Đọc kịch bản văn học | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu một số đặc điểm kịch bản văn học.

Biết cách đọc kịch bản văn học.

I- ĐẶC ĐIỂM CỦA KỊCH BẢN VĂN HỌC

1. Hành động, xung đột và bố cục của kịch

Kịch bản văn học tuy có nhiều điểm giống với văn bản văn học khác như có
nhân vật, cốt truyện, lời thoại, nhưng đặc biệt có những điểm riêng rất quan trọng,
chi phối cách cấu tạo các đặc điểm kia. Thứ nhất là hành động, xung đột kịch.
Hành động kịch là hành động thể hiện tính cách và ý chí tự do của nhân vật chính,
gây xung đột với hoàn cảnh xung quanh. Chẳng hạn, hành động của Rô-mê-ô bất
chấp hiểm nguy, cưới Giu-li-ét làm vợ ; hành động của Vũ Như Tô chấp nhận đề
nghị của một hôn quân xây Cửu Trùng Đài,... Xung đột kịch là xung đột về tư
tưởng, nhân cách, nảy sinh, phát triển và giải quyết trong phạm vi kịch bản. Khi
màn của hồi kết hạ xuống thì xung đột kịch phải giải quyết xong. Một truyện như
Hai đứa trẻ của Thạch Lam do thiếu hành động và thiếu xung đột nên rất khó
chuyển thể thành kịch bản văn học. Thứ hai, do viết để biểu diễn trên sân khấu, một
không gian hạn chế, bố cục kịch bản văn học phải xử lí theo đặc điểm của không
gian, thời gian biểu diễn, nên phải chia hồi, phân cảnh, phân lớp. Mỗi hồi thể hiện
một sự kiện quan trọng kết thúc bằng một lần hạ màn. Mỗi cảnh có một không gian,
bối cảnh cố định. Mỗi lớp gồm có một số nhân vật hoạt động trên sân khấu.

2. Lời thoại hướng tới người xem

Kịch bản văn học do viết để cho diễn viên biểu diễn, cho nên không có lời kể
như trong truyện. Thay vào đó là những lời chỉ dẫn nhằm thuyết minh về cách bài
trí sân khấu, ghi chú về hành động, biểu hiện của nhân vật. Thành phần chủ yếu
của kịch bản văn học là lời thoại của nhân vật. Lời thoại trong kịch có thể là lời
đối đáp, lời độc thoại (nhân vật tự nói một mình). Các lời thoại ấy không giống
như lời nói trong sinh hoạt đời thường. Lời thoại đời thường là sự giao lưu đơn
tuyến giữa người nói và người nghe. Lời thoại trong kịch là giao lưu đa tuyến, đa
chức năng : các tuyến nhân vật kịch nói với nhau cho người xem nghe. Lời thoại
kịch mô phỏng hình thức hội thoại để phản ánh đời sống và biểu hiện tư tưởng tác
giả. Vì thế lời thoại trong kịch ngoài việc biểu hiện tính cách, hành động nhân vật,
còn phải có yếu tố trần thuật, cung cấp mọi thông tin về cuộc sống của nhân vật
mà người nghe cần có để hiểu được vở kịch : thông tin về cốt truyện và về nhân
vật khác, về xung đột của các nhân vật và nguồn gốc của xung đột ấy,...

3. Lời thoại mang tính hành động

Lời thoại trong kịch không chỉ biểu đạt tư tưởng, tình cảm của nhân vật, mà
còn mang tính hành động, hành động thực tế và hành động nội tâm của nhân
vật. Đó là những lời thúc đẩy hành động, khắc sâu mâu thuẫn, xung đột giữa
các nhân vật. Đó cũng là những lời gan ruột mà nhân vật muốn thổ lộ ra cho
người đối thoại, muốn thể hiện mình. Chính vì vậy, lời thoại trong kịch thường
tạo không khí căng thẳng, thể hiện xung đột tư tưởng, xung đột nhân cách và
dự báo những hành động tiếp theo cho đến hết vở kịch.
Lời thoại của nhân vật kịch vào những thời điểm xung đột căng thẳng nhất
thường có tính chất triết lí, ý vị thâm trầm, nghe như những lời cách ngôn.

II- CÁCH ĐỌC KỊCH BẢN VĂN HỌC

1. Đọc kịch bản văn học chủ yếu là đọc lời thoại của các nhân vật. Qua mỗi
lời thoại cần nhận ra tâm tư, tình cảm, sắc thái, động cơ bên trong và biểu hiện bên
ngoài của các nhân vật, đặc biệt là của nhân vật chính. Từ đó phát hiện tính cách
của từng nhân vật chính, chỉ ra được những câu nói tiêu biểu cho tính cách.
2. Đọc kịch bản văn học phải nhận ra xung đột giữa các nhân vật, nắm bắt
cốt truyện kịch và xu thế phát triển của xung đột, phát hiện xung đột chủ yếu
đang dẫn nhân vật đến kết thúc đau buồn (bi kịch) hay kết thúc vui vẻ, buồn
cười (hài kịch).
3. Có thể phân vai, đọc diễn cảm để thấy được ý vị, ngữ điệu, hình ảnh cùng
vẻ đẹp của các lời thoại.

