh, không cưỡng lại được nỗi bức xúc trong lòng, anh lại đi uống rượu.)
Hộ đã quên hẳn vợ con. Hắn chỉ còn háo hức muốn biết thêm về việc quyển
Đường về của Quyền được dịch ra tiếng Anh. Hắn bám lấy Mão và Trung. Ba
người vào một tiệm giải khát ở Bờ Hồ. Và chỉ độ nửa giờ sau, Mão và Trung đã
thấy Hộ đỏ tai, dộng một cái vỏ chai bia xuống mặt bàn :
- Cuốn Đường về chỉ có giá trị địa phương thôi, các anh có hiểu không ?
Người ta dịch nó vì muốn biết phong tục của mọi nơi. Nó chỉ tả được cái bề ngoài
của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm ! Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên
tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đón, lại vừa phấn khởi.
Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình... Nó làm cho người gần người
hơn. Như thế mới thật là một tác phẩm hay, các anh có hiểu không ? Tôi chưa thất
vọng đâu ! Rồi các anh xem... Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi,
nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nô-ben” và dịch ra đủ mọi thứ tiếng trên hoàn cầu !
(1) Giải Nô-ben : giải thưởng quốc tế hằng năm, được đặt ra từ năm 1901, theo di chúc của nhà hoá
học và công nghệ Thuy Điển An-phrết Nô-ben (1837 - 1896). Đây là một giải thưởng lớn, trao
cho những người có đóng góp xuất sắc trên nhiều lĩnh vực, trong đó có sáng tác văn học.
Trung gật gù cười, vẫn cái cười lặng lẽ của y. Mão thì cười hô hố. Hộ không
cười, mặt căng lên vì hứng khởi”). Hắn nói say sưa lắm. Và đến lúc đèn phố bật,
Trung và Mão muốn về, Hộ bảo luôn :
— Thong thả đã ! Đi đâu mà vội ? Chúng mình đi uống rượu... Tôi có tiền...

LẴNG:
4. Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. Hắn thấy mình mẩy
đau như dần, đâu nặng, miệng khô và đắng. Cổ thì ráo và rát cháy. Hắn đưa tay với
ấm nước ở trên bàn để uống. Âm nước đầy và nước hãy còn ấm. Đó là sự ý tứ của
Từ. Hộ hiểu thế, và lòng buồn nao nao. Bởi hắn lờ mờ nhớ ra rằng : hình như đêm
qua hắn say rượu, đi la cà chán rồi về, lại gây sự với Từ ; hình như hắn lại đánh cả
Từ, đuổi Từ đi, rồi mới đóng cửa lại và đi ngủ.... Hắn đột nhiên hoảng sợ, nhồm
dậy, mắt nhớn nhác tìm Từ. Nhưng không ! Từ vẫn còn nhà... Chắc hẳn trong lúc
quá say, hắn gài cửa nhưng chưa gài được, thành thử khi thấy hắn ngủ mệt rồi, Từ
lại bế con vào. Bây giờ Từ đang thiếp đi trên võng, đứa con nhỏ nằm bên. Từ vốn
đậy sớm quen. Sáng nay, chắc Từ mệt quá, vừa mới lịm đi, nên mới ngủ trưa như
thế. Đầu Từ ngoẹo về một bên. Một tay Từ trật ra ngoài mép võng, sã xuống, cái
bàn tay hơi xoè ra lỏng lẻo. Dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não. Hắn bùi ngùi.
Chao ôi ! Trông Từ nằm thật đáng thương ! Hèn chi mà Từ khổ cả một đời người !
Cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ. Hộ nhớ ra rằng : một đôi lúc, nếu
nhìn kĩ thì Từ khó mặt lắm. Đột nhiên Hộ nảy ra ý muốn lại gần Từ, nhìn kĩ xem
mặt Từ lúc bây giờ ra sao ? Hắn rón rén, đi chân không lại. Hắn ngồi xổm ngay
xuống đất, bên cạnh võng và cố thở cho thật khẽ. Hắn ngắm nghía mặt Từ lâu lắm.
