Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


TIỂU DẪN

Nguyễn Ai Quốc là một tên của Chủ tịch Hồ Chi Minh khi hoạt động ở nước
ngoài, trước năm 1942. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) sinh tại làng
Kim Liên (làng Sen) nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, là lãnh
tụ cách mạng vĩ đại của nhân dân Việt Nam, đồng thời là Danh nhân văn hoá thế giới,
Về cuộc đời và sự nghiệp van học của Nguyễn Ái Quốc sẽ học ở bài Nguyễn Ái Quốc — Hồ Chí Minh
trong sách giáo khoa Ngữ văn 2 Nang cao,
(1) "Vi hành” (nguyên văn tiếng Pháp incognito, có nghĩa là không ai biết) chỉ việc vua chúa ngày
xưa cải trang làm dân thường đi lẫn vào dân chúng để trực tiếp tìm hiểu tình hình xã hội, đời sống
và dư luận nhân dân (hoặc để chơi bai mà không ai biết — Nguyễn Ái Quốc dùng theo nghĩa mia
mai này trong trường hợp Khải Định).
một nha văn, nhà tho lớn. Sự nghiệp van hoc của Người rất đa dang và phong
phú về thể loại, bút pháp, phong cách và về ngôn ngữ, văn tự. Ngoài các văn
kiện chính trị, Người còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị văn học lớn như :
phóng sự Bản án chế độ thực dân Pháp, tập Truyện và kí (viết bằng tiếng
Pháp), các tập thơ Ngục trung nhật kí (viết bằng chữ Hán), Thơ Hồ Chí Minh
(viết bằng chữ Hán và tiếng Việt).
"Vi hành" là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi
hiện đại và tài châm biếm sâu sắc vốn là đặc trưng của những truyện kí
Nguyễn Ái Quốc ra đời vào đầu những năm hai mươi của thế kỉ XX ở Pháp.
"Vị hành" nằm trong số những tác phẩm (như vở kịch Con rồng tre, truyện
ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc, bài báo Sỏ thích đặc biệt) tập trung đả
kích tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo!) thuộc dia 6
Mác-xây (1922). Tac phẩm viết bằng tiếng Pháp, dang trên báo Nhân đạo - cơ
quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp - số ra ngày 19 - 2 - 1923.
— Hắn đấy !
- Đâu phải !
— Đúng ma! Anh đã bảo là chính hắn đấy.
- Chắc thật à ? Em thi em đã thấy hắn ở trường dua’, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn,
lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì
đeo đầy những nhãn.
— Thế hay là hắn đã đem tất ca các thứ đó đến tiệm cầm đồ rồi ? Nhưng mà nhìn ki
xem kìa ! Chẳng phải vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ
chanh?” ấy đấy a?
- Ừ nhỉ. Thì cũng có thể là anh đúng. Nhưng hắn đến đây làm gi nhỉ, trong đường
xe điện ngầm này, và tụi các ông quan bà kiéc) đi theo thì đâu cả ?
(1) Đấu xảo : một hình thức hội chợ trưng bày những mẫu vật về tài nguyên thiên nhiên, những sản
vật về kinh tế.
(2) Trường đua : trường đua ngựa. Đây là nơi giải trí gần giống như đánh bạc. Người chơi đặt tiền
(gọi là đặt cược hay đánh cá) vào một con ngựa đua nào đấy. Con ngựa đoạt giải thì người đặt
tiền cũng thắng cuộc.
(3) Quả chanh ở châu Au có vo màu vàng bung.
(4) Day là một cách chơi chữ : tác gia dùng chữ mandarin là ông quan đi kèm theo mandarine, tất
phải là bà guan. Theo quy tắc của ngữ pháp tiếng Pháp thì danh từ giống đực khi chuyển sang
danh từ giống cái, người ta thêm e. Nhưng ở trường hợp này, mandarine lại có nghĩa là quad
quýt. Ý đùa cợt bằng cách chơi chữ ở đây là nhằm vào độc giả người Pháp hay người biết
tiếng Pháp. Chỉ có thể chuyển ý đùa này sang tiếng Việt được phần nào : ông quan bà kiếc
(đúng nghĩa tiếng Pháp thì phải dịch là : ông quan bà quýt).
— Có khi đã gửi tuốt ở kho hành lí nhà ga để đi chơi vi hành đấy.
Day, cô em ho thân mến của tôi ! Tôi đã thuật lai y nguyên câu chuyện giữa một đôi
bạn trẻ ngồi cùng toa xe với tôi. Họ ngấu nghiến trông tôi với cặp mát ma mãnh, tò mò,
nhưng lại ra bộ không nhìn tôi gì cả.
Cuộc đối thoại tiếp diễn như sau :
— Thế em nghĩ thé nào về người khách của chúng ta ? — Người con trai hỏi, ngỡ tôi
là một dang hoàng thượng và tưởng rang tôi không hiểu họ nói gi với nhau.
— Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa cơ lúc hắn đeo lên người han đủ cả bộ lụa là,
đủ cả bộ hạt cườm. — Người bạn gái anh ta trả lời.
— Hat châu báu đấy chứ ! Em thích có chõ châu báu ấy quá đi, chứ còn gì !
- Em mà có ấy a, thì em cố tình đánh mất đi, để được báo chí nói đến, va thế là
được trở thành một ngôi sao. Thế còn anh, anh nghĩ gì vẻ người dan bảo hột”) của
chúng ta nào ?
— Ích cho chúng ta lắm đấy. Cái lò ở Găng-be đã bán rồi. Cái rương của Hê-ra Miếc-ten
cũng đã thanh toán rồi. Vụ án người bị chặt ra từng khúc” thì không thu hút được công
chúng lam vì không thuộc giới thượng lưu. Và thế là cái kho giải trí của chúng ta sắp cạn
ráo như B.D.D."? vậy. Nhat báo chẳng còn cái gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì...
— Đổi xe ở đây chứ, anh yêu ơi ?
— Không, ga sau. Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta.
~ Em thì em thích Séc-lo™ hơn. Với lại, vua, thì tốn lắm.
— Đâu có ! Thế em còn nhớ buổi da hội thuộc địa ở Nhà hát Ca vũ đấy chứ ? Phải tra
những nghìn rưỡi pho-rang để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Mién, xem tui làm trò leo trèo
