Nội Dung Chính
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Hiểu chủ trương cầu hiển đúng đắn của vua Quang
Trung sau ngày dẹp yên thù trong giặc ngoài để thấy
tam nhìn xa trông rộng và tấm lòng vì dân, vì nước
của Ong.
Thấy được lối diễn đạt bằng những lời lẽ đây tâm huyết
và cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục cao của
tác giả.
TIỂU DẪN
Năm 1788, vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước
ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung, rồi đem
quân ra Bắc quét sạch hai mươi vạn giặc Thanh cùng bọn tay sai bán
nước. Lê Chiêu Thống và tan quân chạy theo Tôn Sĩ Nghị. Triều Lê hoàn
toàn sụp đổ. Trước sự kiện trên, một số bề tôi của nhà Lê hoặc mang nặng
tư tưởng trung quân lỗi thời, hoặc sợ hãi vì chưa hiểu triều đại mới, nên đã
bỏ trốn, đi ở ẩn, tự tử,... Quang Trung giao cho Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm thay
lời mình viết Chiếu cầu hiển kêu gọi những người tài đức ra làm việc giúp
dân, giúp nước.
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh
Oai (còn gọi là làng Tó), huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (nay thuộc
huyện Thanh Trì, Hà Nội), đỗ tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều
Lê Cảnh Hưng, rồi theo giúp Tây Sơn, được Nguyễn Huệ tin dùng và
giao cho soạn thảo công văn giấy tờ quan trọng mà Chiếu cầu hiền là
một trong những văn bản đó.
(1) Hiền : ở đây là người hiển tai.
1. Từng nghe nói rang : Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng
trên trời cao. Sao sáng ắt chau vẻ ngôi Bắc Than"), người hiền at làm sứ giả
cho thiên ti, Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp”, có tài mà không
được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
2a. Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cốt, kẻ sĩ
Nà phải ở ẩn”) trong ngòi khe, trốn tránh việc doi”, nhitng bac tinh anh trong
(1) Ngôi Bắc Thần : sao Bac Đầu, tượng trưng cho hoàng đế. Sách Luận ngữ cua Khong Tử có câu :
"Vị chính di đức, thí như Bắc Thần, cu kì sở, chúng tinh củng chi", nghĩa là, lấy đức mà cai trị
đất nước, giống như sao Bắc Đầu giữ đúng vi trí của minh, các ngôi sao khác sẽ chau về.
(2) Thiên tử : con trời ; ở đây chỉ vua.
(3) Che mất ánh sáng, giấu di về đẹp : ý nói có tài mà đi ẩn dat, lánh đời như ánh sáng bị che lấp,
như vẻ đẹp bị giấu đi.
(4) Trung cháu : châu ở giữa ; ở đây chỉ miền Bắc lúc bấy giờ. Nhiều biến cố : chỉ các sự kiện tranh
giành quyền bính giữa các phe phái trong triều đình Lê — Trinh và việc Nguyễn Huệ đem quân
ra Bắc diệt ho Trịnh.
(5) Phải ở ẩn : lấy ý bài thơ Khảo bàn trong Kính thi, chỉ việc đi ở ẩn.
(6) Trén tránh việc đời : dịch thoát ý câu "dụng củng vu hoàng nguu", nghĩa đen là gói ki trong tấm
da bò.
triều đường phải kiêng dé không đám
lên tiếng“, Cũng có kẻ gõ m6 canh
cửa, cũng có kẻ ra biển vào
sông”), chết đuối trên can’ ma
không biết, dường như muốn lẩn
tránh suốt đời.
Nay tram đang ghé chiếu lắng
nghe™, ngay dém mong moi, nhung
những người hoc rộng tai cao chưa
thấy có ai tìm đến. Hay trầm ít đức
không đáng để phò tá chăng ? Hay
đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự
vương hầu chăng ?
2b. Kia như, trời còn tăm toi, thì F x QUANG TRUNS
dang quan tử phải trổ tai. Nay đương ở sgh all
buổi đầu cua nền đại định", công việc
vừa mới mở ra. KỈ cương nơi triều chính
còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài
biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc
mệt chưa lại sức, mà đức hoát”” của
tram chưa kịp nhuần thấm khắp nơi.
(1) Kiéng dé không dám lên tiếng : dịch thoát câu “giới minh vu trượng mã”, ý nói một số quan
trong triều giữ mình không đám tỏ bày ý kiến riêng của mình.
