Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Nội Dung Chính


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu sâu thêm vai trò của các thao tác lập luận trong văn nghị luận.

Biết vận dụng một số thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận.

1. Đọc các đoạn trích sau, chỉ ra luận điểm và các thao tác lập luận được sử
dụng (so sánh, phân tích, chứng minh, giải thích....).
a) "Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo
phương châm "nhiễu điều phủ lấy giá gương". Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất
trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao
quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của
phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải
theo năng lực và lối nghĩ "trâu buộc ghét trâu ăn" đối với người hơn mình ở làng
quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ
nhạt : Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật tứm tụm vào với nhau chăm chú
nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình
thích ; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau, song người Việt lại thường
đố kị nhau...".
(Vũ Khoan, trong sách Một góc nhìn của trí thức)
b) "Nhà khoa học Hàn Quốc Huynh Súp Choi mô tả con đường phát triển khoa
học công nghệ của nước mình như quá trình tiến hoá từ bắt chước người đi trước.
Kế đến phải biết ứiêu hoá, hay bản địa hoá để biến các thứ bắt chước thành của
chính mình. Cuối cùng là đổi mới để cạnh tranh. Theo ông Choi, người Nhật đã
làm như thế hơn một trăm năm từ thời Minh Trị. Cho đến thập kỉ bảy mươi thế kỉ
XX người Nhật vẫn du nhập hằng năm hàng nghìn danh mục công nghệ để bắt
chước. Việt Nam cũng bắt chước và bản địa hoá đủ thứ. Có chỗ thành công, có chỗ
chưa thành công. Còn đổi mới để cạnh tranh thì quá ít. Muốn thực hiện quá trình
tiến hoá khoa học công nghệ ấy cần có một đội ngũ nhà khoa học công nghệ lành
nghề, bởi vì ngay muốn bắt chước cũng phải có trình độ cao mới làm được".
(Theo Phạm Duy Hiển, trong sách Một góc nhìn của trí thức)
— Chỉ ra các yếu tố cần chú ý khi phân tích nhân vật tiểu thuyết và truyện ngắn.
Nêu ví dụ từ các nhân vật trong truyện ngắn Hai đứa trể và Chữ người tử tù.
— Cho biết các thông tin có thể khai thác từ lời kể chuyện trong tiểu thuyết và
truyện ngắn. Nêu ví dụ từ lời kể trong Chữ người tử tà và đoạn trích Hạnh phúc
của một tang gia.
- Hãy nêu một số tiêu chí chung để xem xét kết cấu của tiểu thuyết và
truyện ngắn. Nêu ví dụ về kết cấu truyện ngắn Hai đứa trể và Chữ người tử tù.
2. Đọc truyện ngắn sau đây và phân tích, đánh giá theo đặc điểm của thể loại.
HƯƠNG ỔI
Tôi sực nhớ đến số báo đầu thu sắp tới. Cha viết một bài chăng — tôi bảo.
Ông già không nói. Đang nhấp ngụm trà thơm phức mùi ngâu. Hoa ngâu
năm ngoái.
Buổi chiều, cô Ngân sang chơi. Cô hàng xóm vừa du học ở Ô-xtrây-li-a về.
Cho một đĩa ổi chín.
Cây vườn bên ngày xưa, cứ thu về là hương ổi toả sang. Hương nhè nhẹ bâng
khuâng. Nhưng tuổi thơ tôi chẳng bao giờ được ăn ổi vườn bên. Tiếng con bé Ngân
ríu rít trèo hái quả. Tiếng mùa thu ríu rít. Nhưng cha tôi cấm, không cho sang. Hai