Da mặt Từ xanh nhợt ; môi nhợt nhạt ; mi mắt hơi tim tím và xung quanh mắt có
quầng, đôi má đã hơi hóp lại khiến mặt hơi có cạnh. Hộ khẽ thở dài và lắc đầu ái
ngại. Hắn dịu dàng nắm lấy tay sã xuống của Từ. Cái bàn tay lủng củng rặt những
xương ! Trên mu bàn tay, những đường gân xanh bóng ra, làn da mỏng và xanh
trong, xanh lọc. Cái cổ tay mỏng mảnh. Tất cả lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì
ẻo lả, cần được hắn che chở và bênh vực... một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và
chật vật, cần được hắn vỗ về an ủi... Thế mà hắn đã làm gì để cho đời Từ đỡ khổ
hơn ? Hắn đã làm gì để cho Từ khỏi khổ ? Nước mắt hắn bật ra như nước một quả
chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc... Ôi chao ! Hắn khóc ! Hắn khóc nức
nở, khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy cái bàn tay bé nhỏ của Từ
vào ngực mình mà khóc. Từ thức dậy, Từ hiểu ngay, không cần hỏi một câu nào
cũng hiểu. Và Từ cảm động. Mắt Từ giàn giụa nước. Từ khẽ rút tay ra, vòng lên cổ
chồng, nhẹ nhàng níu hắn vào, để hắn gục đầu lên cạnh ngực Từ. Hắn lại càng
khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc :
(1) Húng khởi : tâm trạng vui thích, nức lòng.
— Anh... anh... chỉ là... một thằng... khốn nạn !...
— Không !... Anh chỉ là một người khổ sở !... Chính vì em mà anh khổ...
Từ bảo thế. Tay Từ níu mạnh hơn một chút. Ngực Từ thổn thức. Từ chực ngả
đầu sát vào vai Hộ. Nhưng đứa con, bị giằng, khóc thét lên. Từ vội buông chồng ra
để vỗ con. Tiếng vẫn còn ướt lệ, Từ dỗ nó :
~ A ! Mợ đây ! Mợ đây mà ! Ôi chao ! Con tôi nó giật mình... Mợ thương...
Hộ đã tránh chỗ để Từ đưa võng... Từ vừa đưa, vừa hát :
Ai làm cho khói lên giời,
Cho mưa xuống đất, cho người biệt Ìi ;
Ai làm cho Nam, Bắc phân kì,
Cho hai hàng lệ đầm đìa tấm thân...
(Nam Cao — Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1977)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Dựa vào nội dung truyện ngắn, hãy nêu rõ :
2.
a) Ý nghĩa của hai chữ "đời thừa" được dùng làm tên truyện.
b) Việc tự ý thức được tình trạng sống "thừa" như thế cho thấy đặc điểm nổi bật
gì ở nhân vật trí thức của Nam Cao.
Truyện thể hiện những mâu thuẫn cứ trở đi trở lại giằng xé nội tâm nhân vật Hộ.
Đó là những mâu thuẫn gì ? Vì sao Hộ không giải quyết được những mâu thuẫn ấy ?
3. Nỗi đau tinh thần của Hộ là nỗi đau gì ? Trong khi thể hiện nỗi đau này của Hộ,
Nam Cao không chỉ bộc lộ lòng cảm thương mà còn thể hiện niềm trân trọng
đối với nhân vật của mình. Hãy phân tích để làm rõ điều đó.
- Phân tích biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao trong một vài phần cụ
thể (phần 1 hoặc phần 4).
. Sự đan xen giữa những đoạn kể về hiện tại với những đoạn kể về quá khứ (theo
hồi ức của nhân vật) trong truyện ngắn có tác dụng thế nào đối với việc tạo tính
hàm súc và việc thể hiện tâm lí nhân vật ?
