Nguyễn Đình Chiểu | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam


KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

Hiểu duoc cuộc đời và tac phẩm của Nguyễn Dinh Chiểu,
nhận ro vi trí của nhà thơ trong lich sử văn học dan tộc —
người mở đầu dòng văn thơ yêu nước cối thế kỉ XIX.

Thấy được sự kết hợp văn chương bác học và văn học dan
gian, nghệ thuật sang tạo hình tượng và ngôn tt giàn sức
truyén cam trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

I - CUỘC ĐỜI

Nguyễn Đình Chiểu tên tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, sinh ngày 1 - 7 - 1822
tại quê mẹ, làng Tân Thới, huyện Binh Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định

(1) Ki: tế lễ.
(2) Chúc : cầu chúc.

(nay thuộc Thanh phố Hồ Chí Minh). Thân phụhinh-anh-nguyen-dinh-chieu-4560-0


ông là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên
(nay là Thừa Thiên — Huế), làm thư lại trong
dinh Tổng trấn Lê Văn Duyệt tại Gia Định.
Thân mẫu là bà Trương Thị Thiệt.
Năm 1833, Nguyễn Đình Chiểu được cha
đưa ra Huế ăn học. Năm hai mươi mốt tuổi
(1843), ông vào Gia Định thi đỗ tú tài ; năm
hai mươi lam tuổi, ra Huế chuẩn bị thi tiếp thì
được tin mẹ mất (1849). Trên đường trở về chịu
tang, ông ốm nặng lại thương khóc mẹ nên bị
mù cả hai mắt. Ông học nghề thuốc với một
thay cựu ngự y, sau đó trở về qué vừa day học
vừa bốc thuốc.
Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu được một học trò gả em gái cho. Đó là bà Lê Thị Điền
người Cần Giuộc.
Nam 1859, giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé. chiếm thành Gia Dinh, Nguyễn
Đình Chiểu về quê vợ. Khi thực dân Pháp đánh đến Cần Giuộc (1861) và chiếm ba
tỉnh miền Đông (1862), theo phong trào "ti dia") ông lui về ở Ba Tri, tinh Bến
Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc, đồng thời tham gia kháng chiến cùng với nhân
dân, dưới cờ của Trương Định, Đốc binh Nguyễn Văn Là. Khi giặc Pháp chiếm
nốt ba tỉnh miền Tây, Nguyễn Đình Chiểu tỏ thái độ không hợp tác với chúng.
Buồn rau, đau 6m, ông mất ngày 3 - 7 - 1888.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết thao”, sống theo dao nghĩa của nhân
dân. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, mà còn là một
chiến sĩ yêu nước tham gia bàn bạc mưu lược với các chí sĩ chống thực dân Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu có uy tín rất lớn trong dân chúng. Tỉnh trưởng Bến Tre là
Pôn-sông tìm cách mua chuộc ông, cấp đất cho, nhưng ông từ chối. Khi
Nguyễn Đình Chiểu mất, cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang.

