Nguyễn Khuyến | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu hoàn cảnh lịch sử phức tạp và phẩm cách con
người Nguyễn Khuyến — một nhà nho tài hoa, coi trọng

Thấy duoc các thành tựu văn học chủ yếu của nhà thơ,
đặc biệt là thơ trào phúng, thơ về dân tình làng cảnh với
một ngôn từ thuần Việt điêu luyện.

I - CUỘC ĐỜI

Nguyên Khuyến (1835 - 1909) hiệu là Quế hinh-anh-nguyen-khuyen-4570-0


Sơn, quê làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình
có nhiều người đỗ đạt, làm quan to dưới triều
nhà Mạc, nhà Lê. Nhưng đến đời ông thân sinh
thì nghèo túng, sống bằng nghề dạy học ở làng
quê. Lúc nhỏ, ông tên là Nguyễn Tháng, nhà
nghèo, có chí chăm học. Đường công danh tuy
có nhiều trắc trở nhưng ông đã vượt qua và đạt
đỉnh vinh quang. Năm 1864, ở tuổi hai mươi
chín, ông thi Hương đỗ Giải nguyên ( “nguyên”
nghĩa là đầu). Năm sau vào Huế thi Hội không
đô. Nam 1871, thi Hội lần thứ hai đỗ Hội
nguyên, thi Đình đỗ Đình nguyên. Do đỗ đầu
Nguyên Khuyến
(Hồng Kì phục hoạ năm Nhâm Tuất, 1922)
cả ba kì thi nên người ta gọi Nguyễn Khuyến là Tam nguyên Yên Đổ. Tính ra ông
chín lần thi mới đạt được thành công. Điều đó chứng tỏ ý chí, nghị lực học tập của
ông thật đáng khâm phục. Sau khi đỗ Đình nguyên, theo Quốc triéu hương khoa
luc, ông được vua Tự Đức đổi tên là Nguyễn Khuyến.
Những năm Nguyên Khuyến đi học và đi thi là lúc đất nước gặp nạn ngoại
xâm. Từ năm 1862 đến 1867, giặc Pháp chiếm sáu tỉnh Nam Kì. Năm 1882 - 1883,
thực dan Pháp đánh Bác Kì ; tháng 8 - 1883 chúng ép triều Nguyễn kí hiệp ước
chấp nhận ách thống trị trên cả ba kì. Sau khi thi đỗ, Nguyễn Khuyến đã lần lượt
làm các chức quan ở triều đình Huế, ở Thanh Hoá, Quang Ngãi. Nam 1883, khi
thực dân Pháp chiếm Sơn Tây, quan đầu tỉnh bỏ chạy, Nguyễn Khuyến được cử
làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên! ), nhưng ông không nhận chức và năm sau lấy cớ
đau mắt xin về hưu, lúc mới bốn mươi chín tuổi. Nguyễn Khuyến sống ở làng quê
suốt hai mươi lăm năm và mất năm 1909, thọ bảy mươi tư tuổi.
Xuất thân từ gia đình nhà nho nghèo, Nguyễn Khuyến đã gắng học để đỗ đạt
làm quan, nhưng trước cảnh nước mất ông đã từ quan về ở ẩn, thể hiện tinh thần
bat hợp tác với giặc, giữ cho mình nhân cach trong sạch.

II- SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

Sáng tác của Nguyễn Khuyến khá phong phú. Ông để lại hơn tám trăm tác
phẩm gồm thơ, câu đối, văn viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, phần lớn đều làm sau
khi từ quan về làng, đến nay mới giới thiệu được khoảng bốn trăm tác phẩm. Sinh
thời hầu như Nguyễn Khuyến không quan tâm biên soạn tác phẩm của mình thành
tập như nhiều nhà thơ khác. Các tuyển tập tác phẩm của ông quy mô nhất là Thơ
văn Nguyên Khuyến?) và Neuyén Khuyến — tác phẩm”), đều do các nhà nghiên
tim 4 cứu hiện đại biên soạn! ),
1. Tâm sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc
Thời đại Nguyễn Khuyến là một thời đại khủng hoảng toàn điện về hệ tư
tưởng và văn hoá. Nho học — hệ tư tưởng chính thống — đã sa sút từ cuối triều Lê.
Sự xâm lược của thực dân Pháp càng làm lộ rõ sự bất lực của hệ tư tưởng ấy. Các
bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã cho thấy văn minh phương Tây thiết thực
hơn Nho học. Do đó, trước hoàn cảnh mất nước, tuy là nhà nho đỗ đạt cao, từng ra
làm quan và đã về hưu, nhưng trong lòng Nguyễn Khuyến vẫn luôn canh cánh mặc
cảm về sự bất lực của mình trước hiện tình đất nước :
Vốn không thực học phù đời loạn,
Uống chút hư danh dé đại khoa.
(Cận thuát — dịch thơ chữ Hán)