(2) Gõ mỗ canh cua : chúc quan nhỏ đứng gác cửa và đánh m6 báo giờ cầm canh vào ban đêm ; ở
đây ý nói, có những người tuy đã ra làm quan nhưng không hãng hái, chỉ làm việc một cách
cầm chừng như người gác cửa, như kẻ đánh m6 cầm canh.
(3) Ra biển vào sông : chỉ người đi ở an.
(4) Chết đuối trên cạn : ¥ nói, người có tài mà đi ở ẩn khác nào kẻ chết đuối trên cạn, uống phí tài nang.
(5) Ghé chiếu lắng nghe : dich từ câu "trắc tịch di van" lấy trong sách Hdu Hán thu, ý nói nóng
lòng trông ngóng người hién tài, đến nôi ngồi không yên.
(6) Trời còn tăm tối : dịch từ câu "thiên tao thảo mudi" (khi trời mới khai sáng), ý nói buổi ban đầu
mới dựng nghiệp đế vương.
(7) Đại định : dịch từ chữ "kì định" (đạt được thành tựu, đẹp yên) ; ở đây ý nói việc đánh đuổi giặc
Thanh, lật đổ triều Lê Chiêu Thống. dựng lên triều đại Quang Trung.
(8) Đức hoá : dùng đức để cảm hoá, dạy bảo.
Tram nom nớp lo lắng, ngày một ngày hai van việc nay sinh. Nghĩ cho ki thi thấy
rằng : Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không
thể dung nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà
At phải có người trung thành tín nghĩa”. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng
lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò
giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao ?
3. Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ,
người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày
sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc ; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát”” mà bat tội.
Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các
quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng,
Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết
đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiểm vì mưu lợi mà phải bán rao.
Này ! Trong khoảng trời đất, hiển tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế.
Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây,
những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung
kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.
Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.
(Theo Ngô Thì Nhậm toàn tập, tap I,
NXB Khoa học xã hội, Hà Noi, 2004)
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
1. Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu câu hiển.
2. Đọc phần | và cho biết :
a) Tác giả đặt ra vấn dé gi cho người hiền và để làm rõ vấn đề đó, người viết
dùng hình ảnh nào ?
b) Việc mở đầu bài Chiếu cầu hiền bằng lời Khổng Tử có tác dụng øì đối với
các nho sĩ thuở đó ?
3. Trước việc Quang Trung đem quân ra Bắc diệt nhà Trịnh, nho sĩ Bắc Hà có
thái độ như thế nào (phần 2a) ? Tại sao tác giả không kể trực tiếp những
(1) Dung nghiệp tri bình : gây dung su nghiệp thái bình, yên ổn.
(2) "Ấp mười nhà... tín nghĩa" : lấy từ sách Luận ngữ, ý nói nhân tài thời nào cũng có và có nhiều.
(3) Vu khoát : viền vông.
(4) Lục dụng : sử dụng.
thái độ ấy ma lại dùng hình anh gố mé canh cửa, ra biển vào sông, chết
đuối trên cạn,... ? Tìm những từ ngữ trong phần 2b để chứng minh rang,
Quang Trung thành tâm, khiêm nhường nhưng rất kiên quyết trong việc
cầu hiền.
4. Con đường cầu hiền của Quang Trung hết sức rộng mở. Hãy chứng minh điều
đó qua phần 3 (có mấy biện pháp, biện pháp có cụ thể và dé làm không ?).
5, Hãy trình bày cách lập luận của tác giả thể hiện qua bài chiếu.
BÀI TẬP NÂNG CAO
Hãy cho biết, chiéu thuộc loại văn gi (tự sự, trữ tình, nghị luận,...) và về nghệ
thuật, chiéu coi trọng yếu tố nào.
TRI THỨC ĐỌC - HIỂU
Chiếu
Chiếu là loại công văn thời xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho
mọi người. Văn của thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tao nhã. Nhiều bài chiếu mang nội dung
nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Có khi chiếu được gọi là chiếu
thư, chiếu chỉ và thường mang nội dung mệnh lệnh. Văn học trung đại Việt Nam có những bài chiếu
nổi tiếng như Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của Lí Thái Tổ, Chiếu để lại trước khi chết (Di chiếu)
của Lí Nhân Tông, Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) của Ngô Thì Nhậm....
Thể văn chiếu thời cổ xưa gọi là cáo (xem phần Tri thức đọc - hiểu, bài Đại cáo bình Ngô
6 sách giáo khoa Ngữ van 10 Nâng cao, tập hai).
Bình Luận
Để Lại Bình Luận Của Bạn