Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

  • Hiểu được bì kịch của những nghệ sĩ nhiêu tài năng, khát vọng mà không có điều kiện thi thố, thực hiện và thái độ cảm thông, trân trọng của Nguyên Huy Tưởng đối với họ.
  • Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kịch của tác giả qua đoạn trích.

TIỂU DẪN

Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960)
quê ở làng Dục Tú, huyện Đông Anh,
Hà Nội, xuất thân trong một gia đình
nhà nho. Ông sớm tham gia cách
mạng, hoà mình vào các hoạt động
văn hoá, cứu quốc của dân tộc do
Đảng lãnh đạo. Nguyễn Huy Tưởng
có thiên hướng rõ rệt về đề tài lịch sử
và thành công hơn cả ở hai thể loại
tiểu thuyết và kịch.
Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
khá phong phú, trong đó tiêu biểu
là các vở kịch Vũ Như Tô (1941),
Bắc Sơn (1946), Những người ỏ
lại (1948) ; kịch bản phim Luỹ hoa (1960) ; các tiểu thuyết Đêm hội
Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đô (1961) ; kí Kí sự Cao —
Lạng (1951) ; Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng (truyện thiếu nhìị),...
Nguyễn Huy Tưởng được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học và nghệ thuật năm 1996.
Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng
Long khoảng năm 1516 - 1517.
Lê Tương Dực, một hôn quân bạo chúa, khao khát xây dựng Cửu Trùng
Đài để làm nơi vui chơi với các cung nữ. Người duy nhất có thể giúp y thực
hiện niềm khao khát ấy là Vũ Như Tô, một kiến trúc sư thiên tài. Nhưng vốn là
nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân dân, Vũ Như Tô vẫn kiên quyết từ chối
xây Cửu Trùng Đài cho bạo chúa (Hồi l).
Một cung nữ tên là Đan Thiểm khuyên ông chấp nhận yêu cầu của Lê
Tương Dực, lợi dụng quyền thế và tiền bạc của hắn, trổ hết tài năng, xây dựng
cho đất nước một toà lâu đài vĩ đại "bền như trăng sao", có thể "tranh tinh xảo
với hoá công"), đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế.
Theo lời khuyên, Vũ Như Tô chấp nhận xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, bằng
mọi giá, ông dốc sức xây dựng sao cho đài Cửu Trùng thật hùng vĩ, tráng lệ.
Oái oăm thay, công cuộc xây Cửu Trùng Đài càng gần kề thành công thì mâu
thuẫn giữa Vũ Như Tô với những người thợ lành nghề và người dân lao động
mà ông hằng yêu mến càng gay gắt hơn (Hồi II, III, IV).
Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn ấy, Trịnh Duy Sản cầm đầu một
phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền
làm phản, giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu huỷ Cửu Trùng Đài (Hồi V).
Dưới đây trích Hồi V (Một cung cấm) của vở kịch.
LỚP I
Vũ Như Tô — Đan Thiêm
VŨ NHƯ TÔ - Có việc gì mà bà chạy hớt hơ hớt hải ? Mặt bà cắt không
còn hột máu.
ĐAN THIỀM (hở hổn hển) - Nguy đến nơi rồi... Ông Cả !
VŨ NHƯ TÔ - Lạ chưa, nguy làm sao ? Đài Cửu Trùng chia năm đã được
một phần.
ĐAN THIỀM - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.
VŨ NHƯ TÔ - Sao bà nói lạ ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu.
Làm gì phải trốn ?
ĐAN THIỀM - Ông nghe tôi ! Ông trốn đi ! Ông nghe tôi ! Ông phải trốn đi
mới được Ï
(1) "Tranh tỉnh xảo với hoá công" : tranh tài khéo léo với trời đất, tự nhiên.