II - SỰ NGHIỆP VĂN HỌC

Nguyễn Đình Chiểu để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Tác phẩm
chính : các truyện thơ Truyén Luc Van Tiên, Duong Từ — Hà Mậu, Ong Neu,
(1) “Ti dia" : khi giặc Pháp chiếm dần Nam Ki, người dân ở vùng tạm chiếm chạy sang vùng tự do
để lánh giặc. Vùng đất người dân chạy đến gọi là "ti địa".
(2) Tiết tháo : khí tiết vững vàng của người sống theo đạo nghĩa.
ông Tiéu hoi đáp về thuật chữa bệnh (Neu Tiểu y thuật vấn đáp) ; một số bài văn
tế như Văn tế nghĩa sĩ Can Giuộc, Văn tế Truong Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong
Lục tỉnh và một số bài thơ Đường luật.
1. Quan niệm văn chương
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ
trương đùng văn chương biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa :
Chở bao nhiêu đạo thuyén không kham,
Đảm mấy thằng gian bút chẳng tà.
(Dương Từ - Hà Mậu)
Môi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng :
Học theo ngòi bút chí công,
Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân thu”.
(Ong Ngư, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Văn chương phải là những sáng tạo nghệ thuật có tính thẩm mĩ, để phát huy
các giá trị tinh thần :
Văn chương ai chẳng muốn nghe,
Phun châu nha ngọc báu khoe tinh than.
(Ong Neu, ông Tiéu hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Nguyễn Đình Chiểu cũng ghét lối văn cử nghiệp gò bó. Ông viết :
Văn chương nào phải trường thì,
Ra đề hạn vận một khi buộc ràng,
Truong phu có chí ngang tàng.
(Ông Ngư, ông Tiểu hỏi đáp về thuật chữa bệnh)
Quan điểm này cho thấy vì sao hình thức sáng tác truyện thơ của ông khá đa
dạng, phóng khoáng.
2. Tấm lòng thương dân, yêu nước
a) Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
Sáng tác tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu trong giai đoạn nay là Truyền
Lục Vân Tiên. Tác phẩm ngợi ca phẩm chất sáng ngời của chàng trai họ Lục, một
người con hiếu thảo, một trang nam nhi có lí tưởng, sẵn sàng quên mình cứu dân
(1) Xuân thu : kinh Xuân thu do Không Tử sửa lại, ngụ ý khen chê rõ rang.
gặp nan, đánh giặc O Qua, chung thuỷ trong tinh yêu, trung thành với ban bè,
nhiệt tâm với chính nghĩa. Truyện Lục Vân Tiên ngợi ca tình yêu chung thuỷ của
Nguyệt Nga, lòng trung thành của Tiểu đồng, lòng thẳng ngay của Hớn Minh,
Tử Trực. Ông Quán trong Truyện Luc Vân Tién đã nêu cao tư tưởng ghét thương
của nhà thơ :
Quán rằng : "Ghét việc tâm phào,
Ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.
Ghét đời Kiệt, Trụ mê dam,
Để dân đến nổi sa hâm sẩy hang.
Ghét đời U, Lệ da đoan,
Khiến dân luống chịu lâm than muôn phần”.
Đề cao nghĩa khí, Truyện Lục Vân Tiên cũng là bản án kết tội những kẻ phi
nghĩa, bất nhân như cha con Võ Công tráo trở, viên Thái sư hiểm độc, Trịnh Hâm,
Bùi Kiệm dốt nát, phản trắc, đê tiện.
Thể hiện tinh thần đạo lí còn có Dương Từ — Ha Mậu, một tác phẩm có tính
luận đề. Các nhân vật Dương Từ và Hà Mậu đã đi theo đạo khác, bỏ gia đình nheo
nhóc nhưng sau được giác ngộ, trở về với chính đạo.
b) Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
Khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta, Nguyễn Đình Chiểu liền chuyển sang
lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca tinh than
nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. Ngòi bút của nhà thơ gắn
bó mật thiết với cuộc sống của người dân mất nước. Trong bài Chạy giặc, ông đã
tả cảnh "say dan tan nghé" khi giặc đến với niềm xót thương vô hạn :
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất 6 bây chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiên tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu may.
Trong bai Ngéng gió đông (Xúc cảnh), Nguyễn Đình Chiểu vừa thể hiện sự
oán trách triều đình vừa biểu lộ niềm mong mỏi triều đình giúp dan giữ gìn bờ cõi.
Tiêu biểu hơn hết cho văn thơ yêu nước của ông là những bài văn tế như : Văn ứế
nghĩa sĩ Can Giuộc, Văn tế Truong Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm xúc động nhất về người anh hùng nông
dân Nam Bộ. Đó là những người quanh năm nghèo khó, chưa từng cầm vũ khí,
nhưng khi giặc đến thì xông lên chiến đấu quên minh, biểu thi tinh thần dũng
mãnh bất khuất, tiêu biểu cho ý chí độc lập, tự do của dân tộc. Bài văn không chỉ
là một thiên anh hùng ca đặc sắc, mà còn là lời bộc bạch gan ruột của những người
dân không cam chịu làm nô lệ, thê đánh giặc đến cùng, là lời trách móc thâm trầm
đối với thái độ đầu hàng bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn. Chẳng hạn, các
câu : “Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, "tập khién, tập súng, tập mác,
tập cờ, mắt chưa từng ngó", "Vốn chăng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính
diễn binh”, "Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn ; chín chục trận binh thu,
không chờ bày bố”,... ngoài ý ngợi ca tinh than tự giác chiến đấu của các nghĩa sĩ,
còn cho thấy quân cơ, quân vệ, những kẻ được trang bị, tập rèn để chiến đấu, lẽ ra
phải có mặt lúc này thì lại vắng bóng !
Thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu là những áng văn bia khắc sâu hình ảnh các
anh hùng cứu nước :
Làm người trung nghĩa đáng bia son,
Đứng giữa càn khôn tiếng chẳng mòn.
Cơm áo đền bồi ơn đất nước,
Râu mày giữ ven phận tôi con.
Tinh than hai chữ phau sương tuyết,
Khí phách ngàn thu rỡ núi non,...
(Thơ diéu Phan Tong)
Giai đoạn này, Nguyễn Đình Chiểu còn viết Ong New, ông Tiéu hỏi đáp về
thuật chữa bệnh, một tác phẩm có tính chất đối thoại. Nội dung kể về việc vua Tấn
cắt đất U Yên cho giặc Liêu xâm lược để cầu hoà, nhân dân và sĩ phu không chịu
sống dưới ách ngoại bang nên rời quê hương đi lánh giặc. Hai nhân vật Bào Tử
Phược và Mộng Thê Triển bỏ nhà vào núi ở ẩn, làm Ngư, làm Tiéu. Được sự dẫn
dắt của Đạo Dẫn, họ tìm thầy học đạo, học thuốc để cứu đời. Hai người gặp Kì
Nhân Sư, ông thầy không chịu hợp tác với giặc, tự xông mat cho mù. Họ được thay
dạy cho nghề thuốc cứu đời. Con đường đi đến "rừng y" của hai ẩn sĩ thể hiện tỉnh
thần gắn bó với dân của Nguyễn Đình Chiểu, khác với người ẩn sĩ xưa chỉ biết
lánh đời. Qua tác phẩm này, Nguyễn Dinh Chiểu đã thể hiện một tinh thần thương
dân và yêu nước mãnh liệt.
3. Nghệ thuật thơ văn giàu sức truyền cảm