nhà không giao thiệp. Chỉ có hương ổi là bay sang.
Tôi cũng chẳng mấy khi gặp mẹ Ngân. Bà đẹp lắm. Đẹp lạ lùng. Nghe nói
ngày trẻ, cha tôi yêu bà. Tình ) yêu từ tuổi ấu thơ có mùi hương ổi. Nhưng mẹ cha
không ưng thây kí nhật trình” nghèo, chẳng gả. Cha rủ bà trốn. Bà không dám.
Rồi một hôm thấy pháo cưới treo trên nhành Ổi, nổ tung toé, quả chín rơi lụp bụp.
Cha bà nhận chàng trai đang là Kí sư công chính về ở rể.
Bức tường ngăn được xây cao thêm và lên rêu năm tháng từ ấy. Nhưng hương
ổi thu về vẫn cứ bay sang.
Mẹ tôi và cha Ngân cùng mất một độ, cách đây mấy năm. Bà mẹ chặt cây ổi
quý nhưng đã cỗi. Tiếng dao chặt gỗ chan chát trong một buổi sớm đầu thu. Cha tôi
ngồi bên cửa sổ run run lục tìm những trang viết ố vàng, nhưng vẫn còn thoảng mùi
hương ổi tình đầu...
Vậy sao hôm nay lại có những trái ối đào ?
— Em ươm giống cũ trồng mới đấy. Năm nay ra trái bói - Ngân nói.
Tôi cắn trái ổi mùa đầu. Và mời cha một trái. Răng ông đã yếu. Nhưng trái
của ông chín mềm...
(Nguyễn Phan Hách — Những trang văn chọn lọc)
(1L) Thầy kí nhật trình : nhà báo.
(2) Kĩ sư công chính : kĩ sư cầu đường.
c) "Đọc Nguyễn Du tôi vẫn thường dừng lại bồi hồi về những bóng trăng trong
thơ ông. Trăng soi người biệt li "Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường" ; trăng gợi
một kỉ niệm tình cũ đau buốt "Mày ai trăng mới in ngần”. Lãng đãng trên các
trang Kiều, người ta vẫn gặp những vầng trăng xao xuyến lòng người. Ở nơi khác,
trong thơ chữ Hán, Nguyễn Du vẫn nói về trăng có câu như sau đây :
Lúc cùng đường trăng lại đến thăm ta,
Ba mươi năm trăng theo ta suốt chân trời góc biển.
Đọc hai câu thơ trên tôi bàng hoàng nghiệm ra rằng nếu không có ba mươi
năm "chân trời góc biển" kia thì làm sao có được vầng trăng ấy trong Truyện Kiêu".
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
đ) "Có một hạng văn sĩ mỗi khi đọc một bài văn không phải của mình thì dấu
môi lắc đầu, hạ một giọng khinh bỉ :
— Rỗng tuếch !
Tuy nhiên cũng nên phân biệt ra nhiều thứ rỗng.
Rỗng như trống cà rùng, đánh nên tiếng hùng dũng. Rỗng như chuông chùa,
nện nên tiếng thanh cao. Rỗng như cây tì bà, gảy nên âm tao nhã. Rỗng như tù và
còn đủ kêu được trộm. Rỗng như cái mõ, nheo nhéo như réo quan viên. Rỗng như
trống khẩu long tong. Rỗng như vỗ thùng, đập lắm cũng chỉ kêu bồm bộp.
Nhưng làm thế nào mà biết cho rành ?
Tiếc thay, Chung Kì không còn ở lại để lắng tai cho rõ hộ nhau !".
(Theo Phùng Tất Đắc)
2. Kết hợp các thao tác lập luận thích hợp (so sánh, phân tích, chứng minh,
giải thích...) để viết đoạn văn thể hiện một trong các nội dung sau đây :
a) Lí tưởng là nguồn sáng và sức mạnh trong đời.
b) Nhà thơ Ấn Độ Ta-go nói : "Yêu là tên gọi khác của sự hiểu nhau".
c) Nhà thơ Anh Brao-ninh nói : "Nếu tước bỏ tình yêu thì trái đất sẽ trở thành
nấm mồ".
đ) Con người không thể thiếu bạn.
đ) Tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái là tình cảm tự nhiên nhất, chân
thành nhất và thiêng liêng nhất.  

Tin tức mới


Đánh giá

Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.