VŨ NHƯ TÔ - Làm sao tôi cần phải trốn ? Bà nói rõ cho là vì sao ? Khi trước tôi
nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đi trốn, thế là
nghĩa gì ?0
ĐAN THIỀM - Có nghĩa lắm. Tôi không làm một việc gì vô lí cả. Khi trước
trốn đi thì ông nguy, bây giờ trốn đi thì ông thoát chết.
VŨ NHƯ TÔ - Sao thế ?
ĐAN THIỂM - Loạn đến nơi rồi. Dân gian đói kém nổi lên tứ tung. Giặc Trần
Cao?) trước đã bị quan quân đuổi đánh, nay lại về đóng ở Bồ Đêf, thanh thế rất
mạnh. Trong triều, Ñguyên Quận công Trịnh Duy Sản vì can vua mà bị đánh, nay
mưu với mấy tên đồng chí, giả mượn tiếng đi dẹp giặc rồi quay binh về làm loạn.
VŨ NHƯ TÔ - Tôi làm gì nên tội ?
ĐAN THIỀM - Vậy mà ai ai cũng cho ông là thủ phạm. Vua xa xỉ là vì ông,
công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông,
thần nhân trách móc? là vì ông. Cửu Trùng Đài, họ có cần đâu ? Họ dấy nghĩa cốt
giết ông, phá Cửu Trùng Đài.
VŨ NHƯ TÔ - Phá Cửu Trùng Đài ? Không đời nào ! Mà tôi thì không làm gì
nên tội. Họ hiểu nhầm.
ĐAN THIỀM - Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân âm âm, tiếng trống, tiếng
chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí) Ông phải trốn đi (lời có vể van lơn). Trong lúc
biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không
phân biệt phải trái. Ông trốn đi. Tài kia không nên để uổng. Ông mà có mệnh hệt)
nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa.
(1) Lúc Vũ Như Tô mới bị bắt, ông nhờ Đan Thiểm "mách đường chạy trốn". Đan Thiêm khuyên
Như Tô ở lại xây đài, vì như thế vừa thực hiện được hoài bão, vừa bảo toàn được vợ con, họ
hàng (không bị Lê Tương Dực khép tội tru di).
(2) Trần Cao : một thủ lĩnh quân khởi nghĩa chống triều đình nhà Lê thế kỉ XVI.
(3) Bồ Đề: tên một vùng đất ở bờ bắc sông Hồng (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
(4) Trong thời gian xây Cửu Trùng Đài xảy ra rất nhiều tai nạn, thiên tai, mất mùa đói kém,...
Người xưa cho đó là do thần thánh quở phạt, lòng người oán trách, một điểm rất xấu khiến dân
tình hoang mang.
(5) Mệnh hệ : chuyện rủi ro liên quan đến tính mệnh. Ông mà có mệnh hệ nào..., ý nói : ông
mà chết...
Một cảnh trong vở kịch Vũ Như Tô
(Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn)
VŨ NHƯ TÔ - Bà không nên lo cho tôi. Tôi không trốn đâu. Người quân tử
không bao giờ sợ chết. Mà vạn nhất có chết, thì cũng phải để cho mọi người biết rằng công việc mình làm chính đại quang minh. Tôi sống với Cửu Trùng Đài,
chết cũng với Cửu Trùng Đài. Tôi không thể xa Cửu Trùng Đài một bước. Hồn tôi
để cả đây, thì tôi chạy đi đâu ?
ĐAN THIỀM - Ông Cả ! Ông nghe tôi. Trốn đi để chờ cơ hội khác. Đại sự
hỏng rồi.
VŨ NHƯ TÔ ~ Đa tạ bà. Tấm lòng của bà, chỉ có lòng cha mẹ tôi mới sánh kịp.
Nhưng tôi đã quyết, không chịu rời Cửu Trùng Đài một bước. Tôi quyết ở đây.
ĐAN THIỀM (/hất vọng) - Ông Cả ơi !