(1) Sơn Hưng Tuyến : tên một tinh thời phong kiến gồm Sơn Tây, Hung Hoá, Tuyên Quang.
(2) Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971.
(3) Nguyễn Khuyến — tác phẩm, Nguyễn Văn Huyền biên soạn và giới thiệu, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1984.
(4) Hiện còn khoảng hai chục tập văn bản Hán, Nôm chép thơ văn ông mà không rõ ai chép, chép
bao giờ và sắp xếp phần nhiều tuỳ tiện.

Sự đối lập "thực học” với “hu danh” thể hiện rất rõ khuynh hướng tư tưởng của
nhà thơ. Ong tự chế giéu cái danh vi hao của mình — một vi đại khoa :
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
[...] Nghĩ rằng dé thật hoá đồ chơi !
(Tiến sĩ giấy)
Ông cũng thấy sự vô nghĩa của việc làm quan đưới ách đô hộ — chẳng qua là
vua quan phường chèo, không có thực quyền :
Vua chèo còn chẳng ra gì
Quan chèo vai nhọ khác chỉ thằng hé.
(Lot vợ người hat chèo)
La một nhà nho, Nguyễn Khuyến có ý thức giữ trọn chữ "tiết" trong thời loạn.
Trong bài hát nói Mẹ Mốc, ông mượn hình ảnh người đàn bà do bị mất chồng con,
hoá dại để nói chí mình :
Nhớ chồng con muôn dam xa tìm,
Giữ son sắt êm đêm một tiết,
Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết,
Manh gương trong văng vặc quyết không nhơ.
Dap tai ngodnh mặt làm ngơ,
Rang khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây ;
Khôn kia dé bán dại này.
Có lẽ đó là tâm sự đã thúc đẩy Nguyễn Khuyến từ quan về làng. Cho đến trước
khi mất, trong bai Di chúc nổi tiếng ông có câu dan lại con chau :
Đề vào mấy chữ trong bia
Rang : Quan nhà Nguyên cáo về đã lâu.
Ông không muốn người đời đánh đồng ông với "quan nhà Nguyễn" dưới thời
thực dân Pháp thống trị.
Nhưng về làng, nôi buồn mất nước vẫn cứ khác khoải khôn nguôi :
Khắc khoải sâu đưa giọng lửng lo,
Ấy hôn Thục dé” thác bao giờ ?

(1) Thục dé: vua nước Thục. Truyền thuyết xưa nói vua nước Thục là Đô Vũ, sau khi nhường ngôi
cho người khác, lên núi ở ẩn, chết hoá thành chim đỗ quyên, tiếng kêu ai oán nhớ nước cũ.