. Có thể xem Đời ihừa là truyện ngắn mang ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật của
Nam Cao. Đọc đoạn 1 và 3, chỉ ra và giải thích một số câu, đoạn tiêu biểu để
làm rõ "tuyên ngôn" ấy.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Ngôn ngữ Đời thừa đậm chất suy tư triết lí. Hãy tìm và phân tích một số biểu
hiện cụ thể của đặc điểm này trong tác phẩm.
Hồ Biểu Chánh có những đóng góp lớn cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ở
giai đoạn sơ khai trên các phương diện : mở rộng đề tài, dựng truyện, miêu tả
tính cách, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên của đời sống hằng ngày,... Một điều đặc
biệt nữa là ông thường vận dụng cốt truyện của một số tác phẩm văn học
phương Tây để viết về cuộc sống và con người Vệt Nam.
Cha con nghĩa nặng (1929) là tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh
gồm mười chương. Nhân vật chính của tác phẩm là Trần Văn Sửu - một nông
dân hết sức thật thà, chăm chỉ, có người vợ (Thị Lựu) lăng loàn, lẳng lơ. Một
hôm, Sửu bắt quả tang vợ ngoại tình. Vợ Sửu không biết hối lỗi lại còn nói
năng hỗn láo rồi níu chồng cho tình nhân chạy thoát. Sửu tức giận xô vợ,
không may vợ chết. Sửu hoảng sợ bỏ trốn nhưng mọi người nhầm tưởng anh
đã nhảy xuống sông tự tử. Mấy đứa con Sửu về ở với ông ngoại là hương thị
Tào), nhưng do hoàn cảnh túng quấn, hai đứa lớn phải đi ở cho bà hương
quản Tồn(2. Bà hương quản rất mến con của Sửu, hết sức đỡ đần và nhắm
dựng vợ gả chồng cho chúng. Ở nơi xa, nhớ con không chịu nổi, Sửu lẻn về
thăm nhà và gặp ngay bố vợ. Nghe hương thị Tào kể về những ân phúc mà
các con mình được hưởng, Sửu rất xúc động và quyết định đi biệt tích để
không làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng. Sửu vừa đi ra, con trai đầu
của Sửu là Tí biết chuyện liền chạy đuổi theo. Về sau, nhờ sự vận động của
con rể, Trần Văn Sửu được miễn truy tố và được sum họp với các con.
Đoạn trích dưới đây thuộc nửa sau của chương IX, kể lại cuộc gặp gỡ giữa
hai cha con Trần Văn Sửu.
Trần Văn Sửu chắp tay xát”) cha vợ rồi đội nón lên và bươn bả bước ra lộ), Hương
thị Tào vừa xây lưng đặng trở về nhà, thì thằng Tí ở trong nhà đò cửa chui ra. Nó thấy có
một mình ông ngoại nó đứng giữa sân thì nó hỏi rằng :
— Cha tôi đi đâu rồi ông ngoại ?
— Cha nào ở đâu ?
(1) Hương thị Tào : hương thị là một chức nhỏ trong bộ máy hành chính của làng Nam Bộ thời
Pháp thuộc ; 7ø là tên nhân vật.
(2) Hương quản Tồn : hương quản là người coi việc tuần phòng, giữ trật tự an ninh trong một làng
ở Nam Bộ thời Pháp thuộc ; 7ồn là tên nhân vật.
(3) Xá : vái.
(4) Lộ : đường đi.
— Tôi nghe hết. Nãy giờ tôi đứng tôi rình trong cửa. Ông ngoại giấu tôi làm chỉ ? Sao
đuổi cha tôi đi ?