LỚP II
Những người trên, thêm Nguyên Vũ
NGUYÊN VŨ” (lái đật và xộc xệch) — Kầa, thây Cả.
(1) Chính đại quang mình : chính đáng đầng hoàng.
(2) Nguyễn Vũ : tay sai của Lê Tương Dực, giữ chức Đông các đại học sĩ.
VŨ NHƯ TÔ - Lạy Cụ lớn.
NGUYÊN VŨ - Thây có biết việc gì không ?
VŨ NHƯ TÔ - Bẩm Cụ lớn, không. Duy có bà Đan Thiểm đây vừa mới bảo
với chúng tôi rằng Nguyên Quận công làm phản.
NGUYÊN VŨ (hất hàm hỏi Đan Thiêm) — Thế nào 3
ĐAN THIỀM - Chúng tôi cũng không rõ. Nghe như Quận công làm phản. Cụ
lớn có biết tin gì thêm không ?
NGUYÊN VŨ - Đúng thế đấy. Ta vừa chạy đến đây. BH tử đâu ? Chiều
hôm kia ta còn uống Tượu trong nội điện?) với Hoàng thượng!”
ĐAN THIỀM (rú lên) — Cái gì đó ? (Có tiếng động âm âm ở xa). Họ tiến lại
đây chăng ? (Quay bảo Vũ Như Tô) Ông trốn đi, mau lên, khổ lắm (lắng /ai). Có
tiếng quân reo... (lí lưỡi).
NGUYÊN VŨ - Ta lo cho Hoàng thượng lắm. Duy Sản là một đứa tiểu nhân.
Nó vẫn căm giận Hoàng thượng và ta. Ta hối không can Hoàng thượng, lại để cho
Ngài sai đánh nó quá đau, mà lại ở ngay giữa chợ. Thẹn quá hoá giận, đứa tiểu
nhân thì nghĩ chi đến nghĩa vua tôi !
ĐAN THIỀM (zuay bảo Vũ Như Tô) — Ông định chết ở đây sao ? Ông gần
quá. Quận công có ưa gì ông đâu 2
VŨ NHƯ TÔ (sống) — Bà để mặc tôi. Tôi tự có cách khu xử.
ĐAN THIỀM - Đấy, tiếng reo mỗi lúc một gần. Kìa, thái giám”, chắc
có tin gì ?
Nội giám hoảng hốt vào.
LỚP III
Những người trên, thêm Lê Trung Mại?)
LÊ TRUNG MẠI - Bầm Cụ lớn, nguy đến nơi rồi. Kìa mụ Đan Thiểm sao lại
ở đây ? Mụ ra là giống quái...
NGUYÊN VŨ - Có việc chỉ, Trung Mại ?
(1) Nội điện : cung điện riêng của nhà vua ở sâu trong Hoàng thành.
(2) Hoàng thượng : nhà vua, ở đây là Lê Tương Dực.
(3), (4) Thái giám, nội giám : nội giám là người hầu hạ, giám sát các việc trong cung cấm. Thái
giám cũng là nội giám nhưng có chức vị cao hơn, được trọng thị hơn.
(5) Lê Trung Mại : tên một viên thái giám thân cận của hoàng hậu, giữ chức Đông các học sĩ.
LÊ TRUNG MẠI - Bẩm Cụ lớn, Trịnh Duy Sản mưu với lũ Lê Quảng Đô,
Trịnh Tri Sâm lập vua khác, đêm qua đã kéo quân vào cửa Bắc Thân?)....
NGUYÊN VŨ - Thiên tử đâu ?
LÊ TRUNG MẠI - Bẩm, nguyên Trịnh Duy Sản sắm sửa thuyền bè khí giới,
họp ở bến đò Thái Cực, nói reo lên là đi đánh Trần Cao, rồi đương đêm đem ba
nghìn quân Kim Ngô?) hộ vệ vào cửa Bắc Thần đốt lửa cho sáng,...