Trong các bài thơ Đường luật, văn tế, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện mot tài
nghệ điêu luyện. Về ngôn từ, lời văn của ông mộc mạc mà tế chỉnh, từ dùng
chính xác, giàu sức gợi cảm. Những bài thơ Đường luật của ông có lời lẽ trang
nhã, trau chuốt mang vẻ đẹp cổ điển của văn chương bác học. Chẳng hạn :
39
Mây giăng di bắc trông tin nhan,
Ngày vế non nam bặt tiếng hồng.
Bờ cối xưa đà chia đất khác,
Nắng sương nay há đội trời chung.
(Ngóng gió đông)
Về hình ảnh, ông có tài lựa chọn những chỉ tiết rất điển hình để dựng nên
hình tượng các nghĩa sĩ sống mãi trong tâm trí người đọc.
Về thể loại, Nguyễn Đình Chiểu sáng tác các truyện thơ trường thiên như
Truyện Lục Vân Tiên (2082 câu), Dương Từ — Hà Mậu (3456 câu), Ông Ngư, ông
Tiêu hỏi đáp về thuật chữa bệnh (3642 câu). Tuy nội dung đạo lí nho gia rất sâu
sắc và uyên bác, nhiều điển cố lấy trong kinh sử nhưng hình thức nghệ thuật lại
đậm chất dân gian. Các mô tip như đánh cướp cứu người đẹp, kẻ xấu đố ki, ham
hại người tài, người hiền được thần cứu nạn, vua ép ga người đẹp, người đẹp tự tử
để không phụ tình, người anh hùng đánh giặc cứu nước,... đều rất quen thuộc, làm
nên sức hấp dan đối với đông đảo nhân dân. Ngôn từ trong các truyện thơ tuy có
chỗ chưa được trau chuốt, song đây đó vẫn lấp lánh những câu thơ đẹp. Chẳng
han, ta hình anh người tráng sĩ :
Vân Tiên đâu đội kim khôi,
Tay cam siêu bạc mình ngồi ngựa 6.
Hoặc tả cảnh hoang vu với tâm trạng cô đơn, mong nhớ của Nguyệt Nga :
Kim Liên ơi hối Kim Liên,
Đẩy xe cho chị qua miền Hà Khê.
Hà Khê dấu thỏ đường dê,
Chim kêu vượn hú bốn bề nước non.
Dù là thơ Đường luật, văn tế hay truyện thơ, nghệ thuật của Nguyễn Đình
Chiểu đều có các đặc điểm nổi bật như : bình dị, mộc mạc, giàu lời ăn tiếng nói
thân thuộc của nhân dân, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là bản sắc địa phương
Nam Bộ. Truyện thơ của ông kết hợp tính cổ điển bác học với tính dân gian, có bút
pháp lí tưởng hoá khi khác hoạ nhân vật chính diện và bút pháp tả thực khi miêu tả
nhân vật phản diện.
Nguyễn Dinh Chiểu là nhà nho tiết tháo, yêu nước. Tinh thần và khí tiết của
ông toả sáng trong buổi hoàng hôn của chế độ phong kiến, khi chính - tà lẫn lộn.
Thơ văn ông đứng hẳn về phía những người chính nghĩa yêu nước.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu nổi bật lên ba đặc điểm về nội
dung và hình thức.
Trong khi nhiều nha văn bác học triểu Nguyễn có xu hướng quay về với
truyền thống Hán văn, coi thường văn Nôm, thì Nguyễn Đình Chiểu lại chỉ sáng
tác bằng chữ Nôm, hướng về đông đảo quần chúng.
Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những
người nông dân trong văn học dân tộc, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh
hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng nho gia được đề cao thành một
thứ chính đạo, xem ra có vẻ bảo thủ giữa lúc tư tưởng giải phóng cá tính đã mạnh
lên từ thế ki XVIII. Song điều đáng chú ý là các tư tưởng ấy mang nội dung dao
nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước,
do đó có một ý nghĩa xã hội to lớn, khởi đầu cho một thời đại văn chương sử thi
mới sau này.