Hương thị Tào đứng chưng hửng. Thằng Tí bỏ chạy ra lộ, ông ngoại nó muốn níu lại
không kịp. Nhờ trời sáng trăng, nên thằng Tí dòm theo lộ xuống Phú Tiên, thì nó thấy có
dạng một người đi. Nó đâm đầu chạy riết theo. Trần Văn Sửu ngó ngoái lại, thấy có người
chạy theo mình, không biết có phải làng tổng rượt theo bắt hay không, nên anh ta sợ, anh
ta cũng co giò mà chạy.
Cha chạy trước, con chạy sau, nhưng vì cha sợ chúng bắt, phải chạy đặng thoát thân,
nên chạy mau quá, con theo không kịp. Qua khỏi cánh đồng Phú Tiên rồi, Trần Văn Sửu
ngó ngoái lại, thì không thấy dạng người ta rượt nữa. Anh ta mừng thầm, song cũng còn
chạy, chớ chưa dám dừng lại.
Xuống tới cầu Mê Tức, phần thì mệt, phần thì mỏi cẳng, nên Trần Văn Sửu ngồi dựa
cầu mà nghỉ. Trên trời trăng thanh vằng vặc ; dưới sông dòng bích” nao nao. Cảnh im
lầm, mà lòng lại bồi hồi ; con vui sướng, còn cha thì sầu não.
Trần Văn Sửu ngồi khoanh tay ngó dòng nước chảy một hồi rồi nói trong trí rằng :
"Bây giờ mình còn sống nữa làm gì ! Bấy lâu nay mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống, ấy
là vì mình thương con, mình sợ nó không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình, mình sợ nó
bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết rõ nó thương mình, nó còn kính
trọng mình, mà nó lại gần được giàu có sung sướng hết thảy nữa, vậy thì nên chết rồi, chết
mới quên hết việc cũ được, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa".
Anh ta nghĩ vậy rồi nhắm mắt lại. Anh ta thấy thị Lựu nằm ngay đơ trên bộ ván,
miệng nhều!”) mấy giọt máu đỏ lòm, mắt hết thần mà còn mở trao tráo. Anh ta lại thấy
buổi chiều anh ta ở ngoài ruộng đi về, con Quyên thằng Tí chạy ra, đứa níu áo đứa nắm
tay mà nói đỏ dẻ”), Anh ta thấy cái cảnh gia đình ngày trước rõ ràng trước mắt, thì anh ta
đau đớn trong lòng quá, chịu không được, nên vùng đứng dậy mà nói lớn lên rằng : "Mấy
con ơi ! Cha chết nhé. Mấy con ở lại mạnh giỏi, để cha theo mẹ con cho rồi". Anh ta vừa
nói vừa chui qua lan can cầu. Anh ta vừa mới đút đầu, bỗng có người chạy lên cầu và hỏi
rằng : "Ai đó ? Phải cha đó không, cha ?".
Trần Văn Sửu giật mình, tháo đầu trở vôf'), rồi day”) mà ngó. Thằng Tí chạy riết lại
nắm tay cha nó, dòm sát trong mặt mà nhìn, rồi ôm cứng trong lòng mà nói : "Cha ôi ! Cha !
(1) Dòng bích : dòng nước biếc.
(2) Nhểu : nhỏ ra, ứa ra.
(3) Dỏ đẻ : thỏ thẻ.
(4) Tháo đầu trở vô : thụt đầu vào phía trong lan can cầu.
(5) Day: quay lại.
Cha chạy đi đâu dữ vậy". Lúc ấy Trần Văn Sửu mất trí khôn, hết nghị lực, mấu trong tim
chảy thình thịch, nước trong mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị Xui 1ơt), không nói được
một tiếng chi hết,
Cha con ôm nhau mà khóc một hồi rồi buông ra. Trần Văn Sửu ngồi trên dọc dựa lan
can cầu, rồi nói rằng : "Thôi con về đi". Thằng Tí lắc đầu nói rằng :
— Con không về được. Bấy lâu nay con tưởng cha đã chết rồi, tế ra cha còn sống. Vậy
thì bây giờ cha đi đâu con theo đó.