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,
Sáu khắc hồn tan, bóng nguyệt mo.
Có phải tiếc xuân mà đứng sọi,
Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ ?
Thâu đêm rong rã kêu ai đó,
Giuc khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.
(Cuốc kéu cam hứng)
Tiếng cuốc kêu hay chính là tâm sự day đứt, đau đớn của người dân mất nước
tự thấy bất lực trước thời cuộc ?
2. Nhà thơ lớn của dân tình làng cảnh Việt Nam
Tuy có làm quan hơn mười năm, nhưng phần lớn thời gian còn lại Nguyễn
Khuyến sống ở quê nhà. Gắn bó với người, với cảnh làng quê, chia sẻ với người dân
mọi nỗi đắng cay, cực khổ của ngày hạn, ngày lụt, năm mất mùa, đói kém, Nguyễn
Khuyến đã làm thơ, câu đối thể hiện cảm xúc đối với bạn bè, người thân, cảnh sắc
và sinh hoạt nông thôn, mở ra một đòng thơ về dân tình làng cảnh Việt Nam.
Trước kia, trong văn chương Việt Nam thỉnh thoảng cũng có tác phẩm viết về
nông thôn, nhưng hình ảnh làng quê nói chung còn mờ nhạt. Phải đến Nguyễn
Khuyến, lần đầu tiên đời sống nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học. Qua
các bài vịnh cảnh, vịnh vật, thơ tặng bạn bè, hàng xóm, câu đối viếng người làng,
mừng đám cưới, mừng nhà mới,... ta thấy thơ ông đầy ap tình cảm và cảnh sống hang
ngày. Ông viết nhiều về thiên nhiên với ngòi bút ấm áp, bình di. Đó là cảnh trong các
bai thơ Vinh mùa thu, Cau cá mùa thu, Uống rượu mùa thu. Cảnh lụt Hà Nam
được Nguyên Khuyến miêu tả qua những chi tiết sinh động như thực :
Bóng thuyền thấp thoáng don trên vách
Tiếng sóng long bong vô trước nhà.
(Vinh lụt)
Có những cảnh ngày thường gần gũi, thân thuộc ở thôn quê có lẽ đến Nguyễn
Khuyến mới được đưa vào thơ chân thực thế này :
Trâu già gốc bụi phì hơi nắng
Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.
(Đến chơi nhà bác Đăng)
Ông nói lên một cách chân thật tam sự của nhà nông :
Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa.
Phan thuế quan Tay, phần tra no,
Nua công đứa ở, nửa thuê bo.
Sớm trưa dua muối cho qua bữa,
Chợ búa trâu chè chẳng đám mua.
(Chén qué)
Bài nay còn có tên là Thudt lại lời dan ba di đường tính toán chuyện làm
ăn chứng tỏ cả bài thơ là lời của người làm ruộng. Với những bài thơ chân thực,
mới mẻ như những phát hiện lần đầu về sinh hoạt và tâm tình người nông dân,
Nguyễn Khuyến đã trở thành nhà thơ của làng quê Việt Nam.
3. Ngòi bút trào phúng thâm thuý
Do sự khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng và văn hoá của thời đại, Nguyễn
Khuyến hầu như đã mất hết niềm tự hào về chữ nghĩa thánh hiền”). Ông thuộc
lớp nhà thơ trung đại đầu tiên biết tự cười cái danh vọng của mình. Tiếng cười
trong thơ trước đó thường thiên về chế nhao người khác. Trong bài Tự trào.
ông viết :

Ta cũng chẳng giàu, cũng chẳng sang,
Chẳng gây, chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc, không còn nưới 
Bạc chưa thân canh dd chạy làng 
Mo miéng noi ra gan bat sách,
Mềm môi chén mdi tit cung thang”.

(1) Thánh hiền : danh hiệu dùng để gọi các bậc hiền tài vượt han người thường, chủ yếu chi những
người sáng lập đạo Nho như Khổng Tử, Mạnh Tử.
(2) Không còn nước : bí không có nước đi khi đánh cờ. Ca câu ngụ ý chỉ thời tac giả sống, giặc
Pháp chiếm dần nước ta mà không có cách nào xoay chuyển được.
(3) Chạy làng : đánh bạc nửa chừng, bỏ không chơi nữa. Cả câu ngụ ý mình chưa trọn cuộc đời làm
quan mà phải bỏ về nhà.
(4) Gàn bát sách : bát sách là tên một quân bài tổ tôm. Gàn bát sách là thành ngữ chỉ suy nghĩ,
hành động trái lẽ thường, khiến mọi người khó chịu.
(5) Tit cung thang : (thang : tên quân bài tổ tôm, đối với quân bat sách ở câu trên). “Tit cung thang"
là trạng thái say sưa cao độ.