nhào lộn của sư thánh xứ Cong-2o”? ; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà
được xem vua đang ngay cạnh ? Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo
thuê đấy...
(1) Người dan bao hộ : người Việt Nam được Pháp "bao hộ”. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp coi
Việt Nam (Trung Kì và Bắc Kì) là xứ "bảo hộ” của chúng, vì thế người Việt Nam là "người dân
bảo hộ” của Pháp.
(2) Cái lò ở Găng-be, cái rương của Hé-ra Miếc-ten, vụ án người bị chặt ra từng khúc : chắc han
đây là những chuyện thời sự, những vụ án giật gân, nguồn giải trí của người dân Pa-ri tò mò,
hiếu ki.
(3) B. D. D : chữ viết tat của cụm từ Băng (Ngân hàng) Đông Dương, dịch từ cụm từ tiếng Pháp
B.I.C (Banque d°Indochine).
(4) Sác-lô : vai hé nổi tiếng của điện ảnh do diễn viên kiêm đạo diễn nổi tiếng người Anh là Sác-li
Sa-plin sáng tạo nên.
(5) Sư thánh xứ Công-gô : tu sĩ đạo Hồi ở Công-gô (một nước ở châu Phi). Tác giả thể hiện cách
nhìn kì thị dân tộc của đôi trai gái Pháp.
Tàu đỗ, cặp trai gái bước xuống, mat cứ liếc nhìn trộm tôi, và tôi thi buồn cười quá,
bông đâm ra nghĩ, và nghĩ đến cô. Tôi như còn trông thấy cái ngày mà cô với tôi, đôi
chúng ta, như đôi chim ấy thôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể
chuyện cổ tích. Tôi nhớ chuyện vua Thuấn () vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có
bảng lòng mình không, nên cải trang làm dân cày đi dò la khap xứ. Lại nhớ chuyện vua
Pi-e nước Nga”? đi làm thợ va đến làm việc ở các công trường nước Anh. Bên những bậc
cải trang vĩ đại ấy muốn đi sâu vào cuộc sống của nhân dân, ngày nay, còn có những ông
hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng "vi
hành" đấy.
Tôi không được rõ ý đồ nhà "vi hành” của chúng ta ra sao. Phải chăng là ngài muốn
biết dân Pháp, dưới quyền ngự tri của bạn ngài là A-lếch-xăng Dé nhất”) , có được sung
sướng, có được uống nhiều rượu và được hút nhiều thuốc phiện bảng dân Nam, dưới
quyền ngự trị của ngài, hay không ? Phải chăng ngài muốn học sử dụng (theo kiểu
Pháp) cái liém của nhà nông cùng cái búa của thầy thợ dé sau cuộc ngao du, đem về
chút ấm no mà đám "dan" bất hạnh của ngài tới nay hoàn toàn chẳng biết đến ? Hay
là chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu
công tử bét) ?
Thế nào thì thế, ít lâu nay tôi đã trở thành một đấng hoàng thượng bất đắc dĩ. Bất cứ
tôi đi đâu, là có người nhìn tôi, ganh ti tôi, mim cười với tôi, tán tụng tôi, đi theo tôi.
Cô em thân mến, hẳn cô bảo tôi rằng, thế là cái bánh xe vô lượng! nó đã quay rồi
đấy. Đến nay, tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai
4) hoá`'ˆ, thì bây giờ đến lượt tất ca những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.
Cô không thể tưởng tượng được cảnh đón tiếp tốt đẹp người ta dành cho chúng tôi ở
đây. Quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy một đồng bào ta.
Những tiếng "Hắn đấy !" hay "Xem hắn kìa !" là những lời chào mừng kín đáo và kính
trọng ma chúng ta thường gap dọc đường.
(1) Vua Thudn : một ông vua trong truyền thuyết cổ Trung Quốc nổi tiếng là hiển đức.
(2) Vua Pi-e nước Nga : Pi-e (tiếng Nga : Pi-ốt) Đại dé, hoàng đế Nga cuối thé ki XVII — đầu thế
ki XVIII, đã đích thân đi tham quan và lao động ở Tây Au, sau đó về nước tiến hành những
cuộc cải cách tiến bộ, làm cho nước Nga trở nên hùng mạnh.
(3) A-lếch-xăng Đệ nhất : A-lếch-xăng Min-lo-rang, Tổng thống Pháp lúc bấy giờ.
(4) "Dán" : từ này được viết bằng tiếng Việt trong nguyên bản tiếng Pháp.
(5) Công tr bé : nguyên bản tiếng Pháp dùng chữ "công tước bé” (petit duc). Người Pháp có thành
ngữ gọi những ông hoàng Nga, tước hiệu Đại công (grand duc) là những tay ăn chơi bừa bãi.
(6) Bánh xe vô lượng : ý nói quy luật biến đối huyền bí không lường được của Tạo hoá (quan niệm
luân hồi, đổi từ kiếp này sang kiếp khác của đạo Phat được tượng trưng bằng hình ảnh bánh xe).
(7) Bac khai hoá : bọn thực dân Pháp thường tự phong là những người đi khai hoá, tức là đem "van
minh" đến cho dân các thuộc địa. Ở đây tác giả dùng với nghĩa mỉa mai.
Cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình
nữa, và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, Chính phủ bèn đối đãi với tất
4°) tuốt ! Đó là những
người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tuy. Các vị chẳng nề hà chút công sức
cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ gi
nào để bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác bà
mẹ hiển rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thi han cô phải phát ghen lên được về
nỗi niềm âu yếm của các vị đối với tôi. Có thể nói là các vị bám lấy đế giày tôi, dính chặt
với tôi như hình với bóng. Và thật tình là các vị cuống cuồng cả lên nếu mất hút tôi chỉ
trong dăm phút ! Cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được, khi được đối đãi
như thế ?
Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không sao che giấu nổi niềm tự hào được là
một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế.
(NGUYÊN ÁI QUỐC, Truyện và kí,
PHAM HUY THONG dich và giới thiệu, NXB Van học, Hà Nội, 1974)