— Con đừng có cãi cha. Con phải về đặng lo cưới vợ.
— Cưới vợ làm gì ? Cưới vợ đặng báo hại như má báo hại cha hồi trước đó sao ?
— Con không nên phiển trách má con. Má con có quấy?) là quấy với cha, chứ
không quấy với con. Mà cha đã quên cái lỗi của má con rồi, sao con còn nhớ làm chỉ ?
— Quên sao cho được !
— Phải quên đi, đừng có nhớ nữa. Tại mạng số của cha vậy, chớ không phải tại má
con đâu. Mà má con làm quấy, thì sự chết đó đã chuộc cái quấy hết rồi ; bây giờ quấy về
phần cha, chớ má con hết quấy nữa.
— Cha nói vậy thì con xin nghe lời cha. Thôi, cha trở về nhà với con.
— Huý?) ! Về sao được !
— Sao vậy ?
— Về rồi làng tổng họ đến bắt còn gì ?
Thằng Tí nghe nói như vậy thì nó tỉnh ngộ, nên ngồi lặng thỉnh mà suy nghĩ. Cách
một hồi nó mới nói rằng :
— Bây giờ làm sao ?
— Để cha đi. Cha đi cho biệt tích, đặng con lấy vợ và con Quyên cưới chồng mới
tử tế được.
— Cha đi đâu ?
— Đi đâu cũng được.
— Hễ cha đi thì con đi theo.
— Để làm gì ?
— Đi theo đặng làm mà nuôi cha ; chừng nào cha chết rồi con sẽ về.
(1) Xui xị xui lơ : ù rũ.
(2) Quấy : làm điều không phải.
(3) Huý : từ biểu thị thái độ ngạc nhiên hoặc không đồng tình, tương tự như hừ, hứ, ấy,...
— Con đừng có tính bậy. Con phải ở nhà làm mà nuôi ông ngoại.
— Có trâu, có lúa sẵn đó, ông ngoại làm mà ăn, cần gì con nuôi nữa. Lại có con
Quyên ở nhà đó. Cậu Ba Giai cưới nó đấy, nó giàu có, thiếu gì tiền bạc, nó giúp đỡ ông
ngoại được rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ.
Trần Văn Sửu nghe con nói mấy điều hiếu nghĩa ấy thì anh ta cảm xúc quá, nên ngồi
khóc nữa. Lúc ấy anh ta lấy làm bối rối, không biết liệu lẽ nào cho xuôi. Thấy con bịn rịn,
muốn ở lại đặng cha con sum hiệp! , thì sợ làng tổng bắt ; nghĩ đến con nên trốn ra đi
đặng biệt tích cho rồi, thì đau đớn đi không đành. Hai cha con ngồi khít một bên nhau, cha thì lo, con thì tính, cả hai đều lặng thinh ; song một lát thằng Tí đụng cánh tay nó vào
cánh tay cha nó một cái, đường như nó thăm chừng coi cha nó còn ngồi đó không.
Cha con dan đíu”” bịn rịn cho đến sao Mai mọc, Trần Văn Sửu mới nói rằng :
— Cha tính như vầy, để cha nói cho con nghe thử coi được hay không. Cha lấy giấy
thuế thân theo dân Thổ, tên cha là Sơn Rùm, bây giờ cha nói tiếng Thổ giỏi lắm. Cha
tính thôi để cha xuống Láng Thó hoặc Ba Si, cha vô sóc?) kiếm chỗ ở đậu” mà làm
mướn. Có như vậy mới khỏi lo ai bắt được, mà lâu lâu con lẻn đến thăm cha.
— Theo lời cha tính đó thì cha còn sống mà cũng như cha chết. Phải giấu tên giấu họ
(6) hoài, con đến thăm cũng phải núp lén, không dám đến chán chường `”.