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

1. Hãy kể ra các sự kiện lớn trong cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và tác
động của chúng đối với sáng tác thơ văn của ông.
2. Kể tên các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn sáng
tác mà anh (chi) đã học và nêu quan niệm văn chương của ông.
3. Nguyễn Đình Chiểu là người mở đầu dòng văn học yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Hãy phân tích các tác phẩm tiêu biểu và nêu bật ý nghĩa của chúng đối với lịch
sử văn học Việt Nam.
4. Trình bày những đóng góp đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Đình
Chiểu cho văn học Việt Nam cuối thé ki XIX.

BÀI TẬP NÂNG CAO

Có ý kiến cho rằng Truyện Kiéu là tiểu thuyết bằng thơ còn Truyện Lục Vân Tiên
là truyện kể đậm màu sắc văn học dân gian. Sự phân biệt đó có ý nghĩa như thế
nào đối với việc đánh giá nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm ?  

Tin tức mới


Đánh giá

Nguyễn Đình Chiểu | Ngữ Văn Nâng Cao tập 1 - Lớp 11 - Giáo Dục Việt Nam

Tổng số sao của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Xếp hạng: 5 / 5 sao

Bình Luận

Để Lại Bình Luận Của Bạn

Ngữ Văn Nâng Cao tập 1

  1. Đời thừa( Nam Cao)
  2. Nam Cao
  3. Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
  4. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài ( Trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng)
  5. Luyện tập về tách câu
  6. Phỏng vấn trả lời phỏng vấn
  7. Tình yêu và thù hận ( Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch-xpia)
  8. Đọc kịch bản văn học
  9. Ôn tập về làm văn
  10. Ôn tập về văn học ( Học kì 1)
  11. Bài viết số 4 ( Kiểm tra tổng hợp cuối Học kì 1)
  12. Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
  13. Bản tin
  14. Luyện tập về từ Hán Việt
  15. Luyện tập viết bản tin
  16. Trả bài viết só 4
  17. Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác)
  18. Đọc thêm: Cha tôi ( Trích Đặng Dịch Trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ)
  19. Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  20. Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội
  21. Lẽ ghét thương ( Trích Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
  22. Chạy giặc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  23. Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
  24. Bài viết số 1 ( Nghị luận xã hội)
  25. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ( Nguyễn Đình Chiểu)
  26. Nguyễn Đình Chiểu
  27. Luyện tập về hiện tượng tách từ
  28. Tự tình ( bài II - Hồ Xuân Hương)
  29. Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát)
  30. Trả bài viết số 1
  31. Bài viết số 2 ( Nghị luận xã hội - Bài làm ở nhà)
  32. Câu cá mùa thu ( Thu điếu - Nguyễn Khuyến)
  33. Tiến sĩ giấy ( Nguyễn Khuyến)
  34. Đọc thêm: Khóc Dương Khuê ( Nguyễn Khuyến)
  35. Luyện tập về trường từ vựng và từ trái nghĩa
  36. Nguyễn Khuyến
  37. Thương vợ ( Trần Tế Xương)
  38. Đọc thêm: Vịnh khoa thi Hương ( Trần Tế Xương)
  39. Thao tác lập luận phân tích
  40. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về xã hội)
  41. Bài ca ngất ngưởng ( Nguyễn Công Trứ)
  42. Đọc thêm: Bài ca phong cảnh Hương Sơn ( Hương Sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh)
  43. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm thơ)
  44. Trả bài viết số 2
  45. Chiếu cầu hiền ( Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)
  46. Xin lập khoa luật ( Trích Tế cấp bát điều - Nguyễn Trường Tộ)
  47. Đổng mẫu ( Trích Sơn Hậu)
  48. Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
  49. Ngữ cảnh
  50. Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  51. Bài viết số 3 ( Nghị luận văn học)
  52. Hai đứa trẻ ( Thạch Lam)
  53. Cha con nghĩa nặng ( Trích - Hồ Biểu Chánh)
  54. Ngữ cảnh ( Tiếp theo)
  55. Luyện tập thao tác lập luận phân tích ( Về tác phẩm văn xuôi)
  56. Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
  57. Đọc thêm: Vi hành ( Nguyễn Ái Quốc)
  58. Thao tác lập luận so sánh
  59. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
  60. Hạnh phúc của một tang gia ( Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
  61. Đọc thêm: Nghệ thuật băm thịt gà ( Trích Việc làng - Ngô Tất Tố)
  62. Phong cách ngôn ngữ báo chí
  63. Trà bài viết số 3
  64. Chí Phèo ( Nam Cao)
  65. Đọc thêm: Tinh thần thể dục ( Nguyễn Công Hoan)
  66. Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
  67. Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận

Tin tức mới

Bộ Sách Lớp 11

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách Giáo Dục Việt Nam

Lớp 1

Sách giáo khoa dành cho lớp 1

Lớp 6

Sách giáo khoa dành cho lớp 6

Lớp 5

Sách giáo khoa dành cho lớp 5

Lớp 4

Sách giáo khoa dành cho lớp 4

Lớp 2

Sách giáo khoa dành cho lớp 2

Lớp 3

Sách giáo khoa dành cho lớp 3

Lớp 7

Sách giáo khoa dành cho lớp 7

Lớp 8

Sách giáo khoa dành cho lớp 8

Lớp 9

Sách giáo khoa dành cho lớp 9

Lớp 10

Sách giáo khoa dành cho lớp 10

Lớp 11

Sách giáo khoa dành cho lớp 11

Lớp 12

Sách giáo khoa dành cho lớp 12

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.