NGUYỄN VŨ (nóng ruột, giậm chân gắt) — Thiên tử đâu ? Nói mau lên.
LÊ TRUNG MẠI - Hoàng thượng trông thấy lửa sáng, hốt hoảng tưởng là
giặc ập đến vội lên ngựa lẻn ra cửa Bảo Khánh, trời thì tối mà cứ lao mình đi
không đèn đuốc gì cả. Khi ngài qua cửa Thái Học đến ao Chu Tước ở phường Bích
Câu thì vừa gặp Duy Sản...
NGUYÊN VŨ - Gặp Duy Sản ? Trời ! Thế thì còn gì ? Nói mau lên.
LÊ TRUNG MẠI - Ngài hỏi nó : Giặc ở đâu ? Nó không đáp, ngoảnh mặt đi
cười nhạt. Ngài quất ngựa về phía tây, nó sai võ sĩ là tên Hạch đuổi theo, đâm vua
ngã ngựa rồi giết chết (khóc).
NGUYỄN VŨ (khóc) — Hoàng thượng ơi ! Hạ thần mới nghe câu chuyện đã
đoán ngay có sự này (cm động quá, ngã xuống).
LÊ TRUNG MẠI (zức nở) - Khốn nạn, Khâm đức Hoàng hậu thương vua
cũng nhảy vào lửa chết... (không nói được nữa).
VŨ NHƯ TÔ - Xin Cụ lớn hãy để nghe xem có thực không đã. Không có lẽ...
(vực Nguyên Vũ dậy). Bắm Cụ lớn.
NGUYÊN VŨ (vấn khóc) — Thực đấy rồi. Thôi để mặc ta. Duy Sản ta đã biết,
nó tàn nhẫn vô cùng. Hoàng thượng ơi ! Ơn tri ngột? mới được tám năm... Hoàng
thượng băng hà) lão thần cũng không yên được với chúng. Ăn lộc của vua, xin
chết vì nạn của vua. Lão thần không muốn kéo dài kiếp sống tàn làm gì nữa (rứ/
dao đâm cổ tự tử và ngã lăn ra).
LÊ TRUNG MẠI - Trời ơi ! Cụ lớn Đông các ! (Vực dậy, máu me đâm đìa).
NGUYÊN VŨ - Thôi mặc ta cho ta chết. Sống chỉ thêm nhục nhã. (WMgất đi).
(1) Cửa Bắc Thần : (cũng như cửa Bảo Khánh, cửa Thái Học, ao Chu Tước, phường Bích Câu,...)
tên một cổng vào thành Thăng Long thời bấy giờ đồng thời là danh thắng.
(2) Quân Kim Ngô : quân cấm vệ hay quân tâm phúc, thân cận có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng thành
(Kim ngô vốn là một loài chim, biểu tượng cho những gì gắn với nhà vua).
() Ơn tri ngộ : ơn người bể trên hiểu biết và hậu đãi mình.
(4) Băng hà : chữ dùng trang trọng, dành riêng để nói việc vua chết.
VŨ NHƯ TÔ (nhìn Đan Thiêm, nhìn thây Nguyễn Vũ) — Thắm não chưa ?
LÊ TRUNG MẠI (sờ người Nguyễn Vĩ) — Có lẽ Cụ lớn chết rồi. Sao chóng
thế được ? Chết thực rồi !
ĐAN THIỀM (¡hở dài) — Biến” đến thế là cùng !
Một bọn nội giám nữa vào.
LỚP IV
Những người trên, thêm một bọn nội giám khác
MỘT TÊN NỘI GIÁM - Cụ lớn làm sao ? Tình thế nguy ngập ! Đứng ở đây
để chết cả lũ ư ?
LÊ TRUNG MẠI - Việc chi nữa ?
TÊN NỘI GIÁM - Trịnh Duy Sản giết Thiên tử, hội triều đình lập con Mục Y
Vương là Quang Trí lên ngôi. Có Võ Tả Hầu là Phùng Mai đứng lên mắng quân
phản nghịch. Đảng ác bắt Phùng Mai chém ngay ở nhà Nghị sự. Trong triều còn
đang rối loạn thì An Hoà Hầu Nguyễn Hoằng Dụ ở bên Bồ Đề được tin vua bị giết,
kéo quân về đốt phá kinh thành. Thợ xây Cửu Trùng Đài quá nửa theo về quân
phản nghịch. Tình hình nguy ngập lắm rồi.
VŨ NHƯ TÔ - Thợ theo quân phản nghịch ? Thế còn Cửu Trùng Đài ?
TÊN NỘI GIÁM - Kẻ phá, người đốt...
VŨ NHƯ TÔ - Vô lí.
BỌN NỘI GIÁM - Vô lí ? Vô lí ? Để Cửu Trùng Đài làm gì ? Vì đâu mà có
quân phản nghịch ? An Hoà Hầu đang cho tìm mấy lũ cung nữ để phanh thây làm
trăm mảnh. Mày không biết tội hay sao ?
VŨ NHƯ TÔ - Vô lí. (Có tiếng kêu mỗi lúc một gân : "Bạo chúa đã chết.
Còn thằng Vũ Như Tô, đem phanh thây trăm mảnh". Cá riếng đổ âm âm. Họ
chạy cả).
LÊ TRUNG MẠI (nháy bọn nội giám) — Tam thập lục kế, tẩu vi thượng
sách"), Tham quyền cố vị”) gì, anh em nghĩ sao ?
BỌN NỘI GIÁM - Chạy đi anh em ơi ! (Họ chạy nốt).
(1) Biến : bình biến, loạn lạc.
(2) Tam thập lục kế, tẩu vỉ thượng sách : ba mươi sáu kế, chạy trốn là kế hay nhất.
(3) Tham quyền cố vị : tham quyên thế, bám giữ lấy chức vị.
LỚP V
Vũ Như Tô — Đan Thiêm
ĐAN THIỀM - Ông Cả ! Ông chạy đi ! Ông có nghe tiếng gì không ? Quân
giặc đang tìm ông đấy : trốn đi !
VŨ NHƯ TÔ - Họ tìm tôi, nhưng có lí gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù gì
với a1 ?
ĐAN THIỀM - Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác.
Họ không hiểu công việc của ông. Tránh đi ! Trốn đi ! Đợi thời là thượng sách. Đừng để phí tài trời. Trốn đi !
VŨ NHƯ TÔ - Còn bà ?
ĐAN THIẾM - Tôi ở đây. (Có tiếng quân reo dữ dội : "Giết chết Vũ Như Tô,
giết chết lũ cung nữ").
VŨ NHƯ TÔ (/hẩn nhiên) — Bà ở đây. Vậy tôi cũng ở đây, nguy biến ta cùng chịu.
ĐAN THIỀÊM - Không được ! Tôi chết đi không thiệt hại cho đời. Còn ông,
ông phải đi đi mới được. (Có iiếng nhà đổ, tiếng cửa đổ). Ông đi đi không thì
không kịp. (Nàng chấp tay lạy) Tôi xin ông, ông nghe tôi trốn đi.
Có tiếng giày dép nhốn nháo. Bọn cung nữ hốt hoảng đi vào.
LỚP VI
Những người trên — Kim Phượng") — Cung nữ
KIM PHƯỢNG (khóc lóc) — Lầm thế nào bây giờ ? Cửa điện bị chúng phá rồi !
Chúng đứng đầy ngoài sân. (Hỏi Đan Thiêm) Đây có cửa ra đằng sau không ?
ĐAN THIỂM - Đến đây là đường cùng rôi ! Đây là tử địa !
CUNG NỮ- Trời ơi !
- ĐAN THIỀM (bảo Vũ Như Tô) — Ông Cả ơi ! Có trốn cũng không được nữa.
Ông nguy mất (nàng khóc).
Quán khởi loạn kéo vào, gươm giáo sáng loè.
LỚP VII
Những người trên, thêm Ngô Hạch?) và quân khởi loạn
QUÂN KHỞI LOẠN - Đây rồi ! Vũ Như Tô ! Lũ cung nữ !
(1) Kửn Phượng : thứ phi của Lê Tương Dực được tên bạo chúa này yêu quý, chiều chuộng đặc biệt.
Y xây Cửu Trùng Đài cũng là để vui chơi với Kim Phượng.
(2) Ngô Hạch : một nhân vật trong phe nổi loạn, võ sĩ của Trịnh Duy Sản.
NGÔ HẠCH - Quân bay, vào bắt lũ cung nữ trước.
CUNG NỮ (quỳ xuống) — Trăm lạy tướng quân, trăm lạy tướng quân.
NGÔ HẠCH - Ta vâng tướng lệnh vào bắt các ngươi.
KIM PHƯỢNG (guỳ xuống) — Chị em chúng tôi không có tội gì. Xin tướng
quân sinh phúc. (Đan Thiên bĩu môi thở dài). Kẻ hay xúc xiểm vua là ả kia
(chỉ Đan Thiêm). Chính nó mê hoặc vua. Chính nó đan díu với Vũ Như Tô, làm uế
tạp nơi cung cấm, chính nó là thủ phạm?) š
CƯNG NỮ - Chính nó là thủ phạm.
ĐAN THIỀM - Lñ yêu quái không được đặt để nên nhời, tướng quân nên thấu
cho. Tôi không sợ chết, nguyện xin được chết. Nhưng tôi không phải là con người
bất chính. Tôi nói thế không hổ với quỷ thần hai vai, không hổ với thanh thiên
bạch nhật.
CUNG NỮ - Chính con Đan Thiểm là thủ phạm. (Nhìn lắng lơ, bọn quản sĩ
như bị quyến ri).
NGÔ HẠCH - Ta đã biết ! Quân bay, vào bắt lấy gian phu dâm phụ.
ĐAN THIỀM - Tướng quân không nên nói thế.
VŨ NHƯ TÔ - Giết thì cứ giết, nhưng đừng nghỉ oan.
ĐAN THIỀM - Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng
Xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài...
QUẦN KHỞI LOẠN (cười ẩm) —- Thế mà còn mở mồm cãi. Mày chết để
chồng mày sống à ?
ĐAN THIỀM - Các người chỉ nghĩ những điều quá quắt.
QUẦN KHỞI LOẠN - Chúng ông chỉ có thế, con đĩ già câm miệng.
NGÔ HẠCH - Trói cổ nó lại.
ĐAN THIỀM (zuỳ xuống) - Tướng quân tha cho ông Cả. Nước ta còn cần
nhiều thợ tài để tô điểm.
NGÔ HẠCH (cười ha hả) — Cần thợ tài để tô điểm. Để hao hụt công khố, để
dân gian lầm than.
VŨ NHƯ TÔ - Đan Thiềm, bà đứng dậy. Sao bà lần thần thế, lạy cả một đứa
tiểu nhân ?
(1) Đan Thiểm vốn là cung nữ có tài, sắc, nàng quý trọng và hoà hợp đặc biệt với Vũ Như Tô. Họ là
những người có tâm hồn nghệ sĩ trong sáng, cao thượng. Nhưng quan hệ tốt đẹp ấy lại bị người
đời hiểu lầm, còn bọn Kim Phượng thì cố tình vu khống, bôi nhọ nàng.
ĐAN THIỀM (đứng đậy) — Tướng quân hãy nghe tôi, đừng phạm vào tội ác.
Đừng giết ông Cả. Kẻo tướng quân mang hận về muôn đời ! Tha cho ông Cả. Tôi
xin chịu chết.
NGÔ HẠCH (ruyền) — Trói cổ con đĩ già lại.
ĐAN THIỀM - Tướng quân tha...
QUÂN KHỞI LOẠN (xúứm vào trói nàng) — Đừng nói nữa vô ích, con dâm phụ.
ĐAN THIỀỂM - ...Tha cho ông Cả.
NGÔ HẠCH (/hấy Như Tô chạy lại) — Trói thằng Vũ Như Tô lại (quản sĩ
xông vào trói chàng có vẻ đắc ý).
ĐAN THIỀM (0hất vọng) — Chỉ tại ông không nghe tôi, dùng dằng mãi. Bây
giờ... (Nói với Ngô Hạch) Xin tướng quân...
NGÔ HẠCH - Dẫn nó đi, không cho nó nói nhằm nữa, rờm tai (quân sĩ dân
nàng ra).
ĐAN THIỂM - Ông Cả ! Đài lớn tan tành ! Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt !
(Họ kéo nàng ra tàn nhân).
LỚP VIII
Những người trên, trừ Đan Thiên
VŨ NHƯ TÔ - Xin đa tạ tấm lòng tri kỉ. Đan Thiểm, xin cùng bà vĩnh biệt !
(Buôn râu, trấn tĩnh ngay) Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài
vĩ đại để tạ lòng tri kỉ.
NGÔ HẠCH (chỉ bọn cung nữ bảo mấy tên quân) — Dẫn họ về dinh ta đợi lệnh.
MẤY TÊN QUÂN - Xin vâng lệnh (đấn cung nữ ra).
VŨ NHƯ TÔ (khinh bì) - Mi thực là một tên bỉ ổi. Sao trời lại để cho mi sống
làm nhục cương thường”) Ủ
NGÔ HẠCH - Dẫn thằng này về trình chủ tướng.
VŨ NHƯ TÔ (đẩy hỉ vọng) — Dẫn ta ra mắt An Hoà Hầu, để ta phân trần, để
ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ
có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nồi giống một toà đài
hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì
ta có tội gì ? Ta xây Cửu Trùng Đài có phải đâu để hại nước ? Không, không !
Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội và chủ tướng các người sẽ cởi
trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở...
(1) Rờm tái (hay rườm ta) : chán tai, không muốn nghe.
(2) Cương thường : tam cương và ngũ thường. Xem chú thích (3) trang 90.
QUẦN SĨ (cười ẩm) — Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng
ông vả vỡ miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng
Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư ? Người ta oán mày hơn oán quỷ.
Câm ngay đi !
VŨ NHƯ TÔ -... Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng,
giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai...
QUẦN SĨ — Câm mồm !
VŨ NHƯ TÔ - ... Xuất hiện...
QUẦN SĨ — Câm mồm ! (Họ xứm vào vả miệng Vũ Như Tô).
VŨ NHƯ TÔ - Ta có thù oán gì với các người ?
NGÔ HẠCH - Dẫn nó ra pháp trường. Không để nó nói nhảm trước mặt chủ
tướng mất thì giờ.
QUẦN SĨ - Ra pháp trường !
VŨ NHƯ TÔ - Không, dẫn ta ra mắt chủ tướng. Ta muốn nói chuyện với
An Hoà Hầu. Các người không hiểu được ta. (Có tiếng âm âm như long trời lở đất).
MỌI NGƯỜI - Cái chỉ nghe kinh người ?
Một lũ quân vào.
LỚP IX
Những người trên, thêm một lñ quân
NGÔ HẠCH - Chúng bay đi đâu ?
LŨ QUÂN - Bẩm tướng quân ! Kinh thành phát hoả !
NGÔ HẠCH - Ai ra lệnh ấy ?
MỘT TÊN QUẦN - Chính An Hoà Hầu !
VŨ NHƯ TÔ - Chính An Hoà Hầu ! Thế Cửu Trùng Đài ?
LŨ QUÂN - Cửu Trùng Đài ư ? Dã tràng xe cát”) ! Cửu Trùng Đài sắp là một
đống tro tàn !
VŨ NHƯ TÔ - Vô lí ! Vô lí !
NGÔ HẠCH - Rõ quân ngu muội ! Đến đâu mày chả chắc, nói chỉ đến Cửu
Trùng Đài mà còn tin tưởng.
VŨ NHƯ TÔ - Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài.
QUẦN SĨ - Giống vật không biết nhục.
(1) Đã tràng xe cát : (nghĩa ẩn dụ) việc làm tốn công vô ích.
NGÔ HẠCH - Dãn nó đi. (Chợt có ánh lửa sáng rực, cả tàn than, bụi khói
bay vào)
VŨ NHƯ TÔ (nhìn ra, rú lên) — Đốt thực rồi ! Đốt thực rồi ! Ôi đảng ác ! Ôi
muôn phần căm giận ! Trời ơi ! Phú cho ta cái tài làm gì ? Ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiểm ! Ôi Cửu Trùng Đài ! (Có tiếng hô vui vể : "Cửu Trùng Đài đã cháy !").
QUẦN SĨ- Thực đáng ăn mừng.
VŨ NHƯ TÔ (chua chát) — Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường !
Màn hạ nhanh
Mùa hạ năm 1941
(Theo Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng, tập I,
NXB Văn học, Hà Nội, 1984)

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Tóm tắt nội dung đoạn trích.
2. Phân tích các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện cụ thể trong chín lớp
của Hồi V.
3. Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiểm
trong đoạn trích. Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào khi miêu tả hai
nhân vật này 2
4. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của
đời sống nhân dân thể hiện ở Hồi V của vở kịch có ý nghĩa gì ?
5. Tìm hiểu, nhận xét về cách diễn tả không khí, nhịp điệu của sự việc, cách dẫn
dắt xung đột kịch (qua nghệ thuật dàn cảnh, phân lớp) và những điểm đặc sắc
về ngôn ngữ phù hợp với một vở bi kịch lịch sử thể hiện trong đoạn trích (bao
gồm cả lời nhân vật và lời chỉ dẫn sân khấu của tác giả).
6. Bên cạnh những lời thoại đầy kịch tính của nhân vật, các chú thích nghệ thuật
của tác giả (in nghiêng và đặt trong ngoặc đơn) trong đoạn trích trên có giá trị
như thế nào ?

BÀI TẬP NÂNG CAO

Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tó, Nguyễn Huy Tưởng có viết :
Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết.
Câm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiêm.
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến về
lời đề tựa trên.

TRI THỨC ĐỌC - HIỂU

Bi kịch
Bi kịch là một thể của loại hình kịch, đối lập với hài kịch.
Ngoài các đặc điểm chung của loại, bi kịch còn mang những đặc điểm riêng của thể. Những đặc
điểm riêng này thể hiện qua xung đột, nhân vật và qua nhiều yếu tố khác của bi kịch.
Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn "không thể giải quyết" và mọi cách khắc phục
mâu thuẫn đều dẫn đến "sự diệt vong những giá trị quan trọng”.
Nhân vật bị kịch mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn mang cả
những lầm lạc trong hành động và tư duy. Không bao giờ chịu khuất phục hoàn cảnh, nhân vật bi kịch
bướng bỉnh vùng lên chống lại số phận, thách thức số phận.
Bi kịch miêu tả thực tại theo lối nhấn mạnh, cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những
xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hoà và căng thẳng đến cực độ, mang ý nghĩa tượng
trưng nghệ thuật. Tác phẩm bi kịch thường đặt độc giả trước những câu hỏi phức tạp, hóc búa, nhức
nhối của cuộc sống.
Các vở bi kịch tiêu biểu được học : Rô-mê-ô và Gii-fi-ét (Sếch-xpia), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng)...  

Tin tức mới


Đánh giá

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.