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

1. Căn cứ vào mạch truyện, có thể chia tác phẩm ra làm mấy phần ? Nội dung cơ bản của
mỗi phần là gì ?
2. Nhận xét tình huống độc đáo của truyện "Vi hành" và cho biết tác dụng tạo sức
mạnh châm biếm của nó trong tác phẩm. Hình tượng hoàng đế An Nam càng trở
thành hài hước như thé nào trong con mat của đôi trai gái người Pháp ? (Tình huống
truyện "Vi hành” là tình huống gì ? Qua cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp ma
nhân vat tdi nghe lỏm được, Khai Định được đánh giá như thế nào và hiện lên với
bộ dang ki quai, 16 bịch như thế nào ?)
3. Phân tích lời bình luận của nhân vật người kể chuyện về sự "vi hành" của "dang hoàng
thượng” trong đoạn văn từ “Tàu đô, cặp trai gái bước xuống..." đến "nếm thử cuộc đời
của các cậu công tử bé”.
4. Anh (chi) hiểu thế nào về nội dung, ý nghĩa của đoạn văn từ "Cái vui nhất là ngay đến
Chính phủ..." đến "sự kiêu hãnh có được một vị hoàng dé" ?
5. Hình thức viết thư cho cô em họ có ý nghĩa gì đối với nghệ thuật trần thuật của truyện ?
6. Sức mạnh đả kích của thiên truyện chủ yếu được tạo nên bởi giọng điệu gì ?
(1) Tuy tùng di hộ giá : quan tướng đi theo để bảo vệ vua. Ở đây tác giả ám chỉ bọn mật thám bằng
giong mia mai. 

Tin tức mới


Đánh giá

Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc) | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.