LUYỆN TẬP

1. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng) có mấy cảnh và
mấy lớp ? Các cảnh và lớp phân biệt nhau ở những điểm nào ? Sự phân cảnh như
vậy có ý nghĩa gì ?
2. Đọc đoạn trích Hồi V kịch Rô-mé-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia và trả lời các
câu hỏi nêu ra ở dưới.
"Rô-mê-ô ra, theo sau là Ban-tơ-da, mang đuốc, cuốc và đòn bẩy
RÔ-MÊ-Ô - Đưa cho ta cuốc và đòn bẩy đây. Và cầm lấy thư này. Sáng sớm
mai đưa thư cho tướng công thân phụ ta. Đưa đuốc đây. Muốn sống thì nghe lời ta
đặn ; dù mi nhìn thấy hoặc nghe thấy gì cũng phải tránh xa, không được tới ngăn
trở công việc của ta. Ta bước chân xuống sào huyệt này của tử thần, phần là để
ngắm dung nhan người yêu, nhưng nhất là để tháo ở ngón tay nàng một chiếc nhẫn
quý, một chiếc nhẫn mà ta phải dùng vào một việc thân yêu. Vậy mi hãy đi đi...
Nếu vì nghi ngờ điều chỉ mà mi đám quay trở lại đồ xét việc ta sắp làm, thì ta thể
với trời đất ta sẽ xé mi ra từng mảnh và quẳng chân tay mi ra bãi tha ma đang
thèm xác người này. Giờ phút này cũng ghê gớm như quyết định của ta ; nó hung
ác và tàn nhẫn hơn hổ đói và biển dữ.
BAN-TƠ-DA - Thưa công tử, tôi xin đi ngay, và sẽ không dám ngăn trở
công tử !
RÔ-MÊ-Ô - Ừ, thế mới là một lòng một dạ với ta. Đây, ta thưởng cho ; ta
chúc cho ngươi được may mắn. Thôi, từ biệt người hối nghĩa bộc.
BAN-TƠ-DA, nói riêng — Mặc, ta cứ trốn quanh đây. Bộ mặt công tử trông
mới ghê làm sao, mà ý định thì thật là khả nghi.
Vào
RÔ-MÊ-Ô - Hỡi cái miệng đáng căm ghét kia, ruột gan của thần chết, ngươi
no nê với miếng mồi quý báu nhất trần gian nhưng ta sẽ vành cái hàm thối tha của
ngươi ra và bắt ngươi phải nuốt thêm mồi nữa.
Bấy cửa hầm mộ
PA-RÍT - Thì ra đây là cái thằng Môn-ta-ghiu kiêu căng đã bị tội phạt lưu, cái
thằng đã giết biểu huynh của người mày yêu. Có lẽ chính vì sự đau buồn này mà
nàng đã chết. Nay nó lại đến đây xúc phạm tới thi thể người quá cố. Ta phải
bắt nó.
Tiến ra
— Thằng Môn-ta-ghiu hèn hạ kia ! Hãy ngừng công việc trái đạo nghĩa của
ngươi lại ! Người ta đã chết rồi mà mi còn muốn báo thù nữa ư ? Thằng đã bị kết
án kia, ta quyết bắt ngươi. Hãy tuân lệnh và đi theo ta, vì ngươi sẽ phải chết.
RÔ-MÊ-Ô -~ Đúng là ta sẽ phải chết, nên ta mới tới đây... Chàng thanh niên
tuấn nhã kia ơi, đừng trêu vào một kẻ tuyệt vọng. Hãy đi đi, mặc ta ở đây... Hãy
nghĩ tới những thây ma kia, hãy run sợ mà đi đi. Ta van ngươi, hối chàng trẻ tuổi,
đừng khiến ta nổi giận, đừng đổ thêm một tội ác lên đầu ta nữa... Thôi, đi đi. Ta
thề với trời là ta còn quý nhà ngươi hơn chính bản thân ta. Vì khí giới ta mang theo
đây chính là dành cho ta đấy thôi. Đừng ở lại nữa, đi đi. Ngươi hãy sống, và sau
này hãy nói rằng lòng thương của một kẻ điên rồ đã giục giã ngươi chạy trốn.
PA-RÍT -— Ta không thèm nghe những lời van xin của ngươi. Ngươi là thằng
phạm trọng tội, ta phải bắt.
RÔ-MÊ-Ô ~ Ngươi muốn thách thức ta chăng ? Đã thế thì, thằng nhãi kia, hãy
coi đây !
Đánh nhau
TIỂU ĐỒNG - Trời ơi, họ đánh nhau kìa ! Ta phải chạy đi gọi lính tuần tới !
PA-RÍT, ngã — Chao ôi, ta bị tử thương rồi !... Nếu ngươi là kẻ đại lượng, hãy
mở hầm mộ ra và đặt ta nằm bên nàng Giu-li-ét — Thở hơi cuối cùng.
RÔ-MÊ-Ô ~ Ta hứa sẽ làm theo lời yêu cầu của ngươi... Xem là ai nào... Bà