— Phải vậy mới yên được.
— Tính sao cũng được, miễn là con có thể gần cha được thôi. Mà cha ở với Thổ, thì
cực khổ tội nghiệp cho cha lắm.
— Có sao đâu mà tội nghiệp. Hơn mười năm nay cha đau lòng cực xác không biết
chừng nào mà kể cho xiết. Bây giờ cha được vui lòng rồi, dầu lao khổ tấm thân lại nệ gì),
Cha tính phải làm như vậy mới xong, con phải nghe lời cha mà trở về đi.
Thằng Tí ngồi ngẫm nghĩ mà nói rằng :
— Con không đành để cha đi một mình. Con muốn theo cha mà kiếm chỗ cho cha ăn
ở yên nơi rồi con sẽ về.
(1) Sưm hiệp : sum họp.
(2) Dan đíu : quyến luyến không rời.
(3) Thổ : từ trước đây hay dùng để chỉ một số tộc người thiểu số, đây chỉ người Khmer.
(4) Sóc : làng của người Khmer.
(5) Ở đậu : ở nhờ.
(6) Chán chường : thường Xuyên, thoả mãn (nghĩa trong văn cảnh).
(7) Nệ gì : kể gì.
to
— Con đi như vậy, ông ngoại không biết con đi đâu, ông ngoại lo sợ, thêm cực lòng
cho ông ngoại nữa.
— Thôi, cha trở về nhà với con một chút đặng con thưa với ông ngoại hay, rồi con đi
với cha.
— Trở về rồi con Quyên nó thấy nó càng khó lòng nữa.
— Nó ở dưới nhà bà hương quản, chớ có ở nhà đâu mà thấy.
— Trời gần sáng rồi, trở về Giồng Ké, họ gặp cha rồi làm sao ? Không được đâu. Con
trở về, để cha đi một mình, trong ít bữa cha kiếm chỗ ăn ở xong rồi cha sẽ lén về mà cho
con hay.
— Con không muốn để cha đi một mình. Như cha sợ họ gặp thôi thì cha lên chòi
ruộng của con ở trong làng Phú Tiên, cha nằm đó mà chờ con. Con chạy về Giồng Ké thưa
với ông ngoại một chút xíu rồi con trở lại liền.
Trần Văn Sửu ban đầu còn dục đặc, mà bị con thôi thúc quá, anh ta không thể không
làm vừa lòng nó được, nên phải đứng dậy mà đi với nó trở lên Phú Tiên.
(Cha con nghĩa nặng,
NXB Đức Lưu Phương, Sài Gòn, 1938)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Có thể chia đoạn trích thành mấy phần ? Hãy tóm tắt nội dung từng phần.
2. Nhân vật Trần Văn Sửu có tâm trạng ra sao khi ngồi một mình trên cầu ? Ý định tự vẫn
đến với ông như thế nào ? Hãy nêu lên các thủ pháp miêu tả tâm lí mà tác giả đã sử
dụng trong tình huống truyện này.
3. Nhân vật Tí đã thể hiện tình cảm với cha mình như thế nào qua hành động, cử chỉ
và lời nói ?
4. Mong muốn sum họp thật sự của hai cha con Trần Văn Sửu đã gặp những trở ngại
gì ? Tại sao tác giả lại "đẩy nhân vật" vào những tình huống khó xử như thế ?
5. Cách giải quyết tình huống mà nhân vật Tí đưa ra nói lên được điều gì về chiều
sâu tình cảm và tính cách của anh ? Kết cục câu chuyện (giới hạn trong đoạn
trích) chứng tỏ được điều gì về quan niệm đạo lí của tác giả ?
6. Phân tích đặc điểm và cái hay của ngôn ngữ kể chuyện trong đoạn trích.
(1) Dục đặc : ngần ngừ chưa quyết. 

Tin tức mới


Đánh giá

Đời thừa( Nam Cao) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.