Nghĩ minh lại gom cho minh nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bang vàng !
Nhà thơ cười cái vô tích sự của mình, một kẻ khoa bảng mà nửa cuộc đời sống
như một người thừa.
Nguyên Khuyến cũng chế nhạo các hiện tượng nhố nhăng đương thời. Thời
đó, thực dân Pháp thường tổ chức những ngày "hội Tây" (ngày Cách mạng Pháp
14 - 7) với những trò chơi cây đu, leo cột mỡ, đua thuyền, v.v. nhằm tô vẽ cho sự
"khai hoa" và "thịnh vượng” của chế độ thực dân và nhiều người đã tham gia các
trò vui đó một cách vô ý thức. Nhà thơ chế giêu dáng vẻ vô cảm, không biết nhục
của những kẻ tham gia trò chơi ngày "hội Tay" ở xứ thuộc địa :
Bà quan tênh nghéch xem bơi trải,
Thang bé lom khom nghé hát chèo.
Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,
Tham tiên cột mỡ lắm anh leo.
Khen ai khéo vé trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.
(Hội Tây)
Tiếng cười của ông là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm si, thâm thuý
và thấm đẫm nước mắt.
4. Nghệ thuật thơ văn Nôm bậc thầy
Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến rất nhiều và cũng rất đặc sắc, song chỉ có
thơ văn Nôm của ông là phần được mọi người khâm phục hơn hết. Thơ Nôm
Nguyễn Khuyến chủ yếu được làm sau khi ông đã từ quan về làng. Đây là ngôn
ngữ mà ông dùng để giãi bày tâm sự.
Nguyễn Khuyến sử dụng các thể văn chương quen thuộc như thất ngôn bát cú
Đường luật, câu đối, hát nói, song thất lục bát mà thể nào cũng thành công. Ông
có đóng góp lớn về thể câu đối Nôm và tiếp tục phát triển thể loại hát nói. Nổi bật
hơn cả là Nguyễn Khuyến đã đưa tiếng nói sinh hoạt dân đã, bình dị vào các thể
thơ truyền thống một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hinh, tự nhiên mà thành
thơ. Bài thơ điêu luyện như không còn chút dấu vết nào của niêm luật gò bó vốn
có của thơ cổ điển. Những bài Vịnh lut, Chốn quê, Bạn đến chơi nhà, Đến chơi
nhà bác Dang, Cáu cá mùa thu, Vịnh mia thu, Tự trào, Tiến sĩ giấy, Khóc Dương
Khuê, Tự thuật, Hội Táy,... đều thể hiện một ngôn từ thơ với rất nhiều tục ngữ,
thành ngữ, từ láy.... giàu chất tạo hình, gợi cảm. Ông là một bậc thầy chơi chữ.
Chẳng hạn, câu đối viết cho người vợ khóc chồng làm nghề thợ nhuộm :

Thiếp kể từ lá thắm xe duyên, khi vận tia, lúc con den, điều dại điều khôn nhờ
bố đỏ.
Chàng ở dưới suối vàng nghĩ lại, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột
với ông xanh.
(Vợ thợ nhuộm khóc chồng)
Ong rất sành bút pháp ước lệ truyền thống như bài Cưốc kêu cam hứng nhưng
cũng sành bút pháp tả thực như Vinh lut, Chốn qué,... Trong thơ Nguyên Khuyến
luôn có một nụ cười kín đáo, thâm trầm, một tấm lòng đôn hậu.

Nguyễn Khuyến là nhà thơ của thời đại khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng và
văn hoá, khi Nho học đã tỏ ra bất lực trước sự nghiệp cứu nước. Thơ ông, một mặt
là tiếng nói day dứt, u hoài của lương tâm, trách nhiệm của người trí thức trước
vận mệnh đất nước, mặt khác thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết đối với con người
và làng quê Việt Nam. Nguyên Khuyến là một trong những nhà thơ lớn cuối cùng
của thời trung đại. Ông sử dụng các thể loại văn học cổ nhưng lại tạo thành một
phong cách mới với ngôn ngữ mộc mạc, hồn hậu có khả năng biểu hiện cái hồn
Việt trong những cảnh sống bình di, ấm áp, khiến cho ông được mệnh danh là nhà
thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Hãy cho biết những nét đáng chú ý về cuộc đời và con người của nhà thơ
Nguyên Khuyến.
2. Kể tên các tác phẩm của Nguyễn Khuyến mà anh (chị) đã học. Tâm sự yêu
nước và tình cảm gắn bó với bạn bè, gia đình, làng mạc của nhà thơ biểu hiện
như thế nào ?
3. Vì sao có thể nói Nguyễn Khuyến là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam ?
4. Nêu dẫn chứng cho thấy Nguyễn Khuyến đã sử dụng tài tình tiếng nói hằng
ngày trong thơ (chú ý : từ ngữ, giọng điệu).

BÀI TẬP NÂNG CAO

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử và sự khủng hoảng tư tưởng của thời đại Nguyễn
Khuyến, hãy giải thích tâm su của nhà thơ qua các tác phẩm : Tự trào, Tiến sĩ
giấy, Vịnh mùa thu. 

Tin tức mới


Đánh giá

Nguyễn Khuyến | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.