con của Mơ-kiu-xi-ô đây, bá tước Pa-rít ! Tên gia nhân đã bảo gì ta nhỉ, khi ta và
hắn đang cùng phi ngựa ? Ruột gan ta lúc ấy rối bời, nên ta cũng chẳng nghe thấy
hắn nói gì nữa... Hình như hắn nói là Pa-rít lẽ ra đã lấy Giu-li-ét. Hắn có nói
thế thật không ? Hay ta đã mơ ngủ mà thấy thế ? Hay là vì nghe hắn kể chuyện
Giu-li-ét mà ta đã điên dại tưởng tượng ra vậy thôi ? Ôi, hỡi người cùng có tên với
ta trong sổ đoạn trường! M „ hãy cho ta cầm tay ! Ta sẽ đặt ngươi trong một nấm mộ
vinh quang... Một nấm mộ ? Không, hỡi chàng trẻ tuổi sớm thiệt phận, đó là cái
vòm của một toà lâu đài, vì có Giu-li-ét nằm đấy, và sắc đẹp của nàng khiến nhà
mồ này xán lạn như một phòng dạ hội đèn đuốc tưng bừng.
(1) Nguyên văn : số của số phận cay đắng.
Đặt Pa-rít vào hầm mộ
Hõi người đã khuất, hãy nằm đây, kẻ chôn ngươi cũng là một kẻ chết rồi. Nhiều
khi, những kẻ sắp chết tự nhiên thấy vui hẳn lên, người chăm nom họ thường gọi đó
là tia chớp trước giờ chết... Ôi, ta có thể gọi giờ phút này là tia chớp không nhỉ ? Hối
người yêu của ta, hối vợ ta ơi ! Thần chết đã hút mật ngọt của hơi thở em, nhưng
chưa xâm phạm được tới dung nhan em ; màu cờ của sắc đẹp còn đỏ tươi trên môi,
trên má em, và lá cờ nhợt nhạt của Thần chết chưa tới đó được. Ti-bân ! Anh nằm
đó, trong tấm vải liệm đẫm máu đó ư ? Tôi còn làm gì vui lòng anh hơn được nữa, vì
với chính bàn tay đã cắt đứt tuổi trẻ của anh, tôi sẽ chém gãy tuổi trẻ của kẻ thù anh.
Xin anh tha thứ cho tôi. Em Giu-li-ét yêu quý, sao em vẫn đẹp làm vậy ! Phải chăng
Thần chết cũng sỉ tình, và cái bóng ma xương xẩu hãi hùng kia muốn giữ em trong
cõi âm u này để tính chuyện ái ân ? Vì lo như vậy, nên anh sẽ ở lại đây với em, và sẽ
không bao giờ rời khỏi toà lâu đài của đêm tối này nữa. Anh muốn ở đây, ở đây với
lũ a hoàn của em, những đòi bọ ! Ôi, đây sẽ là nơi an nghỉ mãi mãi của ta ; ta sẽ
giằng ra khỏi xích xiêng của các hung tỉnh nắm xương thịt đã chán mùi trần thế
này ! Đôi mắt ta ơi, hãy nhìn một lần cuối ; đôi cánh tay ta ơi, hãy ôm một lần cuối !
Và hối đôi môi của ta, nơi hơi thở vào ra, hãy hôn một cái hôn trung thực để kí kết
Vĩnh viễn với tử thần tham lam. Cẩm lọ thuốc độc.
Nào, lại đây, hỡi người chỉ nẻo đắng cay ! Nào, lại đây, hỡi kẻ đưa đường chua
chát ! Hỡi anh lái đò tuyệt vọng, hãy đưa ngay vào đá cho tan tành chiếc thuyền
anh? đã mỏi mệt chán chường ! Hối người yêu quý, anh xin nâng chén vì em !
Uống thuốc độc
Ôi, thây lang thật thà, thuốc của thây hay thật... Thế là ta được hôn nàng mà chết !
Hôn Giu-li-ét rồi chết".
(Trích Tuyển tập kịch Sếch-xpia, Sảd)
Câu hỏi
a) Đoạn trích trên thuộc hồi kết của vở kịch. Cho biết đoạn trích có mấy cảnh và
mấy lớp, căn cứ để phân biệt cảnh và lớp ở đây.
b) Thuật lại biến cố, xung đột trong đoạn trích và cho biết vị trí của chúng trong
vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
c) Phân tích tính chất hành động trong ngôn ngữ của các nhân vật Rô-mê-ô và
Pa-rít trong lớp kịch.
đ) Phân tích các lời thoại của đoạn trích. Chỉ ra lời thoại nào là đối thoại, lời
nào là độc thoại và chức năng biểu đạt của chúng. Phân tích một vài lời
thoại giàu chất thơ.
(1) Ví thuốc độc với bác lái, và thân thể mình với con thuyền. 

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc kịch bản